1. Chào mừng bạn đến với CLB Yêu Cổ Nhạc ANH EM ! Nếu đây là lần đầu bạn tham gia, để có thể cùng mọi người chia sẻ các vở cải lương hay hoặc thảo luận về các vấn đề trên diễn đàn vui lòng ĐĂNG KÍ thành viên !
MEM - CHUÔNG VÀNG VỌNG CỔ 2024 - cập nhật

Hướng dẫn đăng ký dự thi Chuông vàng vọng cổ 2024

Từ ngày 6/5/2024 đến 22/6/2024, Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 năm 2024, sẽ chính thức nhận bài dự thi Vòng thử giọng qua hình thức online.

Trong suốt 18 năm, Chuông vàng vọng cổ đã trở thành sân chơi quen thuộc của những người có đam mê với cải lương. Nơi ươm mầm, tìm kiếm thế hệ kế thừa cho bộ môn nghệ thuật truyền thống dân tộc. Năm 2024, Chuông vàng vọng cổ sẽ bước vào một hành trình mới, kiên trì với nhiệm vụ thắp lửa và truyền lửa, mong tiếp tục góp sức vào sự nghiệp gìn giữ tinh hoa văn hóa đặc sắc của Nam Bộ.
Nhằm giúp đông đảo người dân có thể dễ dàng đăng ký tham gia, Ban Tổ chức cuộc thi vẫn duy trì hình thức tuyển sinh online. Thể lệ như sau:

- Công dân Việt Nam có độ tuổi từ 16 đến 35 yêu thích nghệ thuật cải lương đều có thể đăng ký dự thi. Đối với thí sinh dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo Pháp luật.
- Phiếu đăng ký dự thi
(theo mẫu).
- Đảm bảo sức khỏe, thời gian, chấp hành Điều lệ, quy định, quy chế của cuộc thi và sự sắp xếp, bố trí của Ban Tổ chức cuộc thi.
Tải tại đây: Mẫu đăng ký dự thi
Đăng ký dự thi:

Thí sinh tự thu hình clip bài dự thi và nộp clip bài dự thi, Phiếu đăng ký dự thi về cho Ban Tổ chức cuộc thi từ 7 giờ ngày 6 tháng 5 đến hết 16 giờ ngày 22 tháng 6 năm 2024, theo một trong các hình thức sau:
- Thông qua: Zalo của chương trình HTV official, số điện thoại 0967299808
- Thông qua địa chỉ: chuongvangvongco@htv.com.vn
- Thông qua Fanpage Chuông vàng vọng cổ:
https://www.facebook.com/ChuongVangVongCo.HTV

Thí sinh chỉ được nộp 01 clip bài dự thi mỗi tuần về cho Ban Tổ chức.

(Bài dự thi có thể được ghi hình bằng các thiết bị chuyên dụng hoặc điện thoại cầm tay). Các thí sinh nếu chưa được bình chọn cao nhất tuần vẫn có thể gửi bài dự thi vào các tuần kế tiếp (có thể gửi 6 tuần liên tiếp) nhưng không được sử dụng lại bài dự thi đã gửi trước đó.

Thí sinh được vào vòng Sơ tuyển khi đến dự thi phải đem theo 2 tấm ảnh 4x6 và giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân) để tính tuổi theo quy định.

Thí sinh đã vào đến Vòng Chung kết xếp hạng cuộc thi Chuông vàng vọng cổ năm 2023 được ưu tiên tuyển thẳng vào Vòng Tuyển chọn năm 2024.
Riêng thí sinh đoạt giải Chuông Vàng, Chuông Bạc, Chuông Đồng (giải Ba) của các cuộc thi trước không được dự thi.

Thông tin về cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19 năm 2024 sẽ được cập nhật thường xuyên tại website www.htv.com.vnfanpage Chuông vàng vọng cổ.
Đài Truyền hình TP.HCM
MEM - Hai ấn phẩm tưởng nhớ soạn giả Lê Duy Hạnh

Hai ấn phẩm tưởng nhớ soạn giả Lê Duy Hạnh

Hai ấn phẩm tôn vinh soạn giả Lê Duy Hạnh - tên tuổi gạo cội của sân khấu miền Nam - ra mắt sau một năm ông qua đời.
Tuyển tập kịch bản cải lương - Nhà Xuất bản Sân khấu phát hành, và Lê Duy Hạnh - Miền nhớ: Tuyển tập tác phẩm - Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, được giới thiệu sáng 4/8 tại trụ sở Hội sân khấu TP HCM. Hai tác phẩm giới thiệu 18 kịch bản tiêu biểu trong sự nghiệp soạn giả, như Tâm sự Ngọc Hân, Miền nhớ (cải lương), Bùi Thị Xuân hồi kết cục, Người cáo, Trời Nam (hát bội), Chuyện lạ, Vua thánh triều Lê (kịch nói), Diễn kịch một mình, Hoàng hậu của hai vua (kịch một nhân vật).





Soạn giả Lê Duy Hạnh (1947-2023). Ảnh: Thanh Hiệp
Theo đạo diễn Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội sân khấu TP HCM, hai tuyển tập là nguồn tham khảo quý cho công tác biên kịch, nhất là với các sinh viên, học viên ngành sân khấu. Đạo diễn cho biết soạn giả để lại hơn 60 kịch bản, đa số là kịch nói và cải lương. Trong đó, nhiều đầu kịch khá phức tạp, khiến nhiều thế hệ nghệ sĩ phải động não khi dựng vở. "Một số tác phẩm kịch nói hiện đại của ông tích hợp chất liệu chèo, tuồng, cải lương, trong khi các vở truyền thống như cải lương, hát bội lại mang hơi thở hiện đại", Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu nhận xét.
Trong buổi tưởng nhớ, nhiều nghệ sĩ tri ân soạn giả - người góp công mở đường cho sân khấu xã hội hóa thành phố phát triển. Nghệ sĩ Thành Lộc cho biết thập niên 1980, nhiều gương mặt tốt nghiệp từ trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM) nhưng không có đơn vị nào nhận về. Ông Lê Duy Hạnh - khi đó là Tổng thư ký Hội sân khấu - thành lập Câu lạc bộ Sân khấu Thể nghiệm, tạo "đất sống" cho nhiều đạo diễn, nghệ sĩ trẻ.


Bà Hoàng Thị Hạnh - vợ soạn giả Lê Duy Hạnh - cùng gia đình xúc động khi tưởng nhớ ông, sáng 4/8. Ảnh: Tuyết Nguyễn
Nơi đây giới thiệu nhiều tác phẩm với phong cách nghệ thuật mới lạ từ hình thức dàn dựng đến chủ đề, gây chú ý trong giới mộ điệu. Sau này, câu lạc bộ trở thành Nhà hát sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần, cái nôi đào tạo của loạt tên tuổi như Thành Lộc, Việt Anh, Quốc Thảo, Hồng Vân, Hồng Đào, Minh Trang, Ái Như.
"Tôi may mắn có 10 năm là diễn viên sân khấu 5B, nhờ đó kỹ năng diễn xuất được phát triển toàn diện. Người có công chắp cánh cho các đạo diễn, diễn viên trẻ phát huy sáng tạo không ai khác là ông Lê Duy Hạnh. Chúng tôi luôn nhớ về ông như một người anh trong nghệ thuật", nghệ sĩ Thành Lộc cho biết.
Soạn giả Lê Duy Hạnh quê tại Bình Định, bắt đầu đam mê sân khấu từ năm 12 tuổi khi được xem vở cải lương Người vợ không bao giờ cưới (tác giả: Kiên Giang - Phúc Quyên), do Thanh Nga đóng vai sơn nữ Phà Ca. Lúc đó, ông ngạc nhiên khi chứng kiến một tác phẩm xuất sắc, từ đó học sáng tác kịch bản. Năm 1976, ông viết vở Sau ngày cưới, Thanh Nga vào vai một bà mẹ hy sinh cho cách mạng.


Hai tác phẩm tưởng nhớ soạn giả Lê Duy Hạnh nhân một năm ngày mất. Ảnh: Thanh Hiệp
Ông bắt đầu sáng tác kịch bản sân khấu lịch sử năm 1980 với tác phẩm Tâm sự Ngọc Hân. Vở kịch được Đoàn Cải lương Văn công TP HCM diễn trên 700 suất, tạo dấu ấn cho nghệ sĩ Mỹ Châu (vai Ngọc Hân) và nghệ sĩ Tuấn Thanh (vai Nguyễn Huệ). Nhiều kịch bản khác của ông sau đó tiếp tục gây tiếng vang, như Hoa độc trong vườn (viết về Ngô Quyền), Lý Chiêu Hoàng, Hoàng hậu hai vua (Dương Vân Nga), Hồn thơ ngọc (Ngọc Hân), Dời đô (Lý Công Uẩn), Sáng mãi niềm tin (Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong).

Ngoài ra, ông sáng tác nhiều kịch bản hình thức thể nghiệm như: Người cáo, Chuyện lạ, Hồn tuồng, Diễn kịch một mình, Trở về miền nhớ, Thần tượng thực, Nỗi đau nhân loại. Một thời gian, ông giữ chức Chủ tịch Hội sân khấu TP HCM, xây dựng cuộc thi Trần Hữu Trang để khuyến khích các tài năng trẻ. Ông từng đoạt giải thưởng Nhà nước, Huân chương lao động hạng nhất và nhiều giải thưởng.
MEM - Nữ NS THẢO NGUYÊN qua đời ở tuổi 57
VĨNH BIỆT NỮ NGHỆ SĨ THẢO NGUYÊN (1967-2024)
http://cailuongso.com/Album/Thao-Nguyen/ZAMAWAP.html

Nữ nghệ sĩ Thảo Nguyên là một trong những cô đào nhì nổi tiếng của sân khấu tuồng cổ. Thời những năm cuối 1980 đầu 1990, bên cạnh sự thăng hoa của các cô đào chính Tài Linh, Ngọc Huyền... là sự góp sức của những cô đào nhì đặc sắc như Thảo Nguyên, Thoại Mỹ, Vân Hà...

Ngày 27/6 khi ghi hình trợ diễn cho các thí sinh chương trình Ngôi Sao Miệt Vườn xong, qua ngày 28/6, lúc khoảng 2g sáng, cả đoàn cùng hát chúc mừng sinh nhật cho chị Ngọc Huyền thì chị Thảo Nguyên bị chóng mặt, đưa đi cấp cứu. Sáng 28/6 MC chương trình Hồ Thị Huỳnh Thơ báo là chị đang nguy kịch trong BV 115. Chị đã qua đời lúc 5 giờ 45 ngày 2/7/2024.

Nữ nghệ sĩ Thảo Nguyên có giọng ca trong trẻo, đặc trưng, nghe có thể nhận ra ngay. Trước giờ biết chị hát tuồng cổ nhiều, ít nghe chị ca bài ca lẻ. Lang thang tìm mới thấy được một số bài. Đặc biệt, giọng chị hát bài Lá Trầu Xanh nổi tiếng một thời rất hay và có cách xử lý vọng cổ câu 5 không đụng hàng với các phiên bản trước đây.

Mời cả nhà cũng nghe lại BST Tiếng hát Thảo Nguyên để tiễn đưa nàng Khấu Thừa Ngự về nơi an nghỉ cuối cùng!


Nickname : MEM
Tên thật : Huỳnh Minh Em
Sinh nhật : 11-06-1978
Email : admin@cailuongso.com
Nghề nghiệp : MKT
Sở thích : Cầu lông, bơi lội
Đến từ : Bình Thạnh
Chủ nhiệm CLB Cổ nhạc Anh Em
Tổng số bài viết
Số tin nhắn
Được cám ơn
Chữ ký
Thưởng thức cải lương, kết tình mộ điệu
Tin nhắn
Hình ảnh
Bài hát
MEM TRÌNH BÀY
Bài hát
HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY