1. Chào mừng bạn đến với CLB Yêu Cổ Nhạc ANH EM ! Nếu đây là lần đầu bạn tham gia, để có thể cùng mọi người chia sẻ các vở cải lương hay hoặc thảo luận về các vấn đề trên diễn đàn vui lòng ĐĂNG KÍ thành viên !
Monkery - Sau ánh hào quang của nghệ sĩ lừng danh Sài Gòn một thuở
Bà ngồi lặng lẽ trên ghế đá trong khuôn viên của Viện dưỡng lão nghệ sỹ (quận 8, TP.HCM), đôi mắt xa xăm nhìn vào khoảng không vô định.



Ánh hào quang cuộc đời

Nghệ sĩ Thiên Kim (SN 1934) sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật. Nói cho đúng, thì ông cụ thân sinh của bà cũng từng làm kẻ "thử dạo" bước vào con đường này cho thoả ước mong một lần đứng trên sân khấu. Nhưng rồi sau đó, ông cũng nhanh chóng từ bỏ "ánh hào quang" bởi quan niệm nó quá phù phiếm, và cuộc đời thì cần nhiều điều thực tế hơn để sống. Rồi người cha ấy cũng bỏ gia đình ra đi, khi đó cô bé Thiên Kim vừa tròn một tuổi.

Bà chưa đủ lớn để biết rằng từ đó bà sẽ mất đi chỗ dựa vững chãi nhất, cũng chưa đủ để cảm nhận được sự mất mát lớn lao trong đời người khi không có người cha bên cạnh. Mẹ bà, người phụ nữ vĩ đại nhất mà bà từng biết đã một mình nuôi ba đứa con khôn lớn. Chưa một lần, bà thấy mẹ khóc. Cũng chưa một lần, bà thấy mẹ kêu than, dù cuộc sống của một phụ nữ nghèo khó với một nách ba đứa con.

Nghệ sĩ Thiên Kim chia sẻ: "Thời đó, chiến tranh loạn lạc, đất nước ngập chìm trong mưa bom bão đạn, mẹ của tôi phải làm đủ thứ nghề để có tiền đong gạo. Tôi là con gái út, nên phần nào được mẹ và các anh chị ưu ái, nhưng không vì thế mà tôi đỡ vất vả hơn. Chưa đầy 5 tuổi, tôi phải ở nhà một mình cho mẹ đi chợ, anh chị đi làm thuê. Lớn lên một chút, tôi lân la đến các rạp hát gần nhà xem người ta tập kịch, rồi dần dần những câu hát cải lương, những vai diễn ngấm vào máu thịt tôi lúc nào không hay. Năm tròn 8 tuổi, tôi một mực đòi mẹ cho theo đoàn Năm Châu học hát. Mẹ tôi ban đầu nhất quyết chối từ, bởi nỗi ám ảnh về cái nghiệp "xướng ca vô loài, bởi những gian truân cuộc đời và nỗi ám ảnh về người chồng có máu nghệ sỹ nửa vời đã khắc sâu vào tâm khảm bà".



Nghệ sĩ Thiên Kim với người hâm mộ.


Nghệ sĩ Thiên Kim tâm sự rất thật rằng: "Lúc ấy, chỉ bằng niềm đam mê cháy bỏng, tôi mới thuyết phục được mẹ cho theo đuổi con đường nghệ thuật". Từ đó, bà đi theo đoàn hát. Những ngày đầu bà là đào con, thường đóng vai trẻ con hoặc sẽ đóng vai lính hay con hầu. Suốt thời gian dài, bà đi theo đoàn hát chỉ được nuôi ăn hai bữa cơm và chút tiền phụ cấp ít ỏi, bởi những gánh hát ngày xưa kinh tế chật vật, người ta đi hát vì đam mê, vì cái nghiệp đã vận vào thân chứ không phải làm nghệ thuật vì tiền. Nhưng không vì thế mà bà nản chí.

Mỗi đêm sau khi cánh màn nhung khép lại, cả đoàn ai nấy đều đi ngủ sau một ngày làm việc vất vả, bà vẫn một mình miệt mài tập trong bóng tối, để mong một ngày nào đó mình được đóng một vai, dù là vai phụ thôi cũng được, ít ra cũng được ca vài câu ngắn, chứ không phải chỉ dạ vâng như mấy vai tên lính và con hầu.

Trời cũng không phụ lòng bà. Năm 22 tuổi, bà được làm đào chính. Bà còn nhớ như in vai chính đầu tiên bà được đóng, đó là vai Điêu Thuyền trong vở cải lương Lữä Bố - Điêu Thuyền. Khi đêm diễn đầu tiên kết thúc, được nghe tiếng vỗ tay rầm trời của khán giả, bà đã muốn trào nước mắt, nhưng bà cố kìm nén lại để diễn tròn vai. Sau khi diễn xong, bà chạy vội ra ngoài và khóc như chưa từng khóc. Với bà, niềm hạnh phúc vô bờ bến ấy không cảm xúc nào có thể diễn tả nổi. Vai Điêu Thuyền từ đó trở thành vai diễn làm nên danh tiếng của bà.

Ngày đó, đi bất cứ nơi đâu, người dân miền Tây Nam bộ đều nhắc tên bà như một thần tượng, bởi bà nhập vai Điêu Thuyền quá ngọt. Bà lâng lâng trong cảm xúc, nhưng không vì thế mà bà ngủ quên trên chiến thắng. Sau đó được giao nhiều vai chính nữa, nhưng vai Điêu Thuyền vẫn là vai bà nhớ nhất.

Có lẽ, bà sẽ mãi mãi chỉ là một cô đào cải lương trên sân khấu, nếu như không có một ngày một người bạn nói nhỏ vào tai bà mời đi thử vai để đóng phim. Ngày đó, bà còn chưa biết cái máy quay phim ngang dọc như thế nào, nhưng cứ nghe được đóng phim là sướng rơn nên đi thử xem sao. Dù lúc đó, hơn chục năm đứng trên sân khấu, nhưng bà vẫn cảm thấy ngại ngần khi đi thử vai.

Bà còn nhớ bà cứ thập thò ngoài cửa mãi, tận tới khi người ta lần lượt ra về hết bà mới mon men lại gần đạo diễn xin được thử vai. Đạo diễn nhìn bà từ đầu xuống chân. Có vẻ như, ông đã nhìn ra thần thái để trở thành diễn viên trên màn ảnh của cô đào Thiên Kim. Nhưng bằng sự chuyên nghiệp của một đạo diễn, ông vẫn muốn bà thử vai. Sau đó, bà được cái gật đầu đầy mãn nguyện của đạo diễn, và vai đầu tiên bà được xuất hiện trên màn ảnh là vai chính trong phim Huyền Trân Công Chúa.

Nghệ sĩ Thiên Kim tâm sự: "Ngày đó, đóng phim không được như bây giờ, máy móc thiết bị hỗ trợ diễn xuất không có, mọi thứ phải thật, tôi cũng không được học hỏi diễn xuất. Khi đọc kịch bản, được đạo diễn hướng dẫn cho một chút, người diễn viên phải tưởng tượng ra nhân vật đó sẽ như thế nào và diễn. Nhưng tôi hoàn thành xuất sắc vai diễn chỉ trong một thời gian ngắn, bởi thật ra thời của tôi, tự trau dồi nghề nghiệp là chính chứ cũng chưa có ai được học qua trường lớp mà học hỏi lẫn nhau. Lâu lâu đi xem phim rồi học người ta, cái nào hay thì tiếp thu, cái nào dở thì bỏ qua". Cứ vậy mà bà thành danh, cả trên sân khấu lẫn truyền hình. "Ngay cả hiện nay, ở tuổi 78, tôi vẫn bận rộn với những vai diễn trên sân khấu và lời mời đóng phim", bà tâm sự.




Nghệ sĩ Thiên Kim trong một vai diễn.

Tình nghệ sỹ như bến đậu phù du?

Khi nói về nghệ thuật, chúng tôi có cảm giác như bà nói không muốn ngừng, cái dòng cảm xúc ấy như mạch nước lớn mạnh và bất tận đang trào dâng trong con người nghệ sỹ đáng kính ấy. Nhưng khi nói về hạnh phúc và tình yêu, bà dường như chùng lại. Đôi mắt bà mênh mang một nỗi niềm không thể gọi thành tên. Bà nói cuộc đời bà cũng như dòng sông vậy, lúc hiền hòa, khi cuộn sóng. Nhưng theo bà nghĩ, thì cuộc đời của nghệ sỹ đa số hạnh phúc chỉ là phù hoa, bởi ông trời không cho ai được toàn vẹn, họ có tình yêu vô bờ bến của những khán giả yêu mến mình, thì trong cuộc đời tư, hạnh phúc cũng ít khi trọn vẹn.

Theo nghệ sĩ Thiên Kim, ngày nhỏ bà xác định sẽ chỉ có duy nhất một người đàn ông, và cũng mong mãi mãi sẽ giữ vững cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. Hơn ai hết, bà sợ sự đổ vỡ, sợ con cái mình sẽ tổn thương. Nhưng hạnh phúc không như bà mong muốn, người chồng đầu tiên của bà không may qua đời khi đứa con mới chào đời được 3 tháng. Một mình nuôi con, phải tha con theo những đêm diễn triền miên khắp mọi miền đất nước. Có những lúc, bà nghĩ hay mình bỏ nghề đi, nhưng máu nghệ sỹ trong bà lại trỗi dậy, và cổ vũ bà tiếp tục những cuộc hành trình rong ruổi với con đường nghệ thuật đầy chông gai của mình.

Sau đó, có người đàn ông thương bà, thương phận cô đào hồng nhan đa truân, chuyên diễn những vai công chúa hoàng hậu trên phim, nhưng ngoài đời biết bao gian nan cực khổ, nên đã về gánh chung vất vả cùng bà. Nhưng buồn thay, hạnh phúc này rồi cũng bỏ bà ra đi. Con cái giờ đã trưởng thành, có gia đình riêng, nhưng đứa nào cũng nghèo. Quay đi ngoảnh lại, bà mới nhận ra bà chẳng có nổi một mái nhà để nương thân. Rồi bà xin được về nương náu nơi viện dưỡng lão nghệ sỹ này, ngày ngày thảnh thơi ngồi nhìn dòng người qua lại trên con hẻm nhỏ, lâu lâu con cái đến thăm, mua cho mẹ chút quà rồi hối hả ra đi trên hành trình mưu sinh nhọc nhằn.


Nguoiduatin
Monkery - Hạnh phúc của đôi nghệ sĩ khiếm thị bán vé số
Một người có ngón đờn tài hoa, một người có giọng ca mùi mẫn, họ vô tình gặp nhau trên đường đời xuôi ngược. Đồng cảm vì cùng cảnh ngộ, họ đã trở thành đôi "nghệ sĩ" nghiệp dư hoàn hảo.

Thành tri âm dù không biết mặt

"Vô tình gặp bạn tri âm", đó là câu nói vui miệng mà ông Trần Văn Nu (SN 1951) đã chia sẻ khi nghe chúng tôi mạo muội nhận xét về "ngón" đờn ghi - ta phím lõm của mình. Và đó cũng chính là câu nói giúp ông và người đàn bà ấy đã đến được với nhau...

Tâm sự với chúng tôi, ông Nu kể, trước đây, khi còn ở quê nhà Tây Ninh, ông rất hay đánh đờn phục vụ hàng xóm mỗi khi có lễ, tiệc. Bốn năm trước, hàng ngày đi hát, ông chỉ chăm chú cho ngón đờn của mình mà không hề chú ý đến bất cứ giọng hát nào. "Tôi khiếm thị, có nhìn thấy gì đâu nên chẳng cần và cũng chẳng muốn biết tên ca sĩ nào hát cùng mình", ông Nu bảo.

Thế mà hôm đó, khi nghe lời ca dạo đầu của một bài vọng cổ theo điệu "Lưu thủy trường" (một bản đờn ca Tài tử, cải lương Nam Bộ - PV) được cất lên từ giọng hát "lạ" của một "cô gái", ông Nu như bị hút hồn. "Đó là giọng ca có nội lực. Cô ấy đã khiến khán giả "ngất lịm" vì tiếng hát. Chúng tôi kết hợp rất ăn ý nên nhiều người yêu cầu hát tiếp mấy bản nữa", ông Nu kể lại câu chuyện đầy phấn chấn như đang trở lại cái ngày định mệnh đó.



Và lời ca tiếng nhạc được cất lên như một tâm sự về cuộc đời.


Khi tan buổi biểu diễn, có người nói vui rằng: "Ông Nu hôm nay vô tình gặp bạn tri âm rồi nghe"!. Có lẽ, chính nhờ cái duyên đó mà hai người đã trở thành đôi nghệ sĩ "nghiệp dư" kết hợp với nhau ăn ý nhất. Họ cùng mang lời ca tiếng nhạc rong ruổi khắp nơi để mưu sinh qua ngày.

Được biết, năm lên 3 tuổi, dịch bệnh đậu mùa biến chứng đã cướp đi "ánh sáng" của đôi mắt ông. Trùng hợp sao, vợ ông bây giờ là bà Phạm Thị Thùy Dung (SN 1947) cũng bị bệnh dịch này khiến thị lực chỉ còn ở mức 2 - 3/10. Từ nhỏ, ông Nu đã mê vọng cổ cải lương. Thấy cậu bé chăm chú nghe từng tiếng đờn, có người thương tình đã chỉ dạy ông ngón đờn ghi-ta phím lõm. Ông tâm sự: "Tôi rất "khoái" ngón đờn của nhạc sĩ Văn Vỹ, Văn Giỏi, Khải Hoàn,... (những tay đờân ghi-ta phím lõm vang bóng một thời những thập niên 60-90). Hồi đó, mỗi lần nghe mấy ổng đờn trên đài hay trong băng, đĩa là tôi "chết lặng". Rồi tôi cũng so dây nắn phím học theo".

Sớm sống trong thế giới không có ánh sáng nên khả năng cảm âm của ông rất tinh tế và sâu sắc. Chính vì vậy, tiếng đờn của ông cũng ngày một u sầu, ảáo não. Những nốt nhạc ghi-ta phím lõm được ông nhấn nhá rất trữ tình và da diết. Nó đạt đến độ chín, độ mùi mẫn không thua kém các bậc danh cầm.

15-16 tuổi, ông Nu đã bắt đầu đi đờn cho các đám tiệc trong xóm. Tiếng đờn "sầu" của ông cũng vô tình "hút hồn" một cô gái. Cô bỏ ngoài tai sự phản đối của cha mẹ, sự mỉa mai của người đời mà chấp nhận đến với ông sống đời chồng vợ. Tuy nhiên, sau này hai người đã không đến được với nhau.

Nói về bà Dung, bà cũng đã trải qua một đời chồng. Chồng trước của bà cũng khiếm thị, cũng dân đờn ca- tài tử. Vợ chồng bà Dung cũng hơn chục năm trường bôn ba khắp Nam kỳ lục tỉnh đờn ca dạo và bán vé số mưu sinh. Bà thuộc hàng trăm bản vọng cổ và trích đoạn cải lương nổi tiếng từ trước năm 1975. Người bà ái mộ nhất là nữ nghệ sĩ Phượng Liên (một danh ca nổi tiếng những thập niên 60-90). Thần tượng của bà Dung có giọng "đồng" và khả năng ca ngâm mùi mẫn, luyến láy tài tình. Tuy nhiên, sau này, chồng cũ của bà Dung đã mất vì bệnh.

Bà Dung kể, hồi đó, có lần cùng người chồng quá cố đờn hát trong một đám cưới ở Mộc Hóa (Long An). Hát xong, có người phụ nữ từ nhà bếp chạy lên bảo: "Trời đất ơi! Con nghe cô hát mà tưởng là một cô gái trẻ. Cô hát truyền cảm quá". Rồi lần đi Năm Căn (Cà Mau), có chàng thanh niên nọ nghe bà hát tưởng là một cô gái tuổi trăng tròn. Anh ta quyết định mở chiếc nón bà đang đội ra để "xem mặt". Thấy bà đã có tuổi và khiếm thính, anh ta ngượng ngùng xin lỗi...

Bây giờ, mỗi lần bà Dung và ông Nu xuất hiện ở các bệnh viện, bến xe, những người xe ôm, bảo vệ, người nhà bệnh nhân, hành khách... cứ đi theo để xem hai "nghệ sĩ" biểu diễn. Có người mộ điệu không ngại bỏ ra 200 - 500 ngàn đồng xem hai người đờn ca và quay phim làm kỷ niệm. "Nhưng vui và đáng trân trọng nhất là có người mua vé số xong, họ xin địa chỉ rồi tìm đến phòng. Họ đến để được một mình nghe chúng tôi đờn hát", bà Dung vui vẻ cho biết.








Mỗi ngày đôi "nghệ sĩ" rong ruổi khắp nẻo đường của thành phố vừa "biểu diễn" vừa bán vé số mưu sinh.

Tiếng tơ đồng oán than

Hiện nay, hai ông bà "ngụ cư" gần khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa (Bình Tân). Trong căn phòng trọ ọp ẹp, bộn bề đồ đạc nhưng cây đờn ghi-ta phím lõm, chiếc loa và cái micro, phương tiện mưu sinh đã cũ được ông bà nâng niu hơn cả.

Nhiều người nghĩ, hai ông bà đi bán vé số, sống vui vẻ, hạnh phúc trong căn phòng có giá 1 triệu đồng một tháng là "ổn", là thanh bần. Nhưng không ai biết được nỗi vất vả của họ. Bởi, đối với một người bình thường, mưu sinh trong thời buổi này đã khó nói gì đến hai "nghệ sĩ" khiếm thị.

Bà Dung tâm sự: "6h sáng, chúng tôi bắt xe buýt đến một điểm nào đó rồi xuống và đi bán. 2h, vợ chồng mới về nhà. Mỗi ngày chúng tôi bán được 150 vé số, tiền lời 180 ngàn đồng. Ngày nắng thì vậy nhưng ngày mưa thì ế lắm! Có khi đi rồi lại phải quay về". Một sự thật đáng buồn hơn là ông bà đã rất nhiều lần bị lừa, bị cướp giật ngoài đường. Thậm chí, họ còn bị kẻ gian đột nhập vào phòng lấy hết vé số. Lúc đó, hai ông bà phải gồng mình, chắt bóp tiền trả góp cho đại lý vé số. Hôm chúng tôi đến, hai người còn chưa trả hết tiền góp vì mới bị giật vào mấy ngày trước. "Buồn nhất là có người không tin mình mù. Họ giở nón, lấy mắt kính ra xem...", ông Nu nói mà từ trong khóe mắt "vô sắc" ngấn ra những giọt lệ buồn.

Ông bà cũng cho biết, hiện nay có nhiều người giả tàn tật để lợi dụng lòng tốt của mọi người. Tuy nhiên, với đôi "nghệ sĩ" già này, họ còn sức thì còn đi hát rong, còn đi bán vé số. Ông bà tự nhủ, mình tự nuôi sống bản thân được nên không muốn lợi dụng hay phụ thuộc vào ai cả.

Gió ngoài sông hiu hiu thổi, cánh cửa phòng trọ lắc lư, một cảm giác mênh mang quen thuộc khiến chúng tôi liên tưởng đến ngày xuân đang về. Hỏi về Tết, ông bà thoáng buồn buồn: "Tết năm rồi, chúng tôi về nhà được hai ngày thăm con cháu. Cho chúng ít tiền lì xì rồi quay lại Sài Gòn. Có năm túng thiếu không muốn về nhưng làm người phải biết tổ tiên. Chúng tôi lặn lội về quê thắp cho ông bà nén nhang cho phải đạo".

Riêng về nơi ngụ cư hiện tại, ông bà lạc quan cho biết: "Ở dãy phòng trọ này toàn dân tha hương nên cứ tụ hợp với nhau đờn ca giao lưu cùng chung vui cái Tết. Có không khí lắm chứ". Khi chúng tôi chuẩn bị ra về, hai "nghệ sĩ" không quên tặng một làn "Lưu thủy trường" trong vở "Đêm lạnh chùa hoang". Giọng "kim" của nữ "nghệ sĩ" hát rong cùng ngón đờn "sầu" của "tài tử" khiếm thị vừa cất lên thì có mấy "khán giả" vây quanh phòng để thưởng thức...



Không muốn dựa dẫm vào các con

Được biết, ông Nu và bà Dung có 4 người con, hai trai hai gái. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình khốn khó nên hai người không thể lo cho con cái ăn học đến nơi đến chốn. Hiện nay, mặc dù các con ông bà đã trưởng thành nhưng cuộc sống cũng rất khó khăn. Hàng ngày, họ phải đi làm thuê làm mướn đây đó kiếm sống, không thể chăm lo cho bố mẹ được. Ông Nu tâm sự: "Hai bác bị như thế này nên không lo cho con cái chu toàn được. Tụi nó cũng sống khổ lắm nên chúng tôi phải tự mưu sinh. Chỉ mong sao sau này chúng sẽ thoát khỏi cảnh nghèo khó".



Nguoiduatin
Monkery - Danh ca một thuở bán vé số mưu sinh ở tuổi 80
Tình cờ đọc báo trên mạng thấy tin này sao buồn quá . Mang về cho mọi người cùng xem

Nghệ sĩ cải lương Phi Hùng năm nay đã ngoài 80 tuổi. Lúc còn ở đỉnh cao sự nghiệp, ông từng biểu diễn khắp nơi và được hàng ngàn người mến mộ. Vậy mà lúc về già, người nghệ sĩ ấy hàng ngày phải lê từng bước khó nhọc đi bán vé số tự mưu sinh.


Sống chết với nghề "xướng ca vô loài"

Nghệ sĩ Phi Hùng tên thật là Trần Thanh Hùng, sinh năm 1932, quê gốc Phụng Hiệp (Hậu Giang). Hiện ông đang sinh sống tại căn nhà nhỏ ở khu vực IV (phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Ông sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, cả gia đình chỉ biết đến con trâu cái cày. Nhưng chính lời ru của những người phụ nữ nơi thôn quê và câu hát ca cổ ngọt lịm đã in sâu vào tâm trí của chàng trai trẻ. Lên 18 tuổi, nghệ sĩ Phi Hùng quyết chí lập nghiệp với nghề mình đã chọn là trở thành một kép hát cải lương nổi tiếng.




Nghệ sĩ Phi Hùng lúc còn trẻ.


Ngày ấy, nghệ sĩ Phi Hùng lang bạt khắp các tỉnh miền Tây để tìm cơ hội đi hát. Lận đận một thời gian không tìm được chốn dung thân nên ông quyết chí lên Sài Gòn lập nghiệp. Nghệ sĩ Phi Hùng nhớ lại, ngày đó, ở Sài Gòn, những nghệ sĩ trong giới nhìn ông bằng nửa con mắt. Họ không coi trọng chàng trai có cái vẻ hai lúa với bộ quần áo bà ba đen đúa cùng chiếc khăn rằn quấn cổ cũ kỹ. Nhưng vượt qua những tủi hờn bản thân, ông quyết chí thực hiện ước mơ được hát cải lương. Có lẽ, ông trời đã thương khi cho ông giọng ca truyền cảm mùi mẫn và cái năng khiếu biết đánh nhiều nhạc cụ trong dàn nhạc tài tử.

Một thời gian ngắn sau, nghệ sĩ Phi Hùng đã được nhận vào đoàn cải lương Tiếng Chuông Vàng. Đây là một trong những đoàn hát có tiếng tăm bậc nhất lúc bấy giờ. Sau nhiều năm miệt mài đi biểu diễn khắp nơi, tên tuổi của nghệ sĩ Phi Hùng đã bắt đầu được khẳng định. Những vở diễn của ông luôn kéo hàng ngàn khán giả đến với sân khấu cải lương như: Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Võ Đông Sơn - Bạch Thu Hà, Đường Gươm Nguyên Bá... Từ đoàn cải lương Tiếng Chuông Vàng, nghệ sĩ Phi Hùng còn theo nhiều đoàn hát nổi tiếng khác để đi biểu diễn từ Bắc chí Nam như đoàn cải lương Hậu Giang, Sông Hậu, Tây Đô... Và, nơi ông ở lại lâu nhất là đoàn Kim Chưởng (12 năm).

Lúc gia nhập đoàn cải lương Kim Chưởng cũng là thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp cải lương của ông. Mỗi khi được lên sân khấu, nghệ sĩ Phi Hùng như được thăng hoa cùng với các nghệ sĩ khác như Diệp Lang, Phương Quang, Phượng Liên, Thành Được, Út Bạch Lan... Thời đó, cuộc sống của anh em nghệ sĩ còn rất khó khăn nhưng ai nấy đều vui vẻ, hết lòng với nghề.

Ngày ấy, cuộc sống của một người nghệ sĩ cải lương lang bạt nay đây mai đó, Đoàn hát chính là gia đình của người nghệ sĩ và đồng nghiệp là anh em. Chuyện lập gia đình của ông Phi Hùng gần như bị quên lãng mặc dù nổi tiếng điển trai tài tử và được rất cô gái thầm yêu trộm nhớ. Tuy nhiên, có lẽ, việc quá tâm huyết với nghề đã khiến ông không còn thời gian và tâm trí nghĩ đến chuyện lập gia đình. Mãi đến khi bước tới độ tuổi tứ tuần, khi đã chuyển đến đoàn cải lương Hậu Giang để phục vụ người dân quê nhà, ông mới gặp được người vợ của mình là bà Trịnh Thị Ngọc Anh. Lúc bấy giờ, bà Ngọc Anh là nhân viên bán vé kiêm hậu cần trong đoàn hát Hậu Giang. Ông tâm sự: "May mắn nhất trong cuộc đời của tôi là được gặp vợ. Chúng tôi đã gắn bó với nhau gần 40 năm qua và chưa một lần to tiếng. Lúc tôi bị tai biến, mặc dù cũng mang nhiều bệnh tật trong người nhưng bà đã miệt mài chăm sóc thuốc thang. Nhờ vợ mà tôi lại có thể sống được đến bây giờ".




Vợ chồng nghệ sĩ Phi Hùng.


Vinh quang chỉ còn là quá khứ


Năm 1979, nghệ sĩ Phi Hùng chuyển về công tác về Đài Phát thanh Truyền hình Cần Thơ. Ông phụ trách chuyên mục cải lương, cổ nhạc phục vụ cho bà con nghe đài quê nhà. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua, gia đình hạnh phúc với ba đứa con trưởng thành ngoan ngoãn. Mọi chuyện bắt đầu khó khăn hơn khi vào năm 2004, khi ông bị tai biến mạch máu não. Đây thực sự là một cú sốc khiến nghệ sĩ Phi Hùng không thể tiếp tục với con đường nghệ thuật của mình.

Sau cơn bạo bệnh, nghệ sĩ Phi Hùng bị liệt một tay và một chân. Miệng ông bỗng nhiên méo đi và nói không được rõ ràng nữa. Di chứng nghiệt ngã này coi như một dấu chấm hết đối với một nghệ sĩ đa tài. Suốt 2 năm kiên trì chữa trị, ngày nào ông cũng phải châm cứu, uống thuốc và tập luyện. Một thời gian sau, may mắn là bệnh tình của ông cũng thuyên giảm phần nào. Hiện tại, ông đã có thể nói lại bình thường nhưng một cánh tay và chân trái thì vẫn bị liệt. Số tiền dành dụm được mấy năm qua đều dồn hết để chữa bệnh.

Vì vậy gia đình ông chìm trong khó khăn. Hai người con lớn của ông, một trai một gái đã lập gia đình và sinh sống ở tận Châu Đốc (An Giang). Hoàn cảnh của họ cũng không khá giả nên chẳng thể đỡ đần cho bố mẹ. Đứa con gái út vốn sống cùng ông bà bao nhiêu năm qua lại vừa qua đời vì bị căn bệnh ung thư. Mất đi một nơi để nương tựa, ông Hùng cùng vợ phải tự bươn chải để kiếm sống qua ngày.

Ba năm trước, ông Hùng cùng vợ vay mượn bạn bè thân quen được một ít tiền để lấy vé số đi bán. Đôi chân không còn vững chãi, cầm xấp vé số đi bán đối với ông là một việc làm hết sức khó khăn. Ông chỉ bán ở khu vực quanh nhà vì không thể đi xa được. Bán được một thời gian, ông được một người bạn thương tình tặng lại cho đôi nạng 4 chân. Đôi nạng này được thiết kế bánh xe ở dưới giúp ông di chuyển thuận tiện hơn phần nào. Nhờ vào đôi nạng đó, ông có thể đi bán xa và bán được nhiều hơn. Vợ ông mặc dù bị bệnh viêm khớp hành hạ nhưng cũng gắng sức cùng chồng bôn ba ngoài đường kiếm sống. Hai vợ chồng mỗi ngày bán được hơn trăm tờ vé số cũng đủ để đắp đổi qua ngày. Nhưng cách đây nửa năm, đôi chân của bà Ngọc Anh đã không còn gắng gượng được nữa. Bà không thể đi nhiều được vì những cơn đau nhức hành hạ. Thương vợ, ông Hùng khuyên bà ở nhà và một mình đi bán vé số.





Vợ chồng nghệ sĩ Phi Hùng lúc trẻ.

Hàng ngày cứ 4h sáng, người nghệ sĩ ngày nào lại thức dậy với xấp vé số trên tay và rong ruổi khắp phố phường. Ông Hùng tâm sự: "Mình đau yếu, đi đứng không lại với người ta nên phải đi sớm thì mới có cơ may bán được vé. Một phần cũng nhờ anh em thương tình mua giúp nên một ngày cũng bán được 70, 80 tấm vé". Mỗi ngày, ông đi bán suốt buổi sáng đến tầm trưa mới về nhà nghỉ ngơi. Đến chiều, có vé số mới, ông Hùng lại tiếp tục đi bán đến 9h tối mới về.

Cuộc sống của nghệ sĩ Phi Hùng và vợ hiện nay đang rất khó khăn. Vì sức khỏe mỗi ngày một yếu nên nhiều lúc ông phải nghỉ ở nhà tĩnh dưỡng. Bữa cơm của hai vợ chồng già có khi chỉ ăn kèm với mắm muối. Cuộc sống tuy vất vả khó khăn nhưng tình cảm sắt son của hai vợ chồng già khiến nhiều người dân vô cùng thương cảm và ngưỡng mộ.



Ước mơ một lần cuối được đứng trên sân khấu


Hơn 50 năm cống hiến hết mình cho nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Phi Hùng đã diễn không biết bao nhiêu vở tuồng, đã vào vai bao nhiêu số phận. Tuy nhiên, ông không thể ngờ có một ngày mình lại lâm vào hoàn cảnh bi đát đến vậy. Và, cái thành quả sau gần nửa thế kỉ hoạt động nghệ thuật nhưng đến lúc cuối đời lại vất vả mưu sinh kiếm sống, nhiều lúc nhìn lại cuộc đời, ông Hùng không khỏi chạnh lòng. Những lúc xem ti vi, nhìn thấy các nghệ sĩ trẻ tuổi ca hát ông lại thấy lòng nao nao như được sống lại thời vàng son. Nghệ sĩ Phi Hùng buồn rầu cho biết: "Nếu tay trái tôi không bị liệt dù không thể hát được như xưa nhưng tôi vẫn có thể đàn trong dàn nhạc tài tử. Nếu như vậy, tôi có thể chìm đắm trong loại hình nghệ thuật mà mình theo đuổi đến cuối đời".


(Nguoiduatin.vn)
Monkery - MỜI ỦNG HỘ DVD: Võ Minh Lâm- Hoài Nhung
Sao con ko liên hệ công ty Khải Hoàn Bảo để mua đỉa về xem cho đã ! Nói vậy chớ để hôm nào rãnh dì sẽ up lên cho !
Muốn mua .........

Hic !! Công ty đó ở mô

Lên google tìm hổng thấy chị ơi !! Chỉ dùm có hậu tạ .
Monkery - Off 27 - Chuẩn bị...
. cho đủ thời gian 3h au về đến nhà 3h30 nướng chân gà nhậu tiếp .
Ui !!... Jà òi .. Răng mô ?? Mừ gặm cẳng gà

Mần dĩa chem chép nướng mỡ hành ... không thơm râu sao ??
Monkery - Chương Trình: Giỗ Tỗ Sân Khấu 2011
Cái này Mem down được rồi, sẽ edit lại và bắt lên sớm cho bà con xem. hihi
Admin có khác !!!

Có thể anh mần cái hướng dẩn trong Topic tin học về loại Link này .... sau này mọi người biết cách down
Monkery - Off 27 - Chuẩn bị...
off 27 nầy sao thấy đào kép mình đăng kí tham gia ích quá .
ung dự định là kì nầy chỉ tham gia ăn nhậu . nhưng gánh hát đã lỡ bán vé mà đào kép ko đủ để phục vụ cho chương trình vậy minhphung . xin đăng kí 1 bài vọng cổ của sg vienchau được mang tên .????????????????minhph


đêm lạnh trong tù . bài hát nầy cũng có rất nhiều người muốn nghe lại THANHDUOC ca nhưng ko tìm được giọng ca TĐ . OFF 27 nầy 10cuong sẽ lột hết .... . ra để cống hiến những ai thích bài ĐÊM LẠNH TRONG TÙ .8->
Chỉ có lời thôi được không anh


Bao đêm thức nhìn gió lùa sương khuya,
lòng buồn rời rợi bâng khuâng vấn vơ,
ôi tâm trí bàng hoàng như mơ,
có ai đâu mong chờ, trời đêm tẻ ngắt như tờ
Bao nhiêu bóng hình trở về tim ta,
đời tàn buồn lặng theo năm tháng qua,
ai nỡ để ngàn sầu cho ta,
nhớ thương mi lệ nhòa, ngoai sân nghiên bóng trăng……..tà

1)…..Tôi với em là gió là mây là hoa là bướm gió thoảng mây trôi hoa tàn bướm rủ mới yêu nhau em đã phụ nhau…….rồi
Lỡ ván cờ yêu tôi biết khóc hay cười, tôi là một con thuyền không định hướng, nên lượng sóng đời cứ vùi dập nổi trôi, đến khi tỉnh giấc mơ thì ảo ảnh quanh tôi đã mất cả rồi, mất danh vọng, mất tiền tài, mất luôn cả người yêu thường nói với tôi những lời ân ái…ơ.. ơ..

2)….Em ơi, nếu hết yêu nhau xin hảy vì tôi mà thản nhiên câm lặng đừng để chử ân lại hóa ra thù, tôi đếm thời gian qua ngưởng cửa lao tù, tim của tôi thêm một lần dày dạng, khóe mắt lại một lần đẩm lệ sầu tư, biết nhau gần một năm dư, ngày may hoa mộng đợi chờ đôi ta, ngờ đâu trời nổi phong ba, đang buổi đậm đà em lại phụ tình anh….ơ.. ơ.. ơ..

Chứng kiến đời tôi cảnh hợp tan
Mấy phen tròn khuyết ánh trăng vàng
Đêm nay giữa bức tường lao lý
Trăng lặng lâu rồi… lệ chứa chan

4)….Có gì buồn hơn nổi lòng cô quạnh với kẻ ngồi thao thức suốt canh khuya với đêm lạnh trong……tù
Qua chấn song thưa gió thổi vụt vù, gió đêm nay lạnh hơn nhiều đêm khác, thuở chúng ta còn nói chuyện ngàn sau, đầu tiên biết nói tiếng yêu, nhìn em tôi thấy mỹ miều làm sao, đến khi đã hết yêu nhau, chữ thương đổi lại bằng câu giận hờn.

5)….Bao nhiêu bóng hình trở về tim ta, đời tàn buồn lặng theo năm tháng qua, ai nỡ để ngàn sầu cho ta, nhớ thương mi lệ nhòa, ngoài sân nghiên bóng trăng tàn, mấy cánh thơ đi rồi vẫn trả lại cho mình, thơ của tôi là những lời đoạn tuyệt, em chớ hiểu lầm tôi năn nĩ cầu xin, nữa bản nhạc tình của buổi đầu tiên, em hảy dạo lại cho muôn người thưởng thức, đời của tôi đã mất đi nguồn hạnh phúc, kể từ khi tôi nếm chử lao tù.

6)….Nữa khuya thức giấc nhìn sao, qua khoảng cách của đề lao tâm tối, sao rụng từ lâu ngoài không gian giá buốt thế mà tôi vẫn còn thao thức mộng về đêm, em ơi đừng mang dày dò cho tan nác con tim, bởi lòng anh đã rắn lại sau những cơn giông bảo, vì từ khi anh biết niếm qua mùi lao lý, thì hình bóng của em đối với anh nay củng đã phai mờ,

Anh nhớ ngày xa xưa
Khi ta còn chung bóng
Nay hết rồi em ơi
Bẻ bàng câu ân ái
Khiến anh nói không nên lời



(Xin nói thêm bài Đêm Lạnh Trong Tù và bài Vợ tôi đi lấy chồng (SG:Viễn Châu).
Thành Được ở tù lúc năm 1963 khi Quân đội Sài Gòn đảo chánh Ngô Đình Diệm...)

Có một bài của cố nghệ sĩ Thành Được . Nghe cũng tâm trạng lắm

http://www.youtube.com/watch?v=KGahDLDCqSo
Monkery - Bộ Sưu Tập Ảnh đẹp của Nghệ sĩ Thanh Nga
Lúc chị diển Vở tuồng tiếng Trống Mê Linh ai trong chúng ta không thấy hãnh diện vì chị đã nêu cao nghĩa khí của Người Đàn Bà Việt Nam, thông minh tài Trí khi đối đáp với tướng giặc, nhưng biết nhường một bước khi ganh đua võ thuật với Tướng Tàu mà dấu kín thực tài chỉ để xử dụng khi ra trận, đối mặt với quân thù. Rồi Ai trong chúng ta không xúc động với cảnh chia tay với chồng , lúc Thi Sách( nghệ sỉ Thanh Sang) lên đường ra trận, dỏi bóng trăng chị cùng chồng thề nguyện vì Nợ Nước tạm gác lại Tình Nhà, bây giờ nhắc lại chúng ta cũng thấy xúc động vì chị diển quá nhập vai, quá hay.
Tuyệt vời hơn nữa là cảnh Trưng Trắc Tế sống Chồng trước thành Liên Lâu, mà tôi thấy Chị vẫn là người diển xuất sắc nhất ,vì sau này có những nghệ sỉ khác diển lại vai này nhưng không sao bằng chị.
Trong vở Cải Lương Thái Hậu Dương Vân Nga, chị cũng được báo chí khen ngợi, đang lúc Tuổi đời còn trẻ, Sự nghiệp đang lên, khán giả Miền Nam không ai không biết đến chị thì chị bị bắn chết cùng chồng ngay trước cữa nhà mình, đúng như câu kiều của Cụ Nguyễn Du :
Trăm năm trong cỏi người ta,
Chữ Tài chữ mệnh khéo là ghét nhau,
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Đã gần 30 năm rồi trôi qua từ ngày chị mất, mà không ai trong chúng ta nguôi nổi nhớ niềm thương tiếc chị, Một Tài Danh hiếm có của Sân Khấu Cải Lương Miền Nam, Một Viên Ngọc Sáng của Nghệ Thuật Cải Lương xứng đáng cho thế hệ nghệ sĩ trẻ noi theo tấm gương vì đạo đức sân khấu, vì khán giả , vì yêu nghệ thuật và nhất là tình cảm dành cho anh chị em đồng nghiệp của chị.
Xin kính gởi những hàng chữ trong bài tùy bút này đến gia đình chị ,như một Nén Hương Tưởng Niệm Chị nhân ngày giổ của chị 23.11.08 vừa rồi tuy có lẻ hơi muộn.

Mười sáu tuổi, Giải Thanh Tâm nghệ Thuật,
Chị thành danh với Sơn Nữ Phà Ca,
Ngày Mai đám cưới người ta,
Tại sao Sơn Nữ Phà Ca lại buồn...

Tiếng hát Chị dường như còn văng vẵng,
Nét mặt, Nụ cười phảng phất đâu đây,
Trưng Trắc hiên ngang, một tiếng can ngăn,
Nhường tướng giặc, giấu trong tay mưu lược.

Từng vai diển Lịch sử về đất nước,
Chị diển quá hay, cảm xúc xuất thần,
Dù xem đi rồi xem lại nhiều lần,
Xúc cảm vẫn trào dâng lòng khán giả.

Tin Chị mất Ôi! đớn đau lòng quá,
Bao tiếc thương môt nghệ sỉ Tài Danh,
Ba mươi năm Chị vắng bóng cùng Anh,
Thơ Tưởng Niệm lòng thành xin kính gởi.
sưu tầm


Thêm một vài hình ảnh của cố nghệ sĩ Thanh Nga



















Monkery - Sao kỳ quá ... Nhờ hổ trợ
Hi Monkery,

Hiện nay chức năng thành viên tự upload nhạc lên bị lỗi chưa fix xong, bạn chờ thêm thời gian nhe.



Thân,
Mem



Ok !!! Vậy khi nào BQT Fix xong .... Thì mần cái thông cáo ... Cho mọi người biết nhé

Thân
Nickname : Monkery
Tên thật : Lê vĩnh An
Sinh nhật : 03-11-1967
Email : monkery.an@gmail.com
Nghề nghiệp : Chưa có thông tin !
Sở thích : Chưa có thông tin !
Đến từ : Chưa có thông tin !
Tổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Chữ ký
Chưa có chữ ký !
Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
Monkery TRÌNH BÀY
Bài hát
HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY