1. Chào mừng bạn đến với CLB Yêu Cổ Nhạc ANH EM ! Nếu đây là lần đầu bạn tham gia, để có thể cùng mọi người chia sẻ các vở cải lương hay hoặc thảo luận về các vấn đề trên diễn đàn vui lòng ĐĂNG KÍ thành viên !
bachma - List 21 băng cassette Tân cổ giao duyên trước năm 75 do DHVN phát hành.
Tôi chỉ còn giữ lại được băng gốc do DHVN phát hành (Băng Sony màu xanh lá) Tân cổ số 6, 9, 12, 14 âm thanh chuẩn, còn một số cuồn tìm dược từ các nguồn khác do sang đi sang lại, âm thanh không tốt. Tôi muốn gởi 4 cuồn tân cổ âm thanh chuẩn này lên diễn đàn (xem như một đóng góp nhỏ) mà không biết gởi cách nào ?
Nhìn các list của bạn thèm quá. Rất mong là còn nguyên gốc (nghĩa là không đổi phần nhạc tạp nham sau này - dù ngay cả cô Sáu không hề muốn - xin lỗi cô trước)
Chính vì vậy, mình viết bài hướng dẫn bạn up lên cho mình và những ai quan tâm tải xuống. Hy vọng bạn đang sống tại Việt Nam.
Hiện nay, có thể nói mediafire là ngon nhất, nhưng nó nằm ở nước ngoài (nên toàn tiếng Anh, có thể gây khó cho bạn và nó sẽ xóa link ngay nếu ai dùng cách lấy nhiều link cùng lúc). Dùng FSHARE nha! Tải lên nhanh, tải xuống chấp nhận được (trong lãnh thổ Việt Nam)

Chuẩn bị một địa chỉ email
Truy cập: http://fshare.vn
Nhấn đăng ký (nằm góc trên bên phải màn hình):



Nhập các thông tin theo yêu cầu:



Sau khi đăng ký thành công sẽ thấy:



Đăng nhập vào hộp thư dùng đăng ký. Trong trường hợp này là mail.yahoo.com
Có thể tìm cả trong mục spam (thư rác), do YAHOO nghi ngờ



Làm theo hướng dẫn trong thư để kích hoạt tài khoản:



Xong phần đăng ký:



Nhấn đăng nhập:



Nhấn vào quản lý (góc trên, bên phải):



Tiếp theo là nhấn vào Quản lý file



Nhấn vào cái biểu tượng mà xanh, phía bên trái (hình phía trên)



Bấm chọn file, hộp thoại chọn file hiện ra



Kết hợp phím Ctrl (hay SHIFT) và chuột để chọn nhiều tập tin (có thể nén nhiều tập tin trước cho gọn)



Đánh dấu luôn vào “áp dụng cho tất cả” (cho nhanh). “Lưu vào vùng bảo đảm” – có nghĩa là mỗi tài khoản có 1 vùng dữ liệu bảo đảm (không bao giờ xóa)
“Thư điện tử người nhận” – bạn muốn ai sẽ nhận được thông tin khi tập tin này được upload xong. “File password” – Bạn muốn chỉ có ai bạn cho biết password mới tải được thì gõ vào.
Xong nhấn “Lưu”



Bấm “Tải lên” để tải. Khi đã xong…



Bấm “Sao chép liên kết” đưa vào bài viết…



Bằng cách bấm Ctrl+V…
--------------------------------------

Để quản lý tải lên, tải xuống…



Hay bạn có dùng phần mềm FSHARE TOOLS
Khi tải xuống thì nhập liên kết tải vào địa chỉ trình duyệt. Ví dụ tải FSHARE TOOLS: http://www.fshare.vn/file/J5CTJT0BFL/



Nếu bạn là VIP (có trả tiền) thì nhấn “TẢI XUỐNG NHANH”, còn không thì nhấn vào “TẢI XUỐNG CHẬM” và chờ 30 (hay 60) giây.
Phần còn lại thì bạn tự tham khảo.

RẤT MONG NGÀY MAI LÀ CÓ LINK TẢI TỪ BẠN
bachma - ĐÊM BUỒN TÌNH LẺ ( Tân Cổ Giao Duyên ) - TỪ PHI _ BẰNG GIANG & HUỲNH NGUYÊN
Một bài tân cổ có 6 câu. Nhưng thực tế thì chỉ dùng 4 câu cho một bài tân cổ.
Nhưng tại sao bài tân cổ không hề gây sự nhàm chán cho người mộ điệu.
Nếu một bản nhạc thì dù khung nhạc gì, nhưng có quá nhiều lời (nhạc) lên khung nhạc đó, thì bản nhạc đó gây bội thực ngay.
Vậy đâu là làm nên sự khác biệt cho một bài tân cổ? Có ai giải thích giúp không?
Tại sao giới mộ điệu vẫn lùng sục sưu tầm những bài tân cổ trước 1975 (đúng ra là các bài thu âm từ 1970 -> 1975) mà rất thờ ơ các bàn tân cổ được sáng tác sau này.
Cá nhân tôi nhận thấy các bài tân cổ sáng tác trước năm 1975 hay vì:
- Phần tân nhạc là những bản nhạc đã đi vào lòng người (và bằng chứng là nó vẫn còn sống mãi tới ngày nay)
- Các nghệ sĩ dù chỉ chuyên hát vọng cổ nhưng ca tân nhạc rất hay, rất lạ, giữ được cái tông giọng từ tân sang cổ
- Lời vọng cổ rất thơ, rất ca dao, không hề có các từ thô, phô
- Cả tân lẫn cổ luôn đề cao tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương và không hề (hoặc rất ít) dùng những từ thù hận hằn học
- Nghệ sĩ luyến láy câu vọng cổ rất hay, giọng ca rõ, phóng khoáng và cực kỳ truyền cảm
- Mỗi nghệ sĩ có một phong cách riêng và hình như bài vọng cổ do nghệ sĩ nào trình bày dường như đã đo ni đóng giày từ trước

Đó là phong cách sống của con người miền Nam và phong cách này đã đi vào hơi thở vọng cổ.
Nếu những ai từng nghe câu vọng cổ theo gió vọng lại trong những đêm trăng thanh thì thấy da diết vô cùng.
Rất tiếc những bài vọng cổ ngày này không còn những đặc điểm đó nữa và tôi có cảm giác các nghệ sĩ ngày nay không biết trình bày một bài tân cổ (không biết nói như vầy có quá đáng lắm không?)
Trước đây khi Minh Vương và Lệ Thủy còn sung sức và cố vực dậy nghệ thuật cải lương đang thoi thóp, tôi đã có nhận xét (tự nói với chính mình thôi): "Khi nào hai nghệ sĩ này dừng, cải lương sẽ chết..."
Điều này, tới bây giờ, tôi thấy đúng. Gần 40 năm, nhưng không có một nghệ sĩ nào có giọng ca ấn tượng thì ngày tàn của cải lương đã điểm. Bản thân tôi thấy làm tiếc khi phải nhận xét khá thẳng thừng như thế.
Tôi biết, có thể những lời tôi nói có thể sai, tào lao,... nhưng đó là ý kiến của tôi. Mặc dù, tuổi tôi có thể còn trẻ nhiều hơn các nghệ sĩ (ngày nay), tôi có thể chả hiểu biết gì về cải lương, nhưng có một sự thật là tôi nghe cải lương từ còn trong bụng mẹ.
Một vở cải lương trước 1975 thường có tiết tấu nhanh và các nghệ sĩ ca diễn liên tục. Tôi thật sự sốc khi nghe Lệ Thủy hát liên tục trong Đêm Lạnh Chùa Hoang (cực đã) rồi nghe bất kỳ một tuồng nào sáng tác bây giờ (quá hãi hùng, thảm họa).
Nhiều lúc khi xem, tôi chả hiểu đây là kịch, chèo, hay tuồng nữa???
Quay lại lời bài tân cổ trên, tôi thấy tác giả muốn theo phong cách tân cổ trước 1975. Theo tôi có hai câu này làm bài tân cổ mất hay:
Biên cương gió núi mịt mù . (-)
Anh còn vác súng diệt thù em ơi !
Khi hát đúng, nghe ra như dzầy (nghe kì kì thế nào ấy???):
Biên cương gió núi mịt mù . (-)
Anh còn dzác súng diệt thù em ơi !
Mặt khác, ngay cả trong bài tân nhạc là tràn ngập nỗi nhớ nhung của đôi bạn trẻ, không trách đời, không trách mình, và tất nhiên cũng chả trách quân thù nào ở đây cả.
Mấy lời quá lố. Xin lượng thứ!
bachma - NMCV 9: Tìm lại cuộc đời
bạn Bachma nói rất hay, mà trớt quớt, NS Thanh Nga không có đóng cải lương TLCD, mà là đóng phim TLCD, nên bạn...nghe không thôi thì...hihihihiihih
Khi đất nước được thống nhất, rất nhiều kịch bản kịch nói của các soạn giả miền Bắc được chuyển thể thành tuồng, chèo,... Và rất nhiều trong số đó có quay ngoại cảnh như ... phim. Mục đích là phim thì có thể chiếu cùng lúc trên nhiều rạp và rất nhiều điểm chiếu phim ở khắp mọi vùng với mục đích truyền bá.
Cho nên Thanh Nga trong "Tìm lại cuộc đời" mà bạn cho là phim (chắc là bạn lấy từ các nguồn ... trên mạng) còn mình cho là vở cải lương cũng chính là một. Ngày đó, người ta gọi là phim cải lương. Nó giống như các video cải lương bây giờ (là phim ... ca cải lương). Rất tiếc những thước phim cải lương đấy ngày nay không còn nữa.
Dù mình cũng chỉ biết thông tin này qua nguồn khác, nhưng mình tin nó đúng đến 99,99%

Một vở cải lương, một bài tân cổ,... cũng giống như một bộ phim, một bản nhạc...
Nếu quá dở thì phải tẩy chay... Đó là cách để những người làm cải lương có tâm huyết... cho ra đời những đứa con tinh thần có giá trị.
Còn không thì hãy để cho nó đi vào dĩ vãng luôn chứ còn níu kéo để cho nó sống lay lất..
Cải lương không ra cải lương, mà cải lộn cũng không ra cải lộn.
Ôi!
Nickname : bachma
Tên thật : Bạch Mã
Sinh nhật : 01-01-1991
Email : seahorse.2010@gmail.com
Nghề nghiệp : Chưa có thông tin !
Sở thích : Chưa có thông tin !
Đến từ : Chưa có thông tin !
Tổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Chữ ký
Chưa có chữ ký !
Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
bachma TRÌNH BÀY
Bài hát
HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY