1. Chào mừng bạn đến với CLB Yêu Cổ Nhạc ANH EM ! Nếu đây là lần đầu bạn tham gia, để có thể cùng mọi người chia sẻ các vở cải lương hay hoặc thảo luận về các vấn đề trên diễn đàn vui lòng ĐĂNG KÍ thành viên !
mychau2011 - Lolita__Nghệ Sĩ Ưu Tú MỸ CHÂU
Người không biết đi xe

Sau giải phóng, Mỹ Châu tiếp tục tỏa sáng qua các vở Khách sạn hào hoa (vai cô Hiếu gián điệp), Tìm lại cuộc đời (vai cô sinh viên Lan), Ánh lửa rừng khuya (vai cô Hiền), và về đoàn Thanh Minh thay vai cho cố nghệ sĩ Thanh Nga trong các vở Tấm lòng của biển, Dương Vân Nga, Tiếng trống Mê Linh, Bên cầu dệt lụa... Mỹ Châu cười: “Tôi thích những vai cá tính, quyết đoán như thế, có lẽ vì tôi là đứa con của vùng đất Vàm Cỏ Tây anh hùng”.
Nhưng cuộc đời thật bên ngoài có khi không giống vai diễn. Mỹ Châu suốt mấy chục năm được mẹ và chị “quản lý”, lo hết thu chi tiền bạc và đưa đón, nên chị đâm ra ngơ ngác khi đối diện với những chuyện đời thường nhỏ nhặt. Chị kể: “Đi đâu cũng có má và chị tôi trả tiền, nên tôi không biết cầm bóp. Có lần cầm bóp rồi bỏ quên trong chợ, thế là không dám đem theo nữa. Sau này khi má và chị đều qua đời, tôi mới tự xoay xở và biết cái khổ của người cầm chìa khóa”. Nhưng đến chuyện chạy xe thì Mỹ Châu chịu thua. Xe đạp biết chạy chút chút nhưng sợ té nên bỏ luôn. Xe gắn máy hoàn toàn không biết chạy. Xe hơi có lần cũng lên thử, nhưng thay vì đạp thắng thì cứ nhấn ga, hoảng vía cũng bỏ luôn. Bây giờ hễ đi đâu thì tài xế lái, hoặc chồng chở, hoặc xe ôm chở, nhẹ người. Chị cũng không nhớ được các con đường, đi lạc hoài. Chị cười: “Từ nhỏ đã dựa vào má và chị Tư nên bộ não tôi hình như chỉ biết ca hát”.
Rất may cho chị, có được người chồng tận tụy, yêu thương, chăm vợ rất chu đáo. 40 tuổi kết hôn, chị không có con được nữa, nhưng mấy đứa con riêng của nghệ sĩ Đức Minh đều quý chị, và những đứa cháu cũng kêu bà nội, bà ngoại “ngon lành”. Chính cậu con trai của Đức Minh đã bảo lãnh chị sang Mỹ sống cùng chồng. Chưa kể, chị còn một bầy cháu ruột kêu bằng dì, bằng cô mà chị nuôi dạy từ nhỏ xíu đến giờ, vẫn quấn quít trong căn nhà ngày xưa, thật đầm ấm.

Căn nhà ấy nằm ở quận Bình Thạnh, chị mua từ năm 1972 cho má và các anh chị, các cháu cùng ở. Dù sau này chị có mua thêm nhiều căn nhà khác, nhưng đã cho người này người kia, còn mình vẫn ở “với má” trong căn nhà kỷ niệm. Ngay cả những đồ vật hay cách trang trí của má ngày xưa chị vẫn giữ nguyên. Tôi từng đến phỏng vấn chị nhiều lần suốt mười mấy năm nay, chứng kiến ngôi nhà “bất di bất dịch” đến ngạc nhiên. Có chăng là thay đổi chút xíu như cửa kính, rèm, chậu hoa, chứ hoàn toàn thiết kế vẫn giản dị và tĩnh lặng. Quá giản dị là đằng khác. Phòng khách chỉ có một bộ salon đối diện với tủ buýp-phê trưng bày hình ảnh kỷ niệm thời đi hát, và bên dưới là tivi, đầu đĩa để xem các chương trình cải lương của mình cùng đồng nghiệp. Chị cười: “Sáu tháng tôi sống ở Mỹ, sáu tháng ở đây, rườm rà làm chi. Mà dù có sống hẳn một nơi tôi cũng không thích chưng dọn. Càng gọn càng khỏe”.
Có lẽ chị chi tiêu thời gian nhiều nhất cho cái tivi, vì chị xem tất cả chương trình thời sự và cải lương. Chị hào hứng theo dõi cuộc thi Trần Hữu Trang, Chuông vàng vọng cổ, hoặc xem lớp trẻ diễn tuồng, không thiếu vở nào. Chị “khoe” mình rất cập nhật và khen lớp trẻ nhiều người ca diễn khá, đừng thành kiến với họ, chỉ tiếc là họ không có đất làm nghề thường xuyên như chị ngày xưa, chẳng hạn diễn một vở đến mấy tháng thì không hay làm sao cho được.

Hỏi chị tại sao còn mê cải lương như vậy mà lại rời sân khấu đến 16 năm. Chị lắc đầu: “Tôi nản vì cách làm không nghiêm túc dạo ấy, nhất là cái thời quay video nhanh như mì ăn liền, góp ý người ta cũng không nghe, thôi mình đành từ giã. Nhưng tôi đâu có bỏ nghề, vẫn cộng tác thường xuyên với Đài truyền hình Cần Thơ và Long An, VN. Tôi quý những nơi này vì làm rất tử tế, công phu, từ đạo diễn cho tới mấy anh công nhân, ánh sáng đều hết lòng với cải lương”. Chị vừa thực hiện hàng loạt chương trình ca cổ như Nỗi nhớ, Sân khấu về khuya, Tạ tình tri âm với chất giọng còn đẹp não nùng. Đặc biệt nghe chị ca tân cổ giao duyên mới thiệt “đã”. Những giai điệu tân nhạc được chị hát đầy rung cảm, có thể ăn đứt nhiều ca sĩ thời thượng bây giờ. Thảo nào sinh nhật chị khán giả tự mua bánh, mua hoa đến tặng đầy nhà, và điện thoại cứ réo thoải mái hằng ngày. Chị không giấu tuổi 61 của mình, cũng không giấu số điện thoại. Hóa ra Mỹ Châu “dễ chịu” vô cùng!

TẠP CHÍ SK ĐIỆN ẢNH
mychau2011 - Lolita__Nghệ Sĩ Ưu Tú MỸ CHÂU
Mỹ Châu Những khoảnh khắc cuộc đời



Mỹ Châu - nữ hoàng kiếm hiệp

Mỹ Châu có gương mặt điềm tĩnh đến mức lạnh lùng, nên nhiều người tưởng chị khó gần. Nhưng thật ra chị rất nồng hậu, nhiệt tình. Và dù xa rời sân khấu đến 16 năm nhưng chị vẫn xuất hiện đều đặn trên truyền hình như một sự tri ân khán giả.
Tuổi xuân trôi cùng sân khấu

Mỹ Châu vốn con nhà nghèo, lại mồ côi cha từ 5 tuổi nên ký ức đọng lại hầu như rất buồn. Có lẽ cái nét buồn đó đã giúp chị có một giọng ca trầm ấm đến xao xuyến, bồi hồi. Và cái ngày bà má mê cải lương của chị khăng khăng bước vô trường xin phép thầy giáo cho con gái mình nghỉ học để theo gánh hát, thì định mệnh đã sắp đặt sẵn cho chị một kiếp tằm vừa rực rỡ vừa mỏng manh. Rực rỡ bởi 11 tuổi đã vô gánh hát tỉnh nghèo, 14 tuổi nổi danh trên hàng loạt đĩa hát, 15 tuổi về đại bang Kim Chung, 17 tuổi đoạt giải Thanh Tâm, và sau đó là cô đào chánh được mệnh danh là “nữ hoàng kiếm hiệp” với không biết bao nhiêu vở hương xa ăn khách như Kiếp nào có yêu nhau, Bóng hồng sa mạc, Sở Vân cưới vợ, Tiêu Anh Phụng… Hợp đồng mỗi lần ký lên tới cả chục triệu, mà hồi đó chỉ cần 300.000 đồng đã mua được một căn nhà khang trang tại trung tâm SG. Gia đình thoát khỏi cơ cực nhờ cô con gái tài năng và hiếu thảo.
Nickname : mychau2011
Tên thật : thi my chau
Sinh nhật : 01-02-1977
Email : thimychau@yahoo.com
Nghề nghiệp : Chưa có thông tin !
Sở thích : Chưa có thông tin !
Đến từ : Chưa có thông tin !
Tổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Chữ ký
Chưa có chữ ký !
Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
mychau2011 TRÌNH BÀY
Bài hát
HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY