MỜI NGHE phiên bản ÚT TRÀ ÔN - TÔN TẨN GIẢ ĐIÊN (Nhịp 16)
Đây là đoạn trích 4 câu của bài hát trong bộ đĩa Longing For The Past: The 78 RPM Era In Southeast Asia.
MEM
MEM - Tôn Tẩn giả điên - VC nhịp 16 MEM - Tôn Tẩn giả điên - VC nhịp 16 Tôn Tẩn giả điên - VC nhịp 16 Tác phẩm ca cổ TÔN TẨN GIẢ ĐIÊN do một vị sư nhà Phật sáng tác và đã được Soạn giả VIỄN CHÂU biên soạn cổ nhạc nhịp 16. Hãng dĩa Asia đã thu âm và phát hành dĩa đá 78 vòng vào năm 1947 với giọng ca của ÚT TRÀ ÔN. 1-Úy trời đất ôi nỗi đoạn trường, cũng vì tôi quá tin thằng Bàng Quyên là bạn thiết của tôi, cho nên ngày hôm nay thân tôi phải ra đến nông nỗi. 2-Còn như công cuộc ngày hôm nay đây, bởi tôi không có cẩn thận cho nên bạn tôi nó mới đành nhẫn tâm, mà chặt đứt lấy một bàn chơn tôi. 3-Khi mà tôi ở trên non thì tôi đây quyết ẩn thân tu tâm dưỡng tánh luyện thuốc trường sanh mong thành chánh quả, đặng có tọa hưởng bồ đoàn. 4-Nào hay đâu thằng Bàng Quyên nó lên nó năn nỉ ỷ ôi, lời ngon tiếng ngọt, nó nói rằng, chúa của nó là một đấng minh quân chơn mạng, bởi vậy cho nên nó bảo tôi một một, hai hai cũng phải xuống mà đầu hàng. 5-Cho nên khi ấy tôi đây mới hạ san, thì thầy của tôi có cho tôi một bức cẩm nang lại dặn tôi rằng, hễ khi mà lâm nạn thì giở ra xem rồi liệu chước biến quyền. 6-Vậy thì tôi vọng nguyện tôn sư, khai thơ cứu mạng, ủa sao tôi chẳng thấy điều chi lạ chỉ thấy trong thơ sao có một chữ cuồng. Ờ phải rồi, đây là thầy tôi bảo tôi giả điên đặng có thoát thân. 7-Ý xê xê bây ra bây ơi, dang dang bây ra, đặng tao lên cung trăng kiếm chị Hằng Nga, hỏi thăm chỉ coi năm nay chỉ được là bao nhiêu niên kỷ. 8-Rồi tôi chui xuống đất coi đất mỏng hay là dày, đặng có dời non tát biển lấp sông, bắt Long Vương lên tra khảo hỏi coi nó có biết tên của tôi hay là không. 9-Không, không có thế nào ai mà biết tôi đâu, tôi đây là con của Trời cháu của Phật, tôi là vua là chúa, là tướng là quân, là trù phòng tễ nhục. 10-Tôi giỏi lắm tôi biết ca mà tôi biết hát, lại với biết đờn, tôi biết hò mà tôi biết nói thơ nữa, vậy thì bà con cô bác hãy ngồi lại đây lẳng lặng mà nghe cái ngón đờn tuyệt diệu của tôi. Hò xê cống xê xang hò, xự liếu cống xang xề xang. 11-Bây giờ buồn quá để nói thơ cho bà con cô bác nghe chơi. Buồn cười cho vua Trụ đa đoan, mê nàng Đắc Kỷ rồi lại giết oan hết cả trào, nói qua đến lúc Vua U yêu ấp ả má đào. 12-Ẩm ôm nàng Bao Tỷ mà giặc vào cũng không có hay. Còn vua Kiệt có tánh hay say, nghe lời của Muội Hỷ rồi lại giết oan tôi Long Phùng. 13-Hò hơ chết tôi thì tôi chịu, đừng có bận bịu bớ điệu chung tình, hò hơ con nhạn bay cao rồi cũng khó bắn, hò hơ con cá ở ao huỳnh rồi cũng khó câu. 14-Than ôi nào là bã lợi danh, mùi phú quý thì nó thường làm cho con người phải đảm chìm trong bể khổ trần ai, nào xa cha cách mẹ lìa xứ xa quê, nên tấm thân này không có trọn hiếu trọn trung. 15-Vậy có ai đi cho tôi xin nhắn với Tề Vương rằng hiện bây giờ tôi đã lâm cơn tai nạn, họa may người có động mối từ tâm mà sai ai đem tôi trở về trào. 16-Nên bây giờ tôi phải bỏ cái lúc bi ai, bỏ hồi buồn thảm, thì tôi mới trong mong có ngày trở về nhà đặng mà viếng tổ dinh tông. 17-Trời đất ơi! Tôi mãng lo tư tưởng mà quên cái sự giả cuồng, vậy bây giờ lôi phải giả điên. Cả kêu bớ chị đưa đò, kêu hoài sao chẳng thấy con đò nó đưa. Càng chờ, càng trông, càng đợi, càng trưa buổi đò. 18-Vui cha chả là vui. Kìa kìa Tề Thiên Đại Thánh đang dự hội bàn đào. Kim Đồng, Ngọc Nữ đứng hát ca xang, trống đánh ình, ình, nhạc trỗi tang tình tang, ai vui thú đâu tôi không có biết, chỉ có một mình tôi đây phải đứng thở ngồi than. 19-Này Quỉ Cốc tiên sinh thầy ôi, nếu như con mà thoát khỏi nạn nguy thì con đây nguyện trường chay giái sát, hầu có theo níu chơn thầy. 20-Đặng hôm sớm kệ kinh, huỳnh đình tụng niệm, nguyện tiêu tan chướng lục dục thất tình. Thầy ôi nếu mà con thoát khỏi nạn rồi, không có thế nào con dám tái phạm đến một lần thứ hai. MEM - Tôn Tẩn Giả Điên (VC) Mời nghe phiên bản ÚT TRÀ ÔN - TÔN TẨN GIẢ ĐIÊN trước 1975 Mời nghe phiên bản HỮU PHƯỚC - TÔN TẨN GIẢ ĐIÊN sau 1975 MEM - Tình Mẫu Tử - Cô Tư Sạng MEM - Diễn viên Quý Bình qua đời ở tuổi 42 Công nhận giọng Quý Bình trầm ấm và hay thật! Nghe cái nhận ra liền luôn. MEM - Hãng đĩa Continental, Sơn Ca, Premier MEM - Hãng đĩa Continental, Sơn Ca, Premier MEM - Nữ nghệ sĩ DIỆP TUYẾT ANH Nữ NS Diệp Tuyết Anh sinh năm 1950, qua đời lúc 9h30 ngày thứ Sáu, 24.01.2025. MEM - Ca sĩ - bác sĩ TRUNG CHỈNH Mời cả nhà cùng thưởng thức lại GIỌNG CA TRUNG CHỈNH qua các bài tân nhạc và tân cổ giao duyên thu thanh cùng các nghệ sĩ trước 1975 ![]() http://cailuongso.com/Album/TRUNG-CHINH/ZAMAWAL.html MEM - Ca sĩ - bác sĩ TRUNG CHỈNH Một số hình ảnh ca sĩ Trung Chỉnh trước 1975 MEM - Ca sĩ - bác sĩ TRUNG CHỈNH BÁC SĨ, CA NHẠC SĨ TRUNG CHỈNH (4/1/1943 - 15/2/2025) nhạc (mất năm 1979). Ba mất sớm năm anh vừa lên bảy, mẹ cũng đã qua đời năm 1980. Từ những năm đệ lục đệ ngũ (1956-59), cậu học sinh Huỳnh Văn Chỉnh đã làm quen với cây guitar phím lõm và đờn cổ nhạc. Tới năm 1960 qua học trường công lập Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, anh chuyển sang tân nhạc nhờ thầy Đoàn Thể Hồng dìu dắt, dạy hòa âm. Thầy Hồng tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc, là con của thầy Hai, người em của thầy Hồng lúc ấy học chung với Trung Chỉnh. Năm 1963, đậu xong Tú Tài, sinh viên Huỳnh Văn Chỉnh lên Sài Gòn vào học dự bị y khoa. Sang năm sau 1964 thì bắt đầu học trường Y năm thứ nhất và từ đó, anh khởi sự sinh hoạt văn nghệ nhiều hơn. Lần đầu tiên cậu sinh viên y khoa đam mê văn nghệ gặp nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Tấn An vào năm 1965, được Tấn An đặt nghệ danh là Trung Chỉnh, và thu âm cho hãng dĩa Việt Nam hai bài song ca 7000 Đêm Góp Lại của Trầm Tử Thiêng với Phương Dung và Rồi 20 Năm Sau hát với Hà Thanh. Cuối năm 1966, Trung Chỉnh qua hãng dĩa Sóng Nhạc thu băng bài Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương (Minh Kỳ) với Hoàng Oanh. Cũng trong năm 1966, truyền hình Việt Nam ra đời, và ngay từ những ngày đầu, Trung Chỉnh đã có mặt trong các chương trình hợp ca cộng đồng với Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Hà Thanh, Hoàng Oanh, Quỳnh Giao… Đài truyền hình khi ấy phát hình trắng đen, quay hình trước trong ngày rồi chiều tối mới phát sóng. Sang năm 1967, Trung Chỉnh được mời hát đơn ca cho đài nhiều hơn. Trong năm này, Trung Chỉnh thu với Thanh Tuyền bản Nhịp Cầu Tri Âm của Hoài Linh. Trong khoảng năm 1967-68, Trung Chỉnh sinh hoạt trong ban Hoa Tình Thương dưới quyền Tướng Cao Văn Viên. Cũng vì quá đam mê văn nghệ, cho dù chưa bao giờ thi rớt, anh suýt bị đuổi khỏi trường Quân Y vì cứ lén nhà trường đi hát. May là cầu cứu được Tướng Viên xin nhà trường cho trở lại học tiếp. Thế là năm 1969 trường Quân Y ra lệnh cấm không cho anh đi hát nữa nếu muốn tiếp tục học tại trường. Năm 1969 cũng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của anh khi chàng bác sĩ điển trai, trẻ trung, lịch lãm đang thực tập ở bệnh viện Bình Dân lập gia đình với nàng Kim Phượng xinh đẹp trường Gia Long vào ngày 18 tháng 2. Chàng tình cờ quen nàng năm trước đó, khi chàng từ bệnh viện ra, xe bể bánh phải chờ vá, còn chàng cùng người bạn vào quán sinh tố gần bệnh viện ngồi đợi. Nàng là em gái cô chủ quán, đang ra phụ cho chị. Hai người quen nhau và chưa đầy một năm sau làm đám cưới. Năm 1970 sanh cháu gái đầu lòng Huỳnh Khánh Dung, năm 1973 thêm cháu trai Huỳnh Tấn Khôi, 1976 cháu gái Huỳnh Thùy Dung, và 1979 út nam Huỳnh Khôi Việt. Bác sĩ Trung Chỉnh tốt nghiệp Quân Y khóa 18 vào lúc chiến cuộc tại Việt Nam đang ở những giai đoạn khốc liệt cuối năm 1971. Gặp ngay lúc "Mùa Hè Đỏ Lửa" 1972, đơn vị anh được điều ra Quảng Trị và liên tục chiến đấu chống Cộng Sản cho đến năm 1975. BS Chỉnh được thăng chức đại úy nhưng chưa kịp lãnh thẻ căn cước thì biến cố 1975 xảy ra. * * * Sau biến cố tháng 4 năm 1975, BS Chỉnh đi tù cùng các quân y sĩ Quân Lực VNCH tới giữa năm 1976 thì được thả. Anh về làm ở bệnh viện Phước Kiến, Chợ Lớn khoảng 3 năm. Ngày 31 tháng 5 năm 1979, anh cùng vợ và 4 con, lúc ấy con út mới 3 tháng, vượt biển ra đi. Trong một cuộc phỏng vấn, anh kể lại hành trình vượt biên: “Chúng tôi về Mỹ Tho để đi, tại vì họ tổ chức ở đó. Từ Mỹ Tho, vào nửa đêm chúng tôi đi ra biển. Con đường đi nó thiên nan vạn nan, chúng tôi đi một lần mà thành hai. Chúng tôi không được may mắn vì thứ nhất là cái tàu của chúng tôi, họ định đi chỉ 200 người thôi. Thế nhưng người chủ tàu tham lam, họ lấy tới 338 người tức là chở thêm một trăm mấy chục người nữa. Tất nhiên người lớn thì trả tám cây vàng, con nít bốn cây. Họ chở đông người thành ra cái tàu không vững, ra khơi có khi nó muốn chìm. Thế nhưng cũng may mắn là trời tháng 5, thực tình mà nói, cuối tháng 5 qua tháng 6 thì biển êm lắm. Biển êm lắm nhưng người tài công là trung úy hải quân nhưng anh không có kinh nghiệm về hải hành… Chúng tôi cứ đi lạc mãi cho đến nỗi bị cướp Thái Lan ăn cướp 2 lần. Cho tới ngày thứ 8 chúng tôi đi vô tới địa phận của Mã Lai. Lúc bấy giờ chúng tôi vô cái tỉnh đó gọi là Kotabaru, tức là nó nằm ở miền nam Thái Lan, miền bắc của Mã Lai, cách biên giới Thái Lan 10 cây số. Thực ra, không dễ dàng vô đâu. Lính nó canh bờ biển mà. Họ biết người Việt Nam lúc bấy giờ đổ vào rất nhiều. Mà lúc đó đổ vào nhiều thật. Khi vô tới nơi đó thì mấy người mà gọi là trưởng ban tổ chức của tàu bị lính Mã Lai nó đánh, nó đánh dữ lắm. Sau đó thì chúng tôi phải đục tàu vì (như vậy) nó không có lý do nó đuổi mình trở ra tàu được”. Tàu cặp được vào Mã Lai, mọi người được đưa lên bờ cho chích ngừa, hồi sức tạm thời rồi lại dồn lên các chiếc tàu, đẩy trở ra khơi, mà theo lời giới hữu trách ở đó nói gạt rằng sẽ đưa qua trại tị nạn Pulau Bidong. Nhưng thực ra, họ kéo các chiếc tàu khốn khổ, mỗi tàu chứa hàng trăm người tị nạn ra khơi rồi cắt dây bỏ mặc cho trôi tiếp. BS Chỉnh kể lại, chuyến đi đó đúng là định mệnh vì số người trên tàu đi cùng với gia đình anh từ Việt Nam bị chia làm hai. Hai chiếc tàu cùng bị tàu Mã Lai kéo ra khơi, bị bỏ rơi, nhưng một chiếc không may gặp tàu Liên Sô bị kéo về Việt Nam. Còn chiếc chở gia đình anh thì suốt nửa tháng lây lất trên biển khơi, thêm một số người nữa thiệt mạng. Một kỷ niệm mà BS Chỉnh nhớ mãi là cơ hội đỡ đẻ cho một sản phụ ngay trên tàu, không một dụng cụ y khoa. Anh dùng chỉ may và kéo sát trùng bằng cồn, đỡ được một cậu bé kháu khỉnh ra đời. Đến tháng 7 năm 1979, tàu tấp vào đảo Pulau Luot của Nam Dương. Đây là một đảo nhỏ, thiếu thốn tiện nghi, thực phẩm, thuốc men, lại thêm chục người bỏ xác nơi này. Cả gia đình BS Chỉnh bị sốt rét. Giới chức trên đảo cầu cứu Liên Hiệp Quốc. Cao Ủy Tị Nạn LHQ cho tàu đến chở người tị nạn qua trại ở Galang. Từ trại tị nạn, gia đình BS Chỉnh được một người bà con xa bảo lãnh đi Denver, Colorado. Cả nhà đến Mỹ ngày 30 tháng 11 năm 1979. Ba năm đầu cơ cực trên xứ người, nhưng được hít thở không khí tự do, anh Chỉnh đi học Anh văn ở đại học cộng đồng và học luyện thi để trở lại ngành y, trong khi chị Kim Phượng đi làm công nhân một hãng sản xuất ribbon cho máy đánh chữ, lương khi đó 2.75 Mỹ kim/giờ. Tháng 8 năm 1981, chị thi đậu vô ngành bưu điện. Anh Chỉnh học tiếp nội trú ở Louisiana từ năm 1983 đến 86, rồi về Oklahoma City, tiểu bang Oklahoma, định cư cùng gia đình, làm cho một nhà thương của chính phủ. Tại đây, anh cũng mở thêm phòng mạch tư nhân. Năm 2004, anh nghỉ hưu và gia đình dọn về California. Hai năm đầu, anh làm cho tổ hợp y tế của BS Michael Đào. Tháng 10 năm 2006, BS Chỉnh mở phòng mạch riêng trên đường Bolsa, ngay trung tâm Little Saigon, vừa rồi kỷ niệm 10 năm thành lập. * * * Sau khi dọn về California nắng ấm, nơi có Little Saigon, thủ đô tinh thần của cộng đồng người Việt tị nạn, BS Trung Chỉnh trở lại sân khấu âm nhạc. Đầu tiên, năm 2004, anh xuất hiện trong Thúy Nga Paris By Night số 73 cùng với Hoàng Oanh trong liên khúc Chuyện Chúng Mình (Trúc Phương), Ngày Sau Sẽ Ra Sao (Vân Tùng). Anh thu hình thêm 2 cuốn nữa cho Trung Tâm Thúy Nga số 76 và 85, cũng song ca với Hoàng Oanh. Năm 2006, BS Trung Chỉnh hát trong Asia số 50 với Hoàng Oanh bài Chuyến Đi Về Sáng (Trần Thiện Thanh) và liên tục thu hình những năm sau đó trong các cuốn băng nhạc số 52, 54, 58, 61, 66, 67, 73, 74, 75… những sáng tác của Trầm Tử Thiêng, Song Ngọc, Hoài Linh, Duy Khánh, Trúc Phương… hát chung với Chế Linh, Thanh Lan, Phương Dung, Ngọc Minh, Ngọc Đan Thanh, Doanh Doanh… do Trung Tâm Asia thực hiện. Ngày 13 tháng 11 năm 2011, BS Trung Chỉnh tổ chức một chương trình kỷ niệm 45 năm ca hát và 40 năm hành nghề y khoa tại một nhà hàng ở Westminster, California. Ngày 13 tháng 11 năm 2016, BS Trung Chỉnh thực hiện một chương trình thu hình, dàn dựng công phu trên sân khấu Saigon Performing Arts Center ở Fountain Valley. Chương trình đánh dấu 50 năm sinh hoạt văn nghệ của ca sĩ Trung Chỉnh có sự tham dự của Thanh Tuyền, Thanh Lan, Ngọc Đan Thanh, Mai Lệ Huyền, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Quốc Anh, Tuấn Châu, Diễm Liên, Ngọc Quang Đông, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, vũ sư Quốc Dương, MC Minh Phượng, MC Trần Quốc Bảo… (trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trên tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ / Việt Tide số 92 phát hành tháng 11 năm 2016). Theo nguồn tin từ MC Trần Quốc Bảo, ca sĩ kiêm bác sĩ Trung Chỉnh đã qua đời ngày 15/2/2025 (giờ Mỹ) tại California, hưởng thọ 83 tuổi. MEM - Nữ NS DIỆP TUYẾT ANH qua đời Gặp cô nhiều lần, có xin được tấm hình nào trước 1975 của cô ko Nắng? MEM - Cần tìm vở cải lương tấm cám Anhkiet kết bạn mình hướng dẫn cho. memhuynh@gmail.com hoặc điện thoại 0903010130 nhe. MEM - HDCD TÂN CỔ TUYỂN CHỌN [iso trọn 13 bộ cd] Để anh kiểm tra lại coi. Lâu quá ko quá biết có down lại iso ko nữa. hix MEM - Liên hoan cải lương toàn quốc 2024 danh sách và thời gian thi 34 vở diễn Nickname : MEM
Tên thật : Huỳnh Minh Em
Sinh nhật : 11-06-1978
Email : admin@cailuongso.com
Nghề nghiệp : MKT
Sở thích : Cầu lông, bơi lội
Đến từ : Bình Thạnh Chủ nhiệm CLB Cổ nhạc Anh EmTổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Chữ ký
Thưởng thức cải lương, kết tình mộ điệu Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
|
![]() Bài hát
|