1. Chào mừng bạn đến với CLB Yêu Cổ Nhạc ANH EM ! Nếu đây là lần đầu bạn tham gia, để có thể cùng mọi người chia sẻ các vở cải lương hay hoặc thảo luận về các vấn đề trên diễn đàn vui lòng ĐĂNG KÍ thành viên !
hinh - Nghe Tân Cổ Minh Vương, Lệ Thủy - 18 bản chọn lọc hay nhất
Nếu ai đó đã từng nghe cải lương, đặc biệt là với những khán giả đã từng sống trong giai đoạn 1970 - 1985 và đem lòng yêu mến bộ môn nghệ thuật này đều biết đến 2 cái tên Minh Vương và Lệ Thủy - "Cặp đôi vàng" hiếm có khó tìm mà sân khấu cải lương đã sản sinh ra. Cả 2 sở hữu giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, cách diễn chân phương, nét diễn mộc mạc và duyên sân khấu sáng đẹp.

Hơn nửa thế kỷ qua, đôi song ca 'sóng thần' chinh phục khán giả bằng những tác phẩm cải lương kinh điển: Đêm lạnh chùa hoang, Tô Ánh Nguyệt, Nửa đời hương phấn, Máu nhuộm sân chùa...

Ngoài cải lương, Tân cổ cũng là thế mạnh của Minh vương và Lệ Thủy với rất nhiều những bài ca để đời: Chuyến tàu hoàng hôn, biển tình, Lý Chim Quyên, hành trình trên đất phù sa...

Theo nguyện vọng của rất đông quý khán giả mộ điệu yêu mến 2 nghệ sĩ, Cailuongtheatre.vn hôm nay sẽ gửi đến quý khán giả TUYỂN TẬP 18 BÀI TÂN CỔ HAY NHẤT CỦA MINH VƯƠNG - LỆ THỦY.

>> Mời các bạn cùng thưởng thức tại đây:
https://cailuongtheatre.vn/tan-co-mi...-loc-hay-nhat/
hinh - Nghe cải lương - Giọng ca để đời của "Ông hoàng cải lương" Minh Vương
Qúy vị khán giả, nếu ai đã từng yêu mến bộ môn nghệ thuật cải lương chắc hẳn chẳng còn xa lạ với cái tên 'Minh Vương" - Người được coi là "Ông hoàng cải lương" của sân khấu cải lương Việt.

Nổi tiếng cùng thời với ông có thể kể đến rất nhiều cái tên khác như: Vũ Linh, Minh Phụng, Minh Cảnh... và cả người bạn diễn 50 năm -
Nghệ sĩ Lệ Thủy.

Sau đây, xin mời quý vị và các bạn cùng thưởng thức 1 vở ca cổ kinh điển của Minh Vương. (Video có hơi mờ nhưng vì là video gốc, kỹ thuật ghi hình của những năm 1960 - 1975 còn nhiều hạn chế nên mong mọi người thông cảm và cảm thụ giọng ca tuyệt vời này nhé)

https://cailuongtheatre.vn/video-cai-luong/long-da-dan-ba-minh-vuong/

---------------------------------------

Thời gian tới Ad sẽ đăng tải thêm nhiều thông tin thú vị và tuyệt vời khác về cải lương, mong quý khán giả đón nhận và ủng hộ. Mọi ý kiến đóng góp các bạn có thể để dưới phần bình luận. Ad sẽ tiếp nhận thành tâm và hoàn thiện hơn để phục vụ lại các bạn.

>> Website https://cailuongtheatre.vn/ - nghe cải lương, xem cải lương và đọc tin tức cải lương miễn phí, chất lượng cao.
hinh - Nghệ sĩ Lệ Thủy - Cây đại thụ Cải lương đã bước sang tuổi 71
Tối 19/5 tại TP HCM, đông đảo nghệ sĩ Việt đã góp mặt trong buổi tiệc mừng sinh nhật lần thứ 71 của Nghệ sĩ Cải lương Lệ Thủy.

Là gương mặt gạo cội của làng cải lương Việt Nam,
Nghệ sĩ Ca cổ, cải lương Lệ Thủy sở hữu chất giọng thổ pha kim hiếm có và cách ca rất chân phương, nhẹ nhàng. Nhờ đó, những bài hát do bà thể hiện đều gây ấn tượng mạnh và được khán giả biết đến với nghệ danh "cô Đào ngoại hạng" Cải lương.

Dù đã ngoài 70 nhưng "nàng Tô Ánh Nguyệt trông vẫn rất tươi trẻ và tràn đầy năng lượng. Giọng ca của bà còn vang vọng khắp nơi và khiến khán giả "đứng ngồi không yên". Ngoài ra, tinh thần vui vẻ yêu đời và lòng yêu nghề nhiệt huyết của Lệ Thủy đã trở thành nguồn cảm hứng, động lực cho nhiều nghệ sĩ trẻ noi gương, phấn đấu.
NSND Lệ Thủy và con trai Dương Đình Trí

Đông đảo nghệ sĩ góp mặt

Mới đây, vào tối 19/5 tại một nhà hàng ở TP HCM, ca sĩ Dương Đình Trí - con trai Nghệ sĩ Lệ Thủy đã đứng ra tổ chức bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ 71 cho mẹ. Đến mừng thọ nữ nghệ sĩ có sự hiện diện của đông đảo ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ trẻ trong làng giải trí Việt như: vợ chồng Huỳnh Đông - Ái Châu, Quốc Thái, Mai Phương, Kha Ly, Nam Cường, Anh Tài...
diễn viên Kha Ly đến dự sinh nhật NSND Lệ Thủy

Dù đang rất bận với công việc nhưng vợ chồng diễn viên Huỳnh Đông - Ái Châu vẫn thu sếp đến dự sinh nhật NSND Lệ Thủy

Đông đảo nghệ sĩ có mặt tại buổi tổ chức sinh nhật của NSND Lệ Thủy
hinh - Nghệ sĩ Cải lương Bạch Tuyết trải lòng về 3 lần tự tử… bất thành
Nghệ sĩ Bạch Tuyết là tên tuổi lớn của làng cải lương Việt Nam. Bà tiết lộ đã từng 3 lần tìm đến cái chết vì bị tổn thương nhưng cả 3 lần tự tử đều không thành. Sau này, nhờ đọc được một cuốn sách về Phật pháp, bà đã từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực của mình.

>> Nếu bạn chưa biết:
Nghệ sĩ Bạch Tuyết là ai?


Lần “dại dột” đầu tiên: Ám ảnh về cái chết của mẹ

Nữ nghệ sĩ tâm sự cùng các Phật tử chùa Giác Ngộ: Mẹ bà mất vì tai nạn giao thông khi bà mới tròn 8 tuổi. Cô bé 8 tuổi thời đó không tin và không chấp nhận sự thật đau lòng ấy. Trong đầu bà luôn day dứt một niềm suy nghĩ “Mẹ đã mất vậy mình còn sống để làm gì?” Và câu hỏi đó cứ bám theo bà cho đến ngày khôn lớn.

Sau khi mẹ mất, gia đình gửi bà vào học ở trường sơ. Đến năm 16 tuổi, bà bén duyên với nghệ thuật cải lương và được giao đóng đào chính ngay từ những năm tháng mới bước vào nghề. 18 tuổi, bà đã có xe riêng, nhà riêng và tiền gửi ngân hàng. 20 tuổi bà đã bước tới đỉnh cao của danh vọng. Thế nhưng, câu hỏi “Sống để làm gì?” vẫn cứ lởn vởn trong tâm trí của bà và đó là nguồn cơn khiến nữ nghệ sỹ tìm đến cái chết lần đầu tiên.

Lần thứ hai: Dằn vặt về 1 người dưng

Một lần đi diễn khuya, chứng kiến cô gái làng chơi bị khách quỵt tiền, cướp ví và đánh cho đến chết. Cảnh tượng đó khiến lương tâm bà dằn vặt khôn nguôi. Sự dằn vặt thôi thúc khiến bà tự dùng lưỡi dao lam cắt mạch máu của mình để tìm đến cái chết. May mắn, hôm ấy cô bạn từ dưới Cần Thơ lên mượn áo dài đi đám cưới, phát hiện bà đang nằm bên vũng máu liền đưa vào viện cấp cứu.

Lần thứ 3: Hạnh phúc quá cũng là “cái nạn”


Đêm ấy, vừa diễn xong một vở diễn, Bạch Tuyết được khán giả chạy lên sân khấu ôm hôn, tặng hoa và chụp hình rất thắm thiết. Sự hạnh phúc tột cùng khiến nữ nghệ sĩ nghĩ tới cái chết vì cho rằng, bây giờ mà chết còn được người hâm mộ yêu thương và tiếc nuối, mai này già cả, xấu xí, yếu đuối…lỡ có chết chưa chắc đã được người hâm mộ yêu thương như bây giờ. Và thế là bà lại tìm đến cái chết…Nhưng cuối cùng vẫn được cứu sống.


Mãi sau này, bà mới dập tắt suy nghĩ tự tử khi đọc được cuốn sách của Hòa thượng Thích Thanh Từ.
Cuốn sách của tăng nhân đó đã giúp bà trả lời được câu hỏi “Tại sao mình ở đây?” và “Sống để làm gì?”
hinh - Cuộc sống của gia đình nhỏ Nghệ sĩ Ngọc Huyền tại Mỹ?
Ở tuổi 47, Nghệ sĩ Ngọc Huyền vẫn luôn vui vẻ giữ được nét tươi trẻ và nụ cười thường trực trên môi. Nhưng khi trải lòng về sự nghiệp, nữ nghệ sĩ không ít lần bật khóc vì xúc động. Cảm ơn khán giả và đồng nghiệp luôn theo dõi, động viên và ủng hộ dù sống xa quê hương hơn 19 năm.
Khi được hỏi về những chuyện trong quá khứ, Ngọc Huyền từ chối chia sẻ. Là người hoạt động giải trí nhưng ghét ồn ào, scandal, bà mẹ 2 con hiện tại muốn nỗ lực và hướng tới tương lai, quá khứ xin phép không chia sẻ.


>>
Nghệ sĩ Ngọc Huyền là ai?

PV: Đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, điều gì khiến chị quyết định sang Mỹ định cư?

- Chưa bao giờ từng có suy nghĩ đến chuyện sẽ sang nước ngoài sinh sống. Yêu nhau từ đầu năm 2002 và kết hôn vào cuối năm, chồng tôi là con trai của nữ danh ca Thanh Tuyền. Chúng tôi kỷ niệm đúng 17 năm về chung một nhà vào tháng 12 này. Anh có nói với tôi: "Em cứ thoải mái tiếp tục sự nghiệp của mình, theo đuổi những đam mê. Khi nào có thời gian rảnh thì sang thăm anh". Đến bây giờ tôi nghĩ đó như một giấc mơ. Chấp nhận đến với anh, tôi nêu rõ quan điểm mình sẽ sống ở Việt Nam, anh làm việc tại Mỹ. Tôi là người phụ nữ mới, cách sống hiện đại không ràng buộc lẫn nhau. Ông xã tôi cũng vậy, anh học cách sống tự do, hiểu suy nghĩ của vợ

Tuy nhiên, khi con gái Hà Tiên chào đời, cảm nhận được mái ấm của gia đình nên tôi quyết định sang Mỹ. Một nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam khi qua đây sẽ rất đắt show nhưng tôi từ chối các lời mời và chọn về nước biểu diễn. Lý do là tôi nhớ khán giả, những đồng nghiệp của mình.

Khi bé Hà Tiên được 1 tuổi. Đó cũng là nguyên nhân khiến tôi quyết định làm giấy tờ định cư tại Mỹ.




PV: Cuộc sống bên Mỹ, việc chăm sóc con cái và gia đình của chị có gặp nhiều khó khăn, trở ngại?


- Bên Mỹ, tôi không có người giúp việc nên bản thân phải tự tay làm mọi thứ. Dù vất vả nhưng tôi cảm thấy rất vui, bản thân tôi trưởng thành hơn rất nhiều so với hồi còn ở Việt Nam. Lúc trước tại Việt Nam khi đi lại tôi có tài xế hoặc người thân đưa đón, còn sang Mỹ tôi không được như thế.

Khi có con, tôi học cách làm mẹ, chăm sóc, dạy dỗ chúng... và hàng nghìn việc phải tự học. Tôi yêu con quá nên không nỡ để con ở nhà một mình đi lưu diễn xa, nên chỉ diễn từ thiện tại chùa, nhà thờ.



PV: Suốt 17 năm không biểu diễn tại quê nhà, chị có từng sợ khán giả sẽ lãng quên mình không?

- Khi con gái lên 2 tuổi, tôi cho cháu vào trường học. Bản thân có thời gian suy nghĩ và định hướng nghề nghiệp. Xa quê 17 năm, nếu tôi không còn hát trên sân khấu hay không còn được khán giả yêu mến thì đó cũng là sự chấp nhận. Tôi nghĩ điều đó đến với mình sớm hoặc muộn mà thôi. Tôi luôn quan niệm hãy sống và yêu nghề bằng cả trái tim.

Tại các viện dưỡng lão, các cô chú sức khoẻ không cho phép song họ vẫn hát. Chứng kiến điều đó tôi thấy vui lắm nhưng cũng liên tưởng đến mình khi về già. Vì vậy, tôi học được mọi thứ ở chữ chấp nhận.




PV: Xuất hiện và biểu diễn sau thời gian vắng bóng dài, khản giả đón nhận chị thế nào?


- Khán giả thương tôi lắm. Thú thật, khán giả là nguồn động lực to lớn cho tôi trở về quê hương biểu diễn. Trái tim thổn thức, cảm xúc lúc đó như hồi mới vào ca hát vậy đó. Yêu là một lẽ nhưng nếu không có tình yêu từ bạn bè, đồng nghiệp, khán giả thì tôi sẽ khó khẳng định bản thân sẽ không đủ điều kiện về tinh thần.
Tôi trân trọng lắm khán giả, nên tôi sẽ không để bản thân mình vướng phải scandal nào để không phụ lòng khán giả dành cho mình.


"Chồng là chỗ dựa vững chắc cho tôi"

PV: Thời điểm khó khăn xảy ra, ông xã có góp ý gì với chị về sự nghiệp?

- Thật sự ông xã không có một yêu cầu hay đưa ra điều kiện để bắt vợ phải lựa chọn. Song anh luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc khi tôi xảy ra sự cố. Những lúc như vậy, anh thường ôm tôi và dỗ dành. Anh cũng theo Phật giáo nên cả hai khá tương đồng về mọi mặt quan điểm. Tôi học ở anh nhiều thứ, anh hay khuyên tôi: "Cuộc đời luôn có những khúc quanh rồi mọi chuyện cũng sẽ qua. Em quyết định như thế nào anh đều ủng hộ". Chính gì vậy, tôi có những dự tính trong tương lai luôn được anh ủng hộ hết mình. Về chồng, tôi chỉ biết nói: "Em thương anh nhiều lắm".




PV: Chị có thể chia sẻ cho khán giả về công việc của chồng mình ?

- Anh là dân IT. Khi tốt nghiệp đại học, anh vào quân đội làm Sĩ quan với cấp bậc Trung tá. Anh làm việc cho chính phủ Mỹ và không phải ra chiến trận hay đi theo sự chỉ huy của quân đội. Hiện tại anh đã về hưu, có thời gian quan tâm con cái nhiều hơn cũng là lúc tôi có cơ hội thực hiện hoài bão - về Việt Nam hát.

Đúng như đồng nghiệp gọi tôi là "ngôi sao may mắn". Nếu tôi không đi hát thì lương của ông xã vẫn có thể nuôi được vợ và con. Vì vậy, các chương trình biểu diễn tôi chọn lọc chứ không nhận đại trà. Tuy nhiên, những đồng lương tôi đi hát có thể dùng giúp đỡ những người thân ở Việt Nam còn rất nghèo. Tôi có đồng tiền riêng nên có thể làm từ thiện mà không phải xin anh. Mức lương bên Mỹ của chồng tôi không hề nhỏ. Tôi không tiết lộ con số cụ thể nhưng có thể mang lại cho vợ, con cuộc sống sung túc, đi du lịch...


Hiện 2 con của tôi học song song tiếng Việt và Anh ngữ. Con gái đầu Hà Tiên, 14 tuổi và bé út Hà Nam, 8 tuổi. Các bé đều có năng khiếu nghê thuật, Hà Tiên hiện là ca sĩ chính trong khối lớp 8. Bé Hà Nam học đàn piano từ lớp 5. Trong các liveshow biểu diễn tại Mỹ, các con thường trợ diễn cho mẹ bằng việc đàn piano, sáng tác nhạc. Tôi thấy các con có máu nghệ sĩ giống mẹ và bà nội.
hinh - Nghệ sĩ Minh Cảnh — Giọng ca cảm hóa Đại ca giang hồ
Nghệ sĩ Minh Cảnh tiết lộ khi đã có tên tuổi, ông quyết học võ, không phải phục vụ cho diễn xuất mà để… làm bầu. Thời ấy, có nhiều đại ca khét tiếng nhưng mê cải lương đã bị tiếng hát của ông cảm hóa

>>
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của "Ông vua vong cổ" Minh Cảnh

Nghệ sĩ cải lương Minh Cảnh học võ để làm bầu


Minh Cảnh tung ngón võ, đánh bại đại ca miệt vườn

Sau khi đã có tên tuổi trong giới nghệ sĩ cải lương,Minh Cảnh đứng ra lập Đoàn Cải lương Minh Cảnh và Đoàn Thiên Cảnh. Ông từng đưa đoàn của mình đến hát với bà con vừng quê xa xôi. Gánh hát của ông thường bị quậy phá bởi những kẻ côn đồ miệt vườn khoái xem hát nhưng không muốn tốn tiền mua vé.

Một lần đoàn lưu diễn ở Bình Định, có đám thanh niên do một tên để râu quai nón đến quậy phá. Minh Cảnh dùng vài đường quyền hạ đo ván gã ngay trước rạp. Không ngờ, gã đó lại là chủ một lò võ, sau đêm hát đã mang gà, rượu tới xin kết nghĩa đệ huynh.

Lần khác, khoảng năm 1969-1970, khi lưu diễn ở Phan Rí, đoàn hát của ông lại bị một đám lính đến gây sự. Ông bị 2 tên gí súng vào đầu dọa bắn. Khi ấy, nghệ sĩ Minh Cảnh xuất chiêu, tước hết vũ khí và khống chế chúng. Sau đó, ông quyết định hạ phông màn để chuyển bến. Ai ngờ, đại ca của nhóm này lại tìm đến xin lỗi…

>> Nhiều người thích: Tân Cổ Giao Duyên Minh Cảnh┃35 bài hay nhất trước 1975


Nghệ sĩ Minh Cảnh trong chương trình Những cánh chim không mỏi do HTV tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM năm 2001


Cảm hóa tướng cướp Điền Khắc Kim, Lê Vũ Cầu

Trước 1975, các băng nhóm thế giới ngầm hoạt động rộng, công khai ở Sài Gòn. Chúng chia nhau lãnh địa để bảo kê nhà hàng, sòng bạc, đâm thuê, chém mướn… Nhiều “đại ca” khét tiếng thời đó như Đại Cathay, Huỳnh Tỳ, Long “trăng”, Tạ Tình, Vũ Thế Hùng, Tín Mã Nàm, Điền Khắc Kim… tuy bản chất tàn ác nhưng cũng có nhiều tay mê cải lương. Trong đó, tướng cướp Điền Khắc Kim là một khán giả trung thành của nghệ sĩ Minh Cảnh.

Nam nghệ sĩ nhớ lại: “Mỗi lần đi xem hát, tay này đều mua tặng tôi lẵng hoa với dòng chữ “Một khán giả vô cùng ái mộ Minh Cảnh”. Ban đầu, tôi đâu biết Điền Khắc Kim là ai, cứ ngỡ đó là một khán giả bình thường và cũng chỉ mấy lần sơ giao. Một hôm, tôi bỗng thấy hình ảnh gã trên báo đăng kèm tin tức một vụ cướp tiệm vàng táo tợn. Tôi giật nảy mình nhưng rồi sau đó vẫn thấy gã đi xem hát và tiếp tục tặng hoa”

"Một lần, khi vãn hát, tôi mời gã đi ăn khuya và hỏi thẳng chuyện báo đăng. Điền Khắc Kim cười cười. Gã giải thích: “Vụ này em làm để kiếm tiền cứu đám đàn em bị bắt quân dịch. Đại ca yên tâm, lo lót xong vụ này, em giải nghệ xin theo đoàn hát làm quân sĩ”. “Không rõ lời Điền Khắc Kim có chính xác hay không, tôi chỉ biết ký tặng gã bài ca cổ Tu là cội phúc của soạn giả Viễn Châu như một lời gửi gắm"

Trước đây, cố NS Lê Vũ Cầu từng xuất thân từ một băng nhóm xã hội đen ở Quy Nhơn - Bình Định và cũng được NS Minh Cảnh ra tay cưu mang, dứt ra được hang ổ đó rồi theo đoàn của ông và trở thành NS.

tướng cướp Điền Khắc Kim (phải)

Nghệ sĩ Minh Cảnh luôn tâm niệm lấy chữ tâm của nghề để hướng thiện con người. Là một nghệ sĩ cải lương, ấy vậy, rất nhiều tướng cướp, đại ca giang hồ lại bị chính tiếng hát và sự trượng nghĩa của ông cảm hóa mà hoàn lương.
hinh - Nghệ sĩ Thanh Hằng – Tự tử vì chồng đánh vẫn mê hát cải lương
Lấy chồng từ năm 16 tuổi, nghệ sĩ Thanh Hằng cay đắng với cuộc hôn nhân như địa ngục với người chồng vũ phu. Bà thương xuyên phải chịu những trận đòn tới tấp từ chồng đến mức tự tử.


Nghệ sĩ Thanh Hằng trút bầu tâm tư với khán giả “Sau ánh hào quang”

Nghệ sĩ Thanh Hằng là một trong những gương mặt nổi tiếng của làng cải lương một thời. Biến mất khỏi sân khấu cải lương hơn 15 năm, đến gần đây nữ nghệ sĩ mới trở lại sau những ngày tháng sống vất vả nơi xứ người.

Lần trở lại này, bà trút bầu tâm tư về hành trình chạy trốn người chồng vũ phu trong chương trình Sau ánh hào quang (tập 5). Nghệ sĩ Thanh Hằng ngậm ngùi: ““Tôi không kể khổ hay tố giác ai cả. Chỉ mong khán giả xem đời tôi như một biển báo để tránh ngã vào hố sâu”.


Thanh Hằng "lấy đại chồng" để tránh bị dụ dỗ chửa hoang

Năm 16 tuổi, Thanh Hằng rời đoàn Thanh Nga để tìm cơ hội tỏa sáng cho mình. Tại đoàn mới, sinh sống tập thể “Sợ người ta dụ dỗ khiến mình chửa hoang”, Thanh Hằng chấp nhận lấy người đàn ông làm nghề sắp ghế khán giả. Bà nói: “Lúc đó thấy người ta thương mình thì lấy đại”. Năm 17 tuổi, Thanh Hằng mang thai đứa con đầu lòng.

Nhưng đau đớn thay, bà đã có lựa chọn sai lầm khiến cuộc đời hằn sâu nhiều vết tích của những trận đòn roi từ người chồng mê thói đỏ đen: “Cứ mỗi lần kêu ổng ngừng đánh bài để trông con thì chị lại bị đánh tới tấp”. Vì thế, bà phải tự mình đem con đến cánh gà mà đẩy võng hát ru, nghe trên sân khấu nổ đùng đùng thì lại nhào lên diễn

Đau đớn, vất vả là thế nhưng vì quá mê hát, nghệ sĩ Thanh Hằng vẫn lao lên sân khấu, bất chấp bộ dạng thảm thương của mình.

Hội ngộ chị gái Thanh Hằng sau nhiều năm xa cách, nghệ sĩ Ngân Quỳnh đau xót kể lại thấy chị hát mà con mắt bầm tím, sưng to bằng cái chén.


Nghệ sĩ Thanh Hằng – Chịu đựng đòn roi vì thương con

Khi được hỏi về lý do chịu đựng cảnh bạo hàng từ năm này sang tháng nọ. Nghệ sĩ Thanh Hằng lại rớt nước mắt mà kể. Nếu đánh trả, bà sẽ là một người vợ hỗn. Một nữ nghệ sĩ thời bấy giờ không thể chịu điều tiếng mang danh nhiều chồng. Nhưng trên tất cả, bà thương con. Thanh Hằng ám ảnh về tuổi thơ của mình khi bố mẹ chia tay. Bà sợ nếu dứt áo ra đi, con sẽ lại giống như mình, nay đây mai đó không có nơi nương tựa.

Cứ thế bà nuốt mọi đòn roi, chỉ mong ngày ngày được hát trên sân khấu. Cứ mỗi dịp tết đến, nhà nhà xum họp cũng là lúc Thanh Hằng bị đánh nhiều nhất sau những canh bạc trắng tay của chồng.

Bao nhiêu ròng rã, một mình chịu đựng chồng tra tấn, tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần. Nghệ sĩ Thanh Hằng không biết chia sẻ cùng ai. Bà uống thuốc sốt rét tự tử. May thay, bà được cấp cứu kịp thời.


Lửa đam mê không tắt ngay cả khi cận kề cái chết

Sau giờ khắc cận kề cái chết, bà lại khóc nấc lên:” Nhìn lại con, mình chết đi rồi ai nuôi. Chết đi rồi làm sao được hát nữa”.

Kể từ lần ấy, bà lấy con làm động lực, lấy sân khấu làm nơi bình yên. Mỗi lần lên sân khấu là rút hết ruột gan mà hát, hát đến khô cả giọng. Bởi chỉ có sân khấu mới bảo vệ được bà. Chỉ có đứng trên sân khấu, Thanh Hằng mới được giãi bày. Chỉ có ánh đèn nơi đây mới khiến bà nhìn thấy hạnh phúc và an yên.

Bà thậm chí không muốn bước vào hậu trường. Bà cứ chần chừ mãi vì sau đó chỉ có những trận đòn roi đang chờ đợi.

Mấy ai biết rằng, đằng sau giọng ca ngọt lịm, những vai diễn tôn sùng tình yêu là cuộc đời đầy rẫy cay đắng của người phụ nữ ấy. Câu chuyện của bà như tiếng chuông cảnh tỉnh mọi cô gái, đừng dẫm vào hố sâu của hôn nhân bạo lực.

>> Nguồn: https://cailuongtheatre.vn/tu-tu-vi-chong-danh-van-me-hat-cai-luong/
hinh - Nghệ sĩ Minh Vương - "Ông hoàng cải lương Việt nam" từng phải ghép thận để sống
Nghệ sĩ Cải lương Minh Vương

Tên thật: Nguyễn Văn Vưng

Quốc Tịch: Việt Nam

Ngày Sinh: 01/07/1949

Minh Vương là 1 nghệ sĩ rất nổi tiếng trong làng Cải lương Việt Nam. Ông được Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lĩnh vực sân khấu, Bộ VH-TT-DL phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007 vì những thành tích đóng góp của mình trong nghệ thuật cải lương Việt Nam.
Ông có một bạn tri kỉ trên sân khấu của mình đó là Nghệ sĩ Lệ Thủy.

>> Nghe cải lương:
Cải lương Minh Vương, Lệ Thủy – 10 Trích Đoạn Kinh Điển

Nghệ sĩ Minh Vương: Khi sự lựa chọn trở nên đúng đắn


Ông giải thích ngày sinh của ông là 01/07/1949, và đó không phải là ngày sinh chính xác của ông. Vào ngày đó ông thực hiện một ca ghép thận nên đã quyết định lấy ngày đó làm ngày sinh chính thức. Ông sinh ra tại Cần Giuộc, Long An. Gia đình ông có 7 anh em, đều sinh ra và lớn lên tại Long An, năm 10 tuổi ông theo cha lên Sài Gòn lập nghiệp.

Ông theo học trung học nhưng chợt phát hiện rằng ông có niềm đam mê mãnh liệt với cải lương, nên ông đã tìm đến thầy Bảy Trạch. Ông từng đi khuân vác, xách đồ cho đoàn di chuyển, biểu diễn.



Nghệ sĩ Minh Vương đi hát năm 14 tuổi (1964) và sau khi đoạt giải Khôi nguyên vọng cổ, được bầu Long ở đoàn Kim Chung mời kí hợp đồng. Đi hát không được lâu thì ông bị bệnh, tóc ông bị rụng nhiều nên phải nghỉ ở nhà chữa bệnh. 1 năm sau khi ông điều trị được bệnh ông trở lại đoàn hát. Ông nhận tất cả vai diễn dù bé đến lớn với tâm niệm có ”công mài sắt có ngày nên kim”

Năm 1967, ông được hát kép chính, lúc đó ông 18 tuổi và năm đó đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng của ông. Năm 1971, tên tuổi của ông thực sự tỏa sáng, được nhiều hãng băng đĩa mời hợp tác thu thanh, Minh Vương còn được mời tham gia hợp tác trong dự án phim Sám hối

Năm 1972, dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của ông khi ông cung vợ thành lập đoàn cải lương Việt Nam lưu diễn khắp nơi cho đến sự kiên 30/04/1975. Minh Vương từng là diễn viên của Đoàn Sài gòn, Đoàn Văn Công thành phố Hồ Chí Minh, ông còn lưu diễn ở nước tây âu cùng với nhiều nghệ sĩ khác.

Nguồn: https://cailuongtheatre.vn/nghe-si/t...si-minh-vuong/
hinh - Cải lương Việt Nam - Bước chuyển mình đầy mới mẻ
Vở cải lương: Cung Phi điểm bích


Đêm ra mắt 2 vở diễn "Cung phi Điểm Bích và Dấu ấn giao thời" của hai đạo diễn trẻ Hoàng Quỳnh Mai và Triệu Trung Kiên đã trở thành sự kiện lớn trong giới cải lương Việt Nam. Đã lâu lắm rồi Hà Nội mới có chuyện lạ là toàn bộ số ghế của rạp hát kín người, có tới cả trăm khán giả đứng 2 tiếng đồng hồ để được xem cho trọn vở diễn.
Lực lượng đạo diễn trẻ ở miền Bắc chiếm số lượng không nhỏ những đăng kí tham gia Cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn tại TP. HCM vào trung tuần tháng 12.2007 chỉ có 5 đạo diễn, trong đó riêng Nhà hát
Cải lương Trung ương đã chiếm 2/4 là đạo diễn Quỳnh Mai và Trung Kiên.


Quỳnh Mai và Trung Kiên cùng tốt nghiệp lớp Đạo diễn khóa 21 (2001-2005) do thầy giáo - đạo diễn NSND Lê Hùng làm chủ nhiệm. Hai vở diễn đầu tay của hai bạn trẻ đã để lại ấn tượng tốt. Và sau 2 năm, hai bạn trẻ lại cùng “tái xuất” vở thứ 2 trên sân khấu của Nhà hát Cải lương Trung ương để cùng dự thi. Cung phi Điểm Bích và Dấu ấn giao thời ra mắt đã gửi gắm một quan niệm làm cải lương rất mới từ góc nhìn của các đạo diễn trẻ, khắc phục được những nhược điểm thường thấy từ cải lương, đó là sự sáo rỗng trong ngôn từ, tiết tấu chậm và cả cách dàn dựng rườm rà, xa hoa... Tiết tấu hiện đại, cách dàn dựng chân thực, giản dị từ phục trang, trang trí cho tới phong cách dàn dựng và diễn xuất đã tạo sức hấp dẫn cho người xem. Những khắc khoải của các nhân vật lịch sử trong Cung phi Điểm Bích như Thiền sư Huyền Quang, Điểm Bích, vua Trần Anh Tông... trong tình yêu cho tới bây giờ chẳng hề lỗi nhịp bởi đạo diễn đã khai thác và đặt ra một vấn đề không bao giờ cũ, đó là khát vọng tình yêu của con người. Dấu ấn giao thời lại là cách nhìn mới từ góc khuất trong tâm hồn của những nhân vật mà đã từng gây biết bao tranh cãi về công và tội như Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung, vua Lý Huệ Tông...


Nữ tính và đầy cá tính. Quỳnh Mai đã tạo nên một tác phẩm lãng mạn nhưng cũng khá sâu sắc, đạo diễn đã khai thác được những miếng trò rất đắt từ nghệ thuật dân gian, lễ hội dân gian như hát ả đào, chầu văn, lên đồng, lễ hội linh tinh tinh phồng của người Việt cổ... Là đạo diễn nữ nên Quỳnh Mai đã khai thác nhân vật cung phi Điểm Bích ở mọi khía cạnh, tình yêu và nhu cầu đòi hỏi được yêu, được sống vì tình yêu còn mạnh mẽ hơn cả cô Thị Màu hay Súy Vân trong Chèo. NSƯT Thanh Thanh Hiền sau gần chục năm rời khỏi sân khấu của Nhà hát Cải lương Trung Ương đã tái xuất với vai Điểm Bích – nhân vật xuyên suốt của vở. Chị đã dành trọn hết tâm lực thể hiện để biểu đạt được những ý tưởng mà đạo diễn gửi gắm (Quỳnh Mai là bạn thân của Thanh Thanh Hiền).

>> Xem thêm: Tân Cổ Minh Vương, Lệ Thủy – 18 bài chọn lọc hay nhất

Với Triệu Trung Kiên, những kiến thức từ diễn viên, đạo diễn và cả sự đam mê học hỏi đã giúp anh hoàn thành tốt vai trò mới là tác giả. Hiện Trung Kiên đang học lớp Thạc sĩ sân khấu học của Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Khi học tới tác phẩm Rừng trúc, anh đã rất thú vị về giai đoạn lịch sử này. Chính tác phẩm đã gợi ý giúp anh trở ngược lại cách sau giai đoạn diễn ra vở Rừng trúc 10 năm, lí giải việc vì sao vua Lý Huệ Tông lại đi tu và cả mối quan hệ tay ba giữa Trần Thị Dung, Trần Thủ Độ và Lý Hụê Tông.


Để có được hai vở diễn đạt chất lượng này, phải cảm ơn Ban Giám đốc và tập thể nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trung Ương đã làm được một việc mà không phải đơn vị nào cũng có thể làm được cho đạo diễn trẻ đi dự thi.


Thúy Hiền (Theo Văn hóa)



hinh - Cải lương việt nam - sự trỗi dậy sau·100 năm?
Tháng Bảy này, sân khấu Cải lương Việt nam có đến bảy suất diễn với ba suất diễn cải lương nguyên tuồng. Trước đó, tháng 6/2019, sân khấu cải lương cũng nhộn nhịp với nhiều suất diễn cháy vé. Cải lương Việt nam có đang trỗi dậy sau cột mốc 100 năm?


Sàn diễn nhộn nhịp

Bảy suất diễn trong tháng 7/2019 đều của các sân khấu xã hội hóa với nhiều màu sắc khác nhau, từ chương trình tổng hợp: đờn ca tài tử, ca ra bộ, trích đoạn cải lương… như Cải lương - Trăm năm nguồn cội (công ty Green Horizon), tuồng xã hội Chuyện tình Khau Vai (sân khấu Đại Việt) đến cải lương tuồng cổ với Tân anh hùng náo (Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long)

Chuyện tình Khau Vai - một trong những tác phẩm được đầu tư tốt, với nhiều sáng tạo mới của sân khấu cải lương






Trong tháng Tám, Đoàn cải lương Vũ Luân sẽ mở màn vở Giang sơn và mỹ nhân. Ông bầu Gia Bảo cũng đã xin phép gia đình tác giả Loan Thảo và mời một số nghệ sĩ tham gia vở Lan và Điệp, dự kiến công diễn cuối tháng.

Đáng chú ý là ba vở diễn với ba đề tài, màu sắc khác nhau của Nhà hát Trần Hữu Trang sẽ đồng loạt ra mắt: Nhân danh công lý (tác giả: Lưu Quang Vũ, chuyển thể: Quế Anh), Lê Công kỳ án (tác giả: NSƯT Hữu Danh, chuyển thể: Phạm Văn Đằng), Nghề nuôi quan (tác giả: Đăng Minh). Đặc biệt, vở cải lương thiếu nhi Gạo vẫn là gạo, cũng dự kiến sẽ ra mắt khoảng cuối tháng Tám, đầu tháng 9/2019.

Từng có lúc sân khấu cải lương trở lại nhộn nhịp với hoạt động của các sân khấu xã hội hóa, nhưng liên tục cháy vé lại là điều khá bất ngờ. Thực tế này khẳng định, dẫu có trải qua nhiều thăng trầm, cải lương vẫn có sức sống mãnh liệt trong đời sống của người dân Nam bộ.

Khán giả đang quay lại với sàn diễn cải lương. Nhưng làm sao để giữ chân họ và phát triển một lớp khán giả mới?


>> Xem thêm: Tân Cổ Minh Vương, Lệ Thủy – 18 bài chọn lọc hay nhất


Cần thêm sự nỗ lực và chung tay

Nghịch lý của sàn diễn cải lương hiện nay là có vở diễn với nhiều sáng tạo mới, đầu tư lớn, được chăm chút, dàn dựng nghiêm túc… lại chưa thu hút được số đông công chúng; trong khi những vở giải trí đơn thuần, kịch bản cũng không mới, nhưng lại đông khán giả.

Lý giải cho điều này, nhiều người làm nghề chung quan điểm, đa phần khán giả hiện nay đến xem cải lương với tâm lý đi xem nghệ sĩ thần tượng và giải tỏa “cơn khát” cải lương nguyên tuồng. Cải lương chưa có nhiều tác phẩm đủ sức thuyết phục người xem cả về yếu tố nghệ sĩ thần tượng lẫn những sáng tạo mới, cách kể hấp dẫn, đầu tư đúng mức theo sự phát triển chung của xã hội và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng.


Trích đoạn kinh điển Đời cô Lựu đã có một phiên bản rất mới, đa chiều và đong đầy cảm xúc trong chương trình Cải lương - Trăm năm nguồn cội


Sự nhộn nhịp của sàn diễn cải lương việt nam hiện nay là tín hiệu vui, nhưng chưa đủ để khẳng định cải lương đang trở lại thời hoàng kim. Dù mỗi suất diễn, khán giả luôn chật kín khán phòng, NSƯT Vũ Luân vẫn trăn trở: “Tôi vẫn chưa thực sự hài lòng với sân khấu của mình, do còn quá nhiều thứ bó buộc: từ cơ sở vật chất, quy mô đầu tư đến thời gian tập luyện của diễn viên. Chúng tôi muốn các vở diễn chỉn chu hơn, tính nghệ thuật cao hơn, nhưng với khả năng có hạn của đơn vị xã hội hóa, để làm được như thế không dễ chút nào”.

Đồng quan điểm với NSƯT Vũ Luân, NSƯT Kim Tử Long nói: “Nếu chỉ nhìn qua những suất diễn cháy vé và số lượng vở trong tuần, mỗi tháng mà đánh giá, e chừng sẽ thiếu khách quan. Thậm chí, nếu cứ tiếp tục như những gì đã và đang có ở sàn diễn cải lương hiện nay, có khi khán giả sẽ lại bão hòa một ngày không xa”.

Khó có thể trông chờ sự đổi thay ngoạn mục từ các đơn vị xã hội hóa, nhiều sự chờ đợi đang hướng về Nhà hát Trần Hữu Trang - nơi có nhiều lợi thế từ cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư đến đội ngũ nghệ sĩ… Đặc biệt, sự thành công của các đơn vị xã hội hóa khi tổ chức diễn tại Nhà hát Hưng Đạo đã góp phần biến nơi đây thành điểm đến quen thuộc của khán giả cải lương.

Hơn lúc nào hết, khi sân khấu cải lương tư nhân đang rất sôi động, những người có trách nhiệm ở Nhà hát Trần Hữu Trang phải năng động để hòa vào dòng chảy chung.


Xử án Thượng Dương đầy sức sống mới với các nghệ sĩ thuộc thế hệ thứ năm của gia tộc Bầu Thắng - Minh Tơ

Thành phố cũng nên sớm ban hành những chính sách, quy định cụ thể, nhằm hỗ trợ các sân khấu xã hội hóa xây dựng tác phẩm, tổ chức biểu diễn và giới thiệu những tác phẩm được đánh giá cao đến đông đảo công chúng.



“Nhà hát Trần Hữu Trang đã xây dựng nhiều kế hoạch lâu dài, để ngoài nhiệm vụ phục vụ, tuyên truyền, nhà hát cũng phải đảm bảo cả việc xây dựng sân khấu cải lương có chất lượng, hấp dẫn công chúng. Ở giai đoạn này, ưu tiên là công tác quảng bá, giới thiệu tác phẩm đến với nhiều đối tượng khán giả. Khi công tác quảng bá tốt, vở diễn có nhiều người xem, các suất diễn đều đặn sẽ kích thích đội ngũ sáng tạo, nghệ sĩ, diễn viên cố gắng nhiều hơn, để cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Nhà hát cũng đang tổ chức những lớp tập huấn cho các đạo diễn đã hoặc sắp tốt nghiệp các trường đào tạo nghệ thuật, để sân khấu cải lương có thêm những đạo diễn chuyên môn trong dàn dựng và có kiến thức, sự am hiểu về sân khấu cải lương”.

Đạo diễn Phan Quốc Kiệt (Phó giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang)

Nguồn: Phunuonline.com.vn


Nickname : hinh
Tên thật : hinh
Sinh nhật : 06-18-1995
Email : hinh.mocgia1@gmail.com
Nghề nghiệp : Chưa có thông tin !
Sở thích : Chưa có thông tin !
Đến từ : Chưa có thông tin !
Tổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Chữ ký
Chưa có chữ ký !
Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
hinh TRÌNH BÀY
Bài hát
HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY