1. Chào mừng bạn đến với CLB Yêu Cổ Nhạc ANH EM ! Nếu đây là lần đầu bạn tham gia, để có thể cùng mọi người chia sẻ các vở cải lương hay hoặc thảo luận về các vấn đề trên diễn đàn vui lòng ĐĂNG KÍ thành viên !
Hoàng Minh - TCGD 100 phần trăm (Hùng Cường, Bạch Tuyết)
100 PHẦN TRĂM
Tân nhạc: Ngọc Sơn - Tuấn Hải
Cổ nhạc: Đông Phương Tử
Trình bày: Hùng Cường & Bạch Tuyết
Dàn nhạc: Năm Cơ - Hai Thơm - Văn giỏi
Hãng dĩa Continental phát hành trên dĩa nhựa 45 vòng
theo
G.P số 369 TBTTCH-BC3-XB ngày 23-01-1969.

NGHE TẠI TRANG CHỦ


TÂN NHẠC

Một trăm em ơi! Chiều nay một trăm phần trăm. Một trăm em ơi! Chiều nay một trăm phần trăm. Người anh yêu ơi! giờ đây lại cấm trại rồi nào đâu nàng biết tâm tư đời lính. Lòng anh nao nao mỗi khi ta hẹn nhau với em tâm tình.
Một trăm em ơi! Chiều nay một trăm phần trăm. Này em yêu ơi! Vì anh là lính chung tình thì em đừng trách (xin) em đừng hờn dỗi. Chiều nay không em thấy yêu em nhiều hơn cớ sao em (lại) buồn!

VỌNG CỔ

Nữ: 1_ Sáng Chúa nhựt trời xinh nhuộm sắc mây màu thi cảm, em ngóng thời gian ước hẹn đến thăm chàng. Suốt cả đêm qua em trằn trọc mơ màng.
Sáng Chúa nhựt khi bình minh vừa ló dạng, em đã trở mình tìm lược soi gương. Em chọn áo màu thạch nhũ anh thương, màu kỷ niệm của ngày đầu gặp gỡ. Lòng phơi phới nghe sóng tình dâng nhạc khúc đầy vơi, chẳng phút giây nào tim nguôi nhung nhớ.


Nam: Kìa em! Em chờ anh có lâu không?" Chắc là lâu lắm à hén. Anh xin lỗi em.
Em ơi! kẹt rồi, hôm nay giờ chót tụi anh được lệnh cấm trại 100 phần 100.
Anh không về được đâu. Thôi em ở đây thăm anh một chút rồi em về trước đi nghen. Mai mốt xả trại anh về anh thăm, anh đền em. Em chịu hôn?

2_ Sáng chúa nhựt trời xinh cho đôi mình thêm thương nhớ, đọc lá tình thư thấp thỏm ý mong chờ.
Bóng dáng thân yêu anh đã tôn thờ.
Sáng Chúa Nhựt em chờ anh ngoài cổng trại, ánh mắt ngời rực rỡ nụ cười son. Lệnh cấm quân bố trại sáng hôm nay, làm vỡ mộng bao ngày em mong đợi. Người yêu hỡi thấu chăng đời lính chiến, xin chớ ưu phiền tạm gác lại tình riêng..

NGÂM THƠ:
Nam ca: Giữa khi non sông mờ khói lửa.
Phải đâu là hội kết uyên ương
Nữ ca: Có tình nào không lưu luyến vấn vương
Nhưng em hiểu thế nào là người "NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH"

TÂN NHẠC:
Xin em nhớ cho rằng: "Chuyện lính biết trước được đâu" Mà dẫu lính hay đa tình nhưng mãi mãi vẫn yêu, chỉ yêu một người, một người mà thôi và yêu trọn đời. Một giây về phép... anh xin dành cho em thôi...

VỌNG CỔ
Nam ca: 5_ Tìm đâu những phút say mơ trong giờ thơ mộng, hai đứa mình dìu nhau đi nghe gió lộng cuốn mây chiều.
Càng nhớ bao nhiêu lại xót xa nhiều.
Vẫn biết em yêu người trai gió bụi là tự chuốc cho mình những buồn tủi sầu riêng. Nhưng chiến chinh còn xin gác lại chuyện tình duyên, ngày thơ mộng với vòng hoa chiến thắng.
Khúc nhạc ái ân vang lên khi quê mình chuyển động là bội ước người đi trong khói súng biên thùy.

TÂN NHẠC
Một trăm em ơi! Chiều nay một trăm phần trăm. Một trăm em ơi! Chiều nay một trăm phần trăm. Này em yêu ơi! Vì anh là lính chung tình thì em đừng trách xin (em) đừng hờn dỗi. Chiều nay không em thấy yêu em nhiều hơn. Cớ sao em buồn?

(Về vọng cổ)
6_ Chúa Nhựt trời xinh khi thanh bình đất nước, hai đứa cùng nhau sóng bước chung đường.
Những hận thù xưa cúi mặt trước tình thương, mang vết tích vùi sâu vào kỷ niệm.
THƠ
Trời Nam sáng đẹp muôn đời
Vần thơ sầu muộn thay lời hoan ca./.
Hoàng Minh - TCGD Thiệp hồng báo tin (Mỹ Châu - Tài Bửu Bửu)
THIỆP HỒNG BÁO TIN
Tân nhạc: Minh Kỳ, Huy Cường
Vọng cổ: Quế Anh
Trình bày: Mỹ Châu, Tài Bửu Bửu

NGHE TẠI TRANG CHỦ


TÂN NHẠC
NAM: Nhận được tin báo em lấy chồng
Bâng khuâng nhìn cánh thiệp buồn không?
NỮ: Hai năm sương gió tận miền xa
Mấy lần hồi âm vắng tin
NAM: Ngờ đâu giờ em lên xe hoa?
NỮ: Vì thời gian gian xóa tan hết rồi
NAM: Bao nhiêu lời ước hẹn đầu môi
NỮ: Không mang theo kỉ niệm buồn vui
Biết rằng tình ta thế thôi...
Thì đâu còn ước mộng..xa …vời.

VỌNG CỔ
1 / - NAM: Biết rằng em đã ra đi mang theo những buồn vui kỷ niệm… Đã hết rồi bao nhiêu là ước hẹn… thì anh đâu còn ước còn mơ chuyện ảo mộng…xa…vời.
NỮ: Thôi nhé mình xa nhau đến trọn đời!
NAM: Anh đã biết mình xa nhau mãi mãi
từ khi cánh thiệp hồng buồn bã báo tin.
NỮ: Xin anh đừng trách em vong phụ,
hai năm dài em mòn mỏi chờ mong
NAM: Hai năm sương gió tận miền xa
Lòng vẫn gởi ở quê nhà bên người yêu bé nhỏ.

( Nghỉ 08 nhịp )

2 / - NỮ: ( Giọng nhạc ) Vì thời gian xóa tan hết rồi…
bao nhiêu lời ước hẹn ngày xưa…
quên đi bao kỷ niệm ngày xưa …
biết rằng tình ta thế thôi chuyện xưa là giấc mộng xa rồi!

NAM: Chốn xưa giờ giá lạnh một phương trời.
Từ miền xa anh về đây vội vã…
Để lặng buồn nhìn theo chuyến xe hoa.
NỮ: Hai năm rồi anh biền biệt trời xa…
Không về đây cho em sầu em nhớ.
Để đến ngày nay đành mất nhau mãi mãi
Anh quay về chi nữa để buồn thêm?

TÂN NHẠC
NỬ: Anh ơi! Giờ đây pháo hồng tan tác rơi!
Đưa người em đi lấy chồng
Có người im lặng buồn trông
Nhìn theo hun hút bóng xe hoa
Đây những lòng mình tan nát rồi
Tình chết từ đây!
NAM: Giờ hành trang xếp xong hết rồi
NỮ: Mai sông hồ kết bạn làm vui
Ta không duyên số thì đành thôi!
NAM: Chúc người đẹp duyên lứa đôi
Và xin đừng nhắc nhở... đến tôi !

VỌNG CỔ
5 / - NỮ: Vĩnh viễn xa xôi còn chúc nhau chi những lời cay đắng. Mai anh đi rồi là xa vời thăm thẳm.. là bao nhiêu mộng thắm đã…phai…rồi!
Là nhớ, là thương là cay đắng nghẹn lời.
NAM: Nhìn chuyến xa hoa dần hút bóng
Nghe lòng mình hoang vắng buồn tênh.
NỮ: Hai năm dài chờ đợi vắng tin
Cứ ngỡ anh mãi mãi không về đây nữa?
NAM: Anh đã về đây chắc là lần sau cuối
Để trao nhau lời vĩnh biệt sau cùng!

( Nghỉ 08 nhịp )

6 / - NỮ: Thôi nhé từ đây vĩnh biệt nhau
Hai phương cách trở một niềm đau
NAM: Xe hoa một chuyến chờ em đó
Duyên nợ đôi mình hẹn kiếp sau
NỮ: Anh ơi! Về đây chi nữa lần sau cuối
Cho kẻ theo chồng vướng bước chân?
NAM: Anh về xếp lại hành trang
Chờ mai nối mộng bốn phương sông hồ.
Chiều nay xác pháo bay bay
Đưa người yêu cũ về xa theo chồng.
NỮ: Có người yên lặng buồn trông
Nghe chết trong lòng chuyện cũ ngày xưa./.
Hoàng Minh - TCGD Bóng nhỏ đường chiều (Thành Được 1965)
BÓNG NHỎ ĐƯỜNG CHIỀU
Tân nhạc: Trúc Phương
Cổ nhạc: Viễn Châu
Trình bày: Thành Được
Cổ Nhạc: Năm Cơ, Văn Vĩ
Hãng dĩa Hồng Hoa phát hành ngày: 20-01-1965 theo G.P số 271


TÂN NHẠC
Ai biết ai vì đời cùng ngược xuôi chung lối mòn, ngày tôi hai mươi tuổi em đôi tám trăng tròn đêm lạnh còn chăn đơn gối lẻ chưa buồn khi canh vắng khép đôi mi…

Cho đến hơn một lần tuổi trẻ như qua mất rồi ngày tim lên tiếng gọi xuôi tôi đến một người, tâm tình chiều nao trên phố nhỏ khi về lưu luyến mãi phút hẹn hò…

VỌNG CỔ
1_ Cánh phượng tung bay khi đường chiều nghiêng nắng đổ, lặng nhìn ai qua bóng nhỏ đứng… mơ màng. Cánh phượng bâng khuâng tan tác rụng bên đàng. Anh mở vòng tay đợi chờ em gái nhỏ để kể chuyện lòng cho đôi tuổi đầu xanh. Thuở chúng mình chưa nói chuyện ba sinh, anh hai mươi em đôi tám trăng tròn, những đêm buồn giá lạnh của mùa Đông. Mình vẫn cô phòng với chăn đơn gối lẻ…

2_ Khép đôi mi khuya rồi sương điểm trắng, mộng gần nhau khi đêm vắng canh tàn. Thế rồi bóng ngày qua như là giấc mộng kê vàng. Nhớ chiều xưa tâm tình trên phố nhỏ lòng hẹn lòng hãy vững dạ bền gan. Anh xa em là cả một trời tang cả vũ trụ cũng đượm buồn hiu hắt. Mở vòng tay rồi lạnh lùng khép lại. Anh xa em rồi tê tái dạ hoài mong…

Nói Lối
Thơ tôi viết nửa đêm ngoài chiến tuyến
Lúc canh tàn mượn gió gửi về em
Đợi ngày nào hết cách trở đôi tim
Ngồi kể chuyện vui buồn trong kỷ niệm…

Ngâm Thơ
Tôi ở nơi này em ở đâu
Trời thu bàn bạc ý thu sầu
Anh đi cho trọn thề non nước
Há ngại chia lìa cuộc bể dâu…

VỌNG CỔ
5_ Đọc mấy dòng thơ anh hẹn ngày trở lại có lẻ nước mắt em cũng tuôn rơi đẫm ướt lá… thơ tình. Từ độ anh vui theo nhịp bước quân hành. Luyến lưu nhau bởi lời ca tiếng nhạc, cảm thông vì cảnh ngộ điêu linh. Mộng nào hơn mộng của quãng ngày xanh, nhưng tình nào nặng hơn tình yêu sông núi. Tôi cất bước trên trường sa vạn lối xin gửi về em một mối u tình…

TÂN NHẠC
Tôi đến nơi hẹn hò đường chiều chiều nghiêng nắng đổ. Bàn tay thon nho nhỏ, đan tay rắn sông hồ. Ta nhẹ dìu nhau như tiếng thở. Thương này thương cho bỏ lúc đợi chờ…

6_ (về vọng cổ) Tay nắm bàn tay nhìn em qua nhịp thở, dìu nhau qua phố nhỏ ban chiều. Bỏ những lúc xa nhau hết sầu tủi khi đêm khuya lẻ bóng…
Nghiêng nghiêng nắng xế qua mành,
Có đôi bóng nhỏ đẹp tình đôi mươi./.
Hoàng Minh - TCGD Biệt kinh kỳ (Thành Được 1964)
BIỆT KINH KỲ
Tân nhạc: Minh Kỳ, Hoài Linh
Vọng cổ: Viễn Châu
Trình bày: Thành Được
Cổ Nhạc: Văn Vĩ - Năm Cơ
Hãng dĩa Lam Sơn phát hành ngày01/06/1964 theo G.P số 1044/XB


TÂN NHẠC
Bạn ơi quan hà xin cạn chén ly bôi
Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi
Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi
Trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi
Kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong hồn tôi

VỌNG CỔ
1. Bạn ơi có ai hỏi đến tên tôi bạn nói rằng tôi đã khoát chiến y ra ngoài trận tuyến một chiều đông vác súng biệt kinh kỳ.
Mái tóc xuân xanh sẽ nhuộm nắng biên thùy.
Có ai không bùi ngùi lưu luyến và chạnh lòng trước phút chia ly.
Bạn ơi chén rượu quan hà hãy cạn cùng tôi
Vì ngày mai tôi đã xa rồi
Tôi sẽ làm quen với mưa nắng tuyết sương của miền biên ải.

2. Chia tay nhau nắng chiều chưa ngã bóng,
Tôi ra đi chưa dám hẹn ngày về
Nhưng một đời trai sẽ giữ trọn lời thề
Cảnh thành đô của một chiều đông muộn
Như ngập ngừng chắn bước ly hương

THƠ
Chiều nay chớp bể mưa nguồn,
Mai gầy gầy nữa liễu buồn buồn thêm
Xa xôi có kẻ nâng rèm
Đếm hàng mưa dựng nhớ miền xa xôi.

NGÂM SA MẠC
Chén rượu quan hà uống nữa đi,
Ngày mai tôi sẽ biệt kinh kỳ.
Tôi đi nối lại tình sông núi
Đừng để tim sầu lệ ướt mi

VỌNG CỔ
5. Sương lạnh buổi tàn đông đã che khuất bóng hình của mẹ
nhưng con còn hình dung người từ mẫu đang tựa cửa nhìn theo chan chứa lệ thâm tình.
Con ra đi xây đắp mộng thanh bình.
Lời mẹ hiền thiết tha khuyên bảo
Con đây nguyền ghi tạc vào tim
Rượu quan hà chưa nhạt hơi men
Gió biên ải đã thổi về đô thị
Bạn hãy cạn đi chén rượu ngày đưa tiễn
Để cùng tôi ca khúc biệt kinh kỳ.

TÂN NHẠC
Bạn ơi! Khi nào ai hỏi đến tên tôi…
Đời tôi lính chiến cánh chim tung trời
Ngày nao khi đất nước hết binh đao
Giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu
Trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau…

VỌNG CỔ
6. Ngày ấy có tôi trong đoàn chiến thắng…
trở về đây trong ánh nắng thanh bình .
Còn ai có hỏi đến tên tôi bạn bảo rằng :
Đời tôi là người lính chiến,
Như chim vỗ cánh tung trời,
Biên cương đang sống cuộc đời quân nhân./.
Hoàng Minh - TCGD Giữa lòng đất mẹ
GIỮA LÒNG ĐÁT MẸ
Nhạc: Châu Kỳ
Cổ: Viễn Châu
Trình bày: Hữu Phước, Hương Lan
Cổ Nhạc: Y Vân, Văn Vĩ, Năm Cơ
Hãng dĩa: Hồng Hoa phát hành ngày 08/05/1968 theo G.P số 847

Mời nghe Hữu Phước - Hương Lan trình bày

http://cailuongso.com/Bai-hat/Giua-l...e/ZAMYYYX.html

TÂN NHẠC
Từ giã áo thư sinh lìa xa mái gia đình, đi giữa lòng đất Mẹ trãi bao nhiêu dâu bể đầy sóng gió điêu linh…
Đời còn lắm công danh người tranh đấu chưa thành, mưa gió còn giá lạnh nghìn đau thương canh cánh đất Mẹ vẫn nặng tình…

VỌNG CỔ
1_ Khoác áo thư sinh tôi lìa bỏ quê hương trong một chiều gió loạn kiếp mài râu chưa trắng nợ… tang bồng. Hai mươi mấy năm dư dày dạn bước phong trần. Nơi quê cũ khô cằn sỏi đá, chẳng biết những người thân thuộc có còn không? Cụm Hải Đường sau mấy trận gió đông chắc đã tả tơi rơi rụng bên tường. Chim chiều buông tiếng kêu sương như tiếng đoạn trường của quê hương sau mùa khói lửa…

2_ Những cô gái năm xưa còn đứng bên đồi cắt cỏ hay mái tóc xuân xanh đã vội để tang chồng… đất Mẹ ngày nay còn rực lớp than hồng. Bến đò ngang im lìm sóng nước đã lâu rồi vắng kẻ sang sông. Nẻo thiên lý bụi hồng vương vó ngựa cô gái quê tựa cửa trông chồng, mỗi lần gió lạnh vào đông, có ai khơi ngọn lửa hồng cho em…

NÓI LỐI
Cầu xin cho đất Mẹ ngày mai hàn bao đau thương xóa u hoài
Cho đời thôi buồn thôi sầu hận, cùng nói tiếng nói đất Mẹ tôi…

VỌNG CỔ
5_ Nhớ ánh trăng xưa nhớ bờ sông vắng nhớ làng quê mờ nhạt nắng… thu chiều. Ai đã làm cho đất Mẹ cảnh tiêu điều. Luống mạ giờ đây ai cày ai xới, hay bây giờ đã hoang phế tiêu sơ. Đêm đêm nhìn bầu trời sáng rực hỏa châu. Tôi đưa mắt hướng về quê Mẹ. Cầu mong chốn ấy thoát khỏi vòng binh lửa cho người dân được sống cảnh thanh bình…

TÂN NHẠC
Lệ mừng xót thương ơi tìm đâu thấy những người đi chết vì đất Mẹ vượt qua sông qua bể hồn chẳng chút đam mê. Rồi ngày nối duyên quê, đẹp thay dáng ai về. Đi giữa lòng đất Mẹ tình yêu thương nhân thế cho trọn tiếng hẹn thề…

6_ (về vọng cổ) đất Mẹ năm xưa bây giờ thành hoang vắng, nhớ làm chi thêm nặng mối ưu phiền. Mượn cánh chim bay về tận quê xưa để thăm hỏi mái lều năm cũ.
Quê hương khói lửa mịt mờ
Đất Mẹ bây giờ còn nguyên vẹn hay chăng./.
Hoàng Minh - Khai mạc Liên hoan Sân khấu Kịch nói toàn quốc tại TP HCM
Được sự chấp thuận của Bộ Văn hóa, - Thể thao và Du lịch và UBND TP HCM, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức "Liên hoan Sân khấu Kịch nói toàn quốc 2021" tại TP HCM từ ngày 3 đến 17-1.

Liên hoan đã khai mạc với vở "Cuộc hành trình tìm bức chân dung" của Nhà hát Kịch TP HCM, nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khán giả và văn nghệ sĩ.

NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, nhận định Liên hoan Kịch nói toàn quốc là hoạt động nghệ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho diễn viên và các đơn vị nghệ thuật kịch nói trong và ngoài công lập được giao lưu, trau dồi thêm về nghề, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật trên lĩnh vực kịch nói.

"Sân chơi này sẽ là nơi tôn vinh những sáng tạo trong lao động nghệ thuật, các văn nghệ sĩ xuất sắc, góp phần làm dày thêm thành tích, vinh danh những giá trị của nghệ thuật diễn xuất. Diễn đàn này còn giúp cho các cơ quan quản lý và các tổ chức tìm ra các giải pháp và phương thức hoạt động phù hợp thực tiễn vận động của văn học nghệ thuật nước nhà" - bà Thúy nhấn mạnh.


Sân khấu Trịnh Kim Chi là đơn vị dàn dựng vở kịch về đề tài Covid-19 tham dự liên hoan năm nay. Ảnh: SÂN KHẤU TRỊNH KIM CHI
Với quyết tâm vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19, nghệ sĩ làm nghề mong mỏi liên hoan sẽ là chất xúc tác cần thiết, đánh dấu giai đoạn hồi sinh cho các sân khấu kịch nói tại thành phố. Tại liên hoan năm nay, 20 đơn vị nghệ thuật ra mắt 26 vở diễn được đầu tư, dàn dựng trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh. Điều đáng tiếc đối với liên hoan là không thể tổ chức hội thảo để đúc kết một cách có hệ thống những thủ pháp dàn dựng, biểu diễn và lắng nghe sự phản hồi của công chúng.

NSND Trần Minh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Liên hoan, cho rằng nếu có thể tổ chức hội thảo dưới hình thức trực tuyến sẽ tạo được sự học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. "Tránh như Liên hoan ở Hải Phòng, nhiều vở chỉ có ban giám khảo ngồi xem, khán phòng vắng khán giả, các đoàn đến dự liên hoan, sau khi hoàn thành vở diễn đều ra về" - ông băn khoăn.

Một vấn đề khác được các nhà chuyên môn quan tâm là sân khấu kịch tại TP HCM bán vé chứ không phát vé mời. Sự phản hồi từ chính lực lượng người xem mua vé sẽ là kênh thông tin hiệu quả để trả lời câu hỏi "Khán giả hôm nay cần gì ở sân khấu kịch?".

Nếu xem nhẹ khâu tiếp cận khán giả, sẽ khó nhận dạng được những vở diễn chất lượng, vừa bảo đảm tính giải trí vừa định hướng tính thẩm mỹ. Làm được điều này có thể giúp ngăn được tình trạng các vở diễn đoạt giải bị "cất kho" vì không bán được vé sau liên hoan. Ngoài ra, đừng để liên hoan là nơi nghệ sĩ đến dự chỉ quan tâm mục đích đoạt huy chương để được xét danh hiệu, bỏ mặc trách nhiệm xây dựng diện mạo sàn diễn chuyên nghiệp.
"Liên hoan lần này sẽ đặt ra những câu hỏi cân não cho người làm nghề. Những vở diễn phải phản ánh được sự quan tâm của nhân dân, phản ánh cuộc sống hôm nay. Không trả lời được, đời sống kịch nói vẫn chỉ tồn tại trong hiu quạnh chứ không phải là đời sống thực" - NSND Trần Minh Ngọc nhấn mạnh.

T.Hiệp
Nguồn: NLDO


Hoàng Minh - Phi Nhung! Thôi rồi, sáo đã bay xa...
Phi Nhung! Thôi rồi, sáo đã bay xa...

Từ cô bé mồ côi mẹ, Phi Nhung trở thành "nữ hoàng băng đĩa" thập niên 1990, được ví như "con sáo" của làng nhạc dân ca, trữ tình.


Ca sĩ Phi Nhung qua đời ở tuổi 51, trưa 28/9 tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM sau hơn một tháng điều trị Covid-19. Dõi theo tình hình sức khỏe ca sĩ hơn một tháng qua, đông đảo nghệ sĩ, khán giả trong nước lẫn hải ngoại vẫn bàng hoàng. Trên Facebook, nhiều người đăng lại nhạc phẩm Lý con sáo Bạc Liêu (Phan Ni Tấn) - một trong những ca khúc nổi tiếng của Phi Nhung - tưởng nhớ chị: "Rồi thì sáo cũng bay xa/ Bỏ trên bến nước tiếng ca buồn hiu...".



Nét trong trẻo của Phi Nhung thuở mới vào nghề. Ảnh: Phi Nhung Fanpage


Phi Nhung đến với ca hát như nghiệp dĩ, dù bản thân vốn ngoại đạo. Thuở bé, tình yêu nhạc trữ tình, quê hương thấm dần vào chị mỗi lần nghe giọng Hương Lan vang lên từ các băng cassette. Chị tập hát mỗi khi ngồi trước cửa nhà, đong đưa võng ru em ngủ. Cuối thập niên 1980, cô gái 17 tuổi rời quê nhà Pleiku sang Mỹ định cư theo người thân. Sống cùng dì ruột ở Tampa, tiểu bang Florida, chị bươn chải mưu sinh, từ lau sàn nhà, quét dọn, bồi bàn đến may vá thuê. Những ngày đầu nơi đất khách, chị ấp ủ giấc mơ trở thành ca sĩ.

Ca khúc "Lý con sáo Bạc Liêu" (Phan Ni Tấn) - Phi Nhung. Video: Youtube Thúy Nga
+ Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.



Một lần, Phi Nhung gặp Trizzie Phương Trinh, vợ cũ Bằng Kiều, đang là ca sĩ khá đình đám trong làng nhạc hải ngoại - tại một ngôi chùa ở Florida. Mến tài ca hát và khuôn mặt khả ái của người em đồng hương, Trizzie thuyết phục Phi Nhung sang California, bắt đầu gây dựng sự nghiệp ca hát. Khi ấy, Phi Nhung đã làm mẹ đơn thân, nuôi con gái một tuổi với đồng lương nghề thợ may. Một tuần suy nghĩ, Phi Nhung nuốt nước mắt, ẵm con sang California vì không muốn con sau này khổ như mình. Chị từng cho biết khi ấy chỉ còn 300 USD trong người.


Những ngày đầu, mẹ con Phi Nhung ở nhà Trizzie Phương Trinh. Gửi con nhờ người quen chăm, ban ngày chị làm nhân viên bán đĩa nhạc cho một trung tâm ca hát, tối phục vụ nhà hàng. Tranh thủ thời gian rảnh, chị vào studio học xướng âm, hát theo giọng Bắc để theo đuổi dòng nhạc trữ tình. Lần đầu thử giọng, chị bị Trizzie chê hát dở vì "phát âm sai chính tả nhiều quá". Mỗi tối, chị lại nỗ lực tập hát tròn vành rõ chữ. Ròng rã hai năm, Phi Nhung ra mắt hai ca khúc đầu tiên - Nỗi buồn hoa phượng (Thanh Sơn - Lê Dinh) và Nối lại tình xưa (Ngân Giang), song không có album riêng, chỉ góp mặt trong đĩa hát chung của Hương Lan và Mỹ Huyền.


Góp mặt vào làng nhạc hải ngoại đầu thập niên 1990, Phi Nhung nhanh chóng đem lại luồng gió mới. Trước đó, Hương Lan đã phủ bóng lớn ở thể loại dân ca - trữ tình, thành công trên cả lĩnh vực tân nhạc và cổ nhạc. Đến lượt Phi Nhung, khán giả dần chú ý đến chất giọng mộc, thiên về bản năng, không chú trọng phô trương kỹ thuật thanh nhạc. Chị chọn lối ngân luyến vừa đủ nhưng vẫn nghe da diết, giọng hát như có chứa nước mắt. Chị dần trở thành ca sĩ được săn đón của nhiều hãng đĩa, trung tâm âm nhạc.


Năm 1999, MV Lý con sáo Bạc Liêu (Phan Ni Tấn) của chị được đầu tư 30.000 USD, lập tức tạo hiệu ứng khi ra mắt. Một năm sau, Phi Nhung trình làng MV Phải lòng con gái Bến Tre (nhạc: Phan Ni Tấn, thơ: Luân Hoán) với kinh phí 40.000 USD. Hình ảnh Phi Nhung trong tà áo dài xưa, tái hiện chuyện tình bên bến phà Rạch Miễu đi vào lòng nhiều thế hệ khán giả mê nhạc trữ tình - dân ca đầu thập niên 2000. Một giai đoạn, Phi Nhung được nhiều đồng nghiệp, khán giả xem là "nữ hoàng băng đĩa" với hơn 100 album solo - thuộc hàng kỷ lục của làng nhạc hải ngoại.


Dù sinh trưởng ở vùng cao nguyên, chị chinh phục người nghe với loạt bản hit về miền Tây sông nước. Ở nhiều ca khúc như Bông điên điển, Em về miệt thứ (Hà Phương), Chiều qua phà Hậu Giang (Nhật Ngân)... dù có các phiên bản khác nhau, số đông khán giả vẫn tìm đến Phi Nhung bởi một chất giọng khắc khoải, đong đầy nỗi buồn như cất lên từ chính số phận người hát.


Sự kết hợp với nghệ sĩ Mạnh Quỳnh giúp Phi Nhung duy trì vị thế hàng đầu làng nhạc dù sau này, các giọng hát mới liên tiếp xuất hiện.


Gặp nhau từ những năm 2000 trên sân khấu hải ngoại, đôi ca sĩ sớm kết thân bởi đồng cảm cùng nhau từ tuổi thơ sớm mồ côi, bươn chải từ nhỏ. Các màn song ca của họ đa phần đều không chuẩn bị kịch bản, thu hút khán giả với lối trò chuyện, đối đáp thân mật xen kẽ. Mạnh Quỳnh từng nói anh khâm phục Phi Nhung khi chạy show đều đặn, gánh kinh tế nuôi hơn 20 con nhỏ mà vẫn giữ chất giọng, làn hơi ổn định khi hát.


Từ những bản tân cổ đầu như Duyên nghèo (Mạnh Quỳnh), Đoạn cuối tình yêu (Tú Nhi, Mạnh Quỳnh, Loan Thảo), cả hai ghi dấu trong loạt tiết mục về tình quê hương. Họ dần trở thành cặp song ca được yêu mến nhất nhì thập niên 2000. Trong những lần hát chung sau này, Mạnh Quỳnh thường gọi Phi Nhung là "tri kỷ âm nhạc" bởi sự ăn ý, hòa hợp khi song ca.


Hồi tháng 8, hay tin chị lâm bệnh, anh nhắn nhủ: "Cố lên bạn tôi nhé. Ta còn nợ nhau nửa đời nghệ thuật còn lại. Mình đã đi bên nhau suốt một quãng đường dài nhiều chông gai, vất vả... Cũng như mình, cuộc đời này vẫn luôn cần bạn".


Vẻ ngoài hay tươi cười, Phi Nhung thường giấu bên trong nỗi đau về một tuổi thơ thiếu thốn tình thương gia đình. Cuối năm 2019, làm khách mời cho chương trình Ký ức vui vẻ, chị rơi nước mắt hồi tưởng thời thơ ấu nhiều sóng gió. Cha người gốc Tây Ban Nha, mẹ là một phụ nữ Pleiku. Khi mẹ có chồng mới, chị không thể gặp bà, cũng không được gọi người sinh ra mình là mẹ, phải ở bên ngoại một thời gian. Tuổi thơ chị là những ngày dằng dặc của buồn tủi. Vài năm sau, chị được mẹ đón về sống chung với cha dượng và năm người em cùng mẹ khác cha.


Năm chị hơn 10 tuổi, mẹ qua đời sau một tai nạn. Chị và các em chuyển về ở cùng ông bà ngoại khi cha dượng có vợ mới. Sau này, Phi Nhung thu âm ca khúc Tựa cánh bèo trôi (Hoàng Minh) như một cách ôn ký ức về người mẹ quá cố, về những ngày chị và em gái được mẹ hát ru cũng với bài hát này.


Cuối tháng 6/2020, nhân Ngày của Cha, Phi Nhung cho biết nói chưa bao giờ dám nghĩ mình có cha bởi gần 50 năm, chị không biết cha ở đâu, còn sống hay đã khuất. "Biết bao năm đã trôi qua, tôi tự hỏi ông có lúc nào nghĩ đến một giọt máu lưu lạc nơi phương xa hay không...", Phi Nhung từng cho biết.




Một lần trả lời phỏng vấn, chị thừa nhận dù trải qua nhiều cuộc tình sâu đậm, chị chưa đủ tự tin để đảm nhận trọn vẹn vai trò người vợ. Chị dồn hết tình thương chăm sóc các con - gồm một con ruột và hơn 20 con nuôi, trong đó có nhiều trẻ mồ côi, cơ nhỡ. Ca sĩ từng cho biết chọn sống độc thân để nuôi đàn con vì chị cũng là đứa không cha, không mẹ từ nhỏ.


"Đời tôi may mắn được những người tốt bụng cưu mang. Ông trời thương nên tôi được là một nghệ sĩ, sống trong sự yêu thương của khán giả. Khi nhận được quá nhiều thứ, tôi phải cho đi", Phi Nhung từng nói.

Mai Nhật
Theo VNE
Nickname : Hoàng Minh
Tên thật : Chưa có thông tin !
Sinh nhật : 07-10-1978
Email : Chưa có thông tin !
Nghề nghiệp : Chưa có thông tin !
Sở thích : Chưa có thông tin !
Đến từ : Chưa có thông tin !
Tổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Chữ ký
Chưa có chữ ký !
Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
Hoàng Minh TRÌNH BÀY
Bài hát
HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY