Mới đây mà giải Trần Hữu Trang đã 22 tuồi, thọ hơn gấp đôi giải danh giá Thanh Tâm vốn tồn tại có mười năm(1958-1967). Gần hai mươi năm cải lương vẫn sống mạnh mẽ mà không đi bất cứ với giải nào, báo chí lại sôi động trờ lại đề bắt đầu thế hệ Trần Hữu Trang qua giải Trần Hữu Trang 1990, tưởng như mở ra một kỷ nguyên mới,một câu nói đầu môi rồng bay phương múa từ kết quả giải nắm ấy là "nhất long ngũ phụng", cứ như một gia đình đại phúc với Ngũ Long Công Chúa. Vậy sau ngần ấy thời gian, những cánh chim đầu đàn ấy nay đã bay về đâu?
Nghệ sĩ Phương Hồng Thủy: Với vai diển đề đời là Thanh trong Bàn thờ tổ một cô đào, đóng với kép Vũ Linh, một cô đào khả ái, phúc hậu ,sau một thời gian xuất hiện khá nhiều các video và truyền hình sau giải, đã theo chồng sang Mỹ định cư khi mà sân khấu cải lương vồ cùng trầm lắng một cách bất ngờ.
Ở Mỹ, Phương Hồng Thuỷ thuờng tham gia các show từ thiện hay hát cho chùa, vừa làm người vợ đảm đang. Thỉnh thoảng cô về nước thâu CD ca cồ, tái ngộ với bạn diển kết hợp với thăm quê, mới đây cố có một câu nói là khán giả ngạc nhiên, suy ngẫm trong bài "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ", cố nói "Nghệ sỉ trẻ bây giờ khôn lanh lắm, mình chị tựa cột mà nghe."
Nghệ sĩ Thanh Hằng cũng theo chồng qua định cư ở Úc, ngày ngày chăm lo cho các con ăn học, ít có dịp về Việt Nam, vài năm trước, Thanh Hằng có tham gia liveshow gia đình của người em gái là nghệ sĩ Thanh Ngân. Thanh Hằng một trong những ít nghệ sỉ mang dấu ấn nghệ sĩ giải Thanh Tâm trong cách ca diển, cô là một nghệ sỉ đa năng duy nhất trong ngũ phụng, thành công luôn trong các vai độc, lẵng, hài, thương.
Một trong những vai diển để lại ấn tượng là vai Trưng Trắc trong tiếng trống Mê Linh. Ngày nghệ sĩ tiền phong Phùng Há mất, Thanh Hằng lái xe mấy tiếng đồng hồ đến dự buổi tưởng niệm Phùng Há cùng các nghệ sỉ Úc Châu (Hoài Thanh-Đỗ Quyên, Bào Trang, Mỹ Hạnh...). Cô nghẹn ngào trong bài diền văn ngắn mà ý nghỉa, xúc tích và cô bật khóc trong lúc đọc bài này. Sau đó cô hát trích đoạn Đời Cô Lựu thật tuyệt vời dù không phấn son, không trang phục sân khấu.
Nghệ sĩ Tài Linh, gần như giống như nghệ sĩ Phương Hồng Thủy, ngôi sao "Mưa Bụi" một thời cũng theo chồng sang Mỹ, hoạt động nghệ thuật cầm chừng. Cô có một nghề tay trái khá vững chắc là mở tiệm nail, các bạn có tưởng tượng cô khéo tay và khả năng tiếp khách tuyệt vời đến chừng nào không? Đôi khi cô tham gia các live show của các nghệ sỉ hải ngoại mà thôi. Năm 2010, cô có về nước, hát khá thành công ở phòng trà "Tiếng Xưa", cố có một nhân tình trên sân khấu là Vũ Linh. Cô là một nghệ sỉ trong 6 nghệ sĩ đoạt giải THT không có danh hiệu NSUT.
Nghệ sĩ Ngọc Huyền, đứa con cựng của các cơ quan ban ngành văn hoá sau 1975, xuất hiện đều đặn trêncác phương tiện truyền thông vào thập niên 90 , truyền hình cũng như radio với đôi má lúng đồng tiền, yều điệu thục nữ. Tham gia rất nhiều các tuồng video cải lương Hồ Quảng, vũ đạo khoẻ,đẹp mắt, gương mặt sáng sân khấu, nếu không có ns Vũ Linh thì Ngọc Huyền củng còn có nghệ sĩ Kim Tử Long đề lôi kéo khán già đến sân khấu.
NS-Ngọc Huyền
Đang ăn nên làm ra thế mà Ngọc Huyền theo chồng về xứ Mỹ xa xôi, bỏ lai sau lưng bao hào quang danh vọng. Vốn nổi tiếng, ra hải ngoại lại càng nội tiếng hơn khi cô về làm dâu cho gia đình ca sỉ nổi tiếng Thanh Tuyền, Sơn Tuyền, Sala. Cuộc sống kinh tế khá ồn, giúp Ngọc Huyền không cần thủ nghề tay trái, cô là ca sĩ dài hạn của trung tâm ca nhạc Asia, phài nói rằng ít có nghệ sĩ cải lương nào mà khi chuyền sang Tân Nhạc khá thành công như Ngọc Huyền sau ca sĩ Hương Lan. Tuy là ca sỉ nhưng Ngọc Huyền không bao giờ quên chiếc nôi cải lương của mình, phong trào cải lương hải ngoại sôi động hẳn lên củng nhờ phần nào họat động của Ngọc Huyền.
Ngày nay khán giả nếu gặp lại Ngọc Huyền, sẽ thấy một Ngọc Huyền khác hẳn, một Ngọc Huyền với tác phong công nghiệp, nhanh gọn nhưng hiệu quả, thực tế và rất mi nhon. Ngọc Huyền tự tổ chức live show cho mình hay cho các nghệ sỉ khác rất thành công dù trong hoàn cảnh cái gì củng thiều hay không có, từ kịch bàn, phục trang, diễn viên...Ngọc Huyền đã "dụ" không biết nhiêu ca sỉ hát cải lương như Trường Vũ, Đặng Thế Luân...Cách đâu không lâu Ngọc Huyền về nước, nhưng cô chỉ "đóng vai" khán giả đề ủng hộ thế hệ đàn em.
Nghệ sĩ Vũ Linh và Thanh Thanh Tâm
Chỉ còn lại Thanh Thanh Tâm trong đám Phụng còn ở lại với khán giả trong nước, nhưng cô phải lo cho con đi du học Mỹ khá vất vả,rồi còn phải lo chăm sóc cho mẹ là nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa mang trọng bệnh và đã qua đời. Nhắc đến Thanh Thanh Tâm, khán giả nhớ đến một cô đào sắc nước hương trời, vốn thừa hưởng từ người mẹ tài hoa.
Truyền thống gia đình với nhiều tên tuồi có tên trong "bàng phong thần" như cố nghệ sĩ Phùng Há, nghệ sĩ Nam Hùng, Tô Kim Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Thanh Tâm trong bước đầu của sự nghiệp,dù thiên thời địa lợi nằm trong tay, nhưng nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm không dừng lại ở đó, cô tự khẳng định vị trí của mình trong lòng công chúng qua tài năng diễn xuất, diển một cách cháy hết mình và xuất thần của riêng mình, điền hình vai Phượng trong vở Lôi Vũ và nhiều vai diễn khác. So với các nghệ sĩ khác kề trên, Thanh Thanh Tâm không có ưu thế về giọng ca, nhưng giọng cô có yếu tố lạ , đủ lôi cuốn khán giả .
Thế nhưng một cánh én không thể làm nên mùa xuân, Thanh Thanh Tâm trước thời cuộc cũng chọn cho mình một nghề tay trái là kinh doanh nhà hàng tận miền Tây, dù cuộc sống còn nhiều thứ cô phải lo nhưng cô vẩn giữ được vị trí của mình trong lòng công chúng. Mới đây có tin cô luu diễn tại Anh Quốc , đã phá đi bầu không khi im lặng trên con đường nghệ thuật của mình.
Như gươm lạc giữa rừng hoa, nghệ sĩ Vũ Linh làm bước đệm khá vững chắc giửa hai thế hệ Thanh Thanh Tâm và Trần Hữu Trang. Cô đào nối tiếng nào từ thập niên 90 về sau đều qua "tay" nam nghệ sĩ này. Anh rất được lòng nhiều nghệ sĩ trong giới mọi thế hệ. Tài năng và đạo đức đã làm cho ngôi sao này hốt bạc trong suốt thập niên 90, những lời mời tới tấp, show diển dày đặc, tiền cát xe cao ngất ngưỡng, mỗi bữa chỉ bò vào bao về nhà không kịp đếm, tậu nhiều nhà cửa đất đai. Nghệ sĩ Vũ Linh không ồn ào làm từ thiện nhưng anh thường giúp nhiều nghệ sỉ khó khăn như Diệu Hiền... . Anh là biều tượng cùa thời video cải lương mì ăn liền, nhưng mì ăn liền của Vũ Linh nhiều người ăn lắm đó. Ai chắc cũng cố một thời, nên bỗng nhiên cái tên Vũ Linh ít xuất hiện trên báo, các xuất diễn ngày thưa dần hay anh đi miệt tỉnh nhiều, Nhiều người dân thường thấy anh đi biều diền ở tận Tây Ninh.
Những cánh chim đầu đàn của giải Trần Hữu Trang bay khắp mọi nơi, có con bay xa về một góc trời yên tịnh nào đó, có con thu mình nhìn những cách chim non tung bay trên bầu trời nghệ thuật,có con chỉ lo chăm sóc tố ấm gia đình của mình. Sự rệu rã của sân khấu cải lương miền nam rung cây làm những cánh chim này bay xa khắp nơi đánh dấu một thời kỳ khó khăn dài hạn của cải lương. Chắc chắn rằng không ai sẽ gọi họ là "những cánh chim không mõi" khi họ bắt đầu qua ngưỡng cũa U 50( tính trung binh), một cách dùng mang tính thề thao. Dù sao đi nửa, khán giả vẫn nhớ về họ với những đóng góp cho nghệ thuật dân tộc nước nhà. Còn có những cánh chim bay đi mà không bao giờ xuất hiện trở lại.