1. rongcon
    Avatar của rongcon
    Bộ môn cổ nhạc bao gồm rất nhiều bài bản lớn nhỏ .

    Ðể tiện việc xếp loại, người ta chia các bài bản theo từng nhóm: Nam, Bắc, Oán, Hạ, Quảng

    Ngoài ra còn có các bài Lý(có hơi bài Nam), tuy ngắn ngủi nhưng không kém nét trữ tình, cũng đóng góp một phần không nhỏ trong bộ môn cổ nhạc. Như các bài Lý Chiều Chiều, Lý Sâm Thương, Lý Giao Duyên, Lý Mỹ Hưng, Lý Năm Căn, Lý Ba Tri…

    Theo nhạc sĩ Kiều Tấn (vào năm 1997), hệ thống bài bản nhạc tài tử miền Nam được sắp xếp như sau:

    A. Hệ thống bản Bắc

    Sáu Bắc (Ngũ điếm)

    1.Lưu Thủy

    2.Phú Lục

    3.Bình Bán

    4.Cổ Bản

    5.Xuân Tình

    6. Tây Thi

    Bảy bài (Thất chính)

    1.Xàng Xê

    2.Ngũ Ðối Thượng

    3. Ngũ Ðối Hạ

    4.Long Ðăng

    5.Long Ngâm

    6. Vạn Giá

    7.Tiểu Khúc

    Tám ngự (Bát ngự)

    1.Ðường Thái Tôn

    2.Vọng Phu

    3.Chiêu Quân

    4. Ái Tử Kê (miền Ðông)

    5.Bát Man Tấn Cống

    6.Tương Tư

    7.Duyên Kỳ Ngộ

    8.Quả Phụ Hàm Oan

    Hai nhĩ (Cữu Nhĩ)

    1.Hội Nguyên Tiêu

    2.Bát Bản (Bát Bản Chấn)

    Mười khách (Thập thủ)

    1.Phẩm Tuyết

    2.Nguyên Tiêu

    3.Hồ Quảng

    4.Liên Hườn

    5.Bình Bán

    6.Tây Mai

    7.Kim Tiền

    8.Xuân Phong

    9.Long Hổ

    10.Tẩu Mã

    Tứ bửu

    1.Minh Hoàng Thưởng Nguyệt

    2.Ngự Giá Ðăng Lâu

    3.Phò Mã Giao Duyên

    4. Ái Tử Kê (miền Tây)

    Ngũ châu

    1.Kim Tiền Bảng

    2.Ngự Giá

    3.Hồ Lan

    4.Vạn Liên

    5.Song Phi Hồ Ðiệp

    Bản rời

    1.Ngũ Ðối Ai

    2.Chiết Tứ Vĩ

    3.Hội Huê Ðăng

    4.Lục Luật Tiêu Hà

    5.Bắc Ngự, v.vv…

    Bản sáng tác mới

    1.Tứ Bửu Liêu Thành

    2.Ngũ Châu Minh Phổ

    3.Ngũ Cung Luân Hoán

    4.Ngũ Khúc Long Phi, v.v…

    B. Hệ thống bản Nam

    Ba Nam (Tam Nam )

    1. Nam Xuân

    2. Nam Ai

    3. Ðảo Ngũ Cung

    Bốn oán (Tứ oán)

    1.Tứ Ðại Oán

    2.Phụng Hoàng

    3.Giang Nam (Giang Nam Cửu Khúc)

    4.Phụng Cầu

    Bản rời

    1.Văn Thiên Tường

    2.Trường Tương Tư

    3.Tứ Ðại Vắn

    4.Khổng Tử Khốc Nhan Hồi

    5.Bình Sa Lạc Nhạn

    6.Xuân Nữ

    7.Ngươn Tiêu Hội Oán

    8.Võ Văn Hội Oán

    9.Xuân Tình Bát Oán

    10.Quả Phụ Hàm Oan, v.v…

    Bản sáng tác mới

    1.Dạ Cổ Hoài lang

    2.Vọng Cổ

    3.Võ Tắc Biệt

    4.Liêu Giang

    5.Ngũ Quan

    6.Thanh Dạ Ðề Quyên

    7.Chinh Phụ Ly Tình (Chinh Phụ Nam )

    8. Nam Âm Ngũ Khúc

    9.Khúc Hận Nam Quan , v.v…

    Ðó là hơn 70 bài bản được công nhận chính thức hiện nay.Trên thực tế có thể còn một số ít bài bản khác thuộc loại bản rời hoặc sáng tác mới. Tuy nhiên, đó có thể là số bài bản đã thất truyền hoặc ít được phổ biến, hoặc chưa phát hiện ra.

    Bài Vọng Cổ có hơi Bắc Oán , được xem như một trong những bài phổ biến nhất hiện nay .

    Ðể đàn bài Vọng Cổ, trước đây người ta dùng dây Sài Gòn đàn cho kép hát, và dây Ngân Giang để đàn cho đào hát. Dây Ngân Giang được sáng tác bởi cố nhạc sĩ Văn Còn. Lúc mới hình thành có tên là dây Bảo Chánh. Về sau, nhạc sĩ Bảy Bá (tức soạn giã Viễn Châu) hội ý với nhạc sĩ Văn Còn và đổi thành dây Ngân Giang.Và chẳng bao lâu, dây Ngân Giang được hiệu chỉnh lại chút ít để đàn cho dây kép, được mang tên là bán Ngân Giang. Mãi về sau, người ta tìm được một loại dây tương ứng giữa 2 loại dây nói trên để đàn vừa cho đào và cho cả kép. Ðó là loại Dây Chinh mà chúng ta đang dùng ngày nay .

    Về nhịp đàn cổ nhạc thì có hai loại nhịp:

    a.Nhịp Trường Canh, là nhịp 1 (mỗi nhịp gõ một lần), rất đều.
    b.Nhịp Song Lang, là nhịp báo và chấm dứt câu. Trong nhịp Song Lang có 4 loại nhịp:
    - Nhịp2: gõ song lang vào nhịp thứ hai.
    - Nhịp tư bỏ 2: tức là bỏ 2 nhịp song thanh và lấy 2 nhịp song lang 3 và 4.
    - Nhịp 8 chậm: là gõ song lang vào nhịp thứ 6 và thứ 8 của trường canh 8 nhịp.
    - Nhịp 16: là gõ song lang vào nhịp thứ 12 và 16 của trường canh 16 nhịp.

    Ngoài ra còn có Nhịp Nội (nhịp đánh vào tiếng đàn) và Nhịp Ngoại (nhịp đánh sau tiếng đàn).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to rongcon For This Useful Post:

    danhmat (22-06-2012), DOHOANG (22-06-2012), Dungnoixanhau (22-06-2012), lethangluyen (22-06-2012), zzztienzzz (22-06-2012)

  3. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    RC biết hết mấy bài bản này hôn ta ? Thấy nhiều quá, sao nhớ hết được chứ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. MEM
    Avatar của MEM
    Bài này vài hôm nữa anh chuyển qua Bài bản tài tử nhe Rongcon!

    Ngoài ra, anh Mem cũng góp ý xíu. Đối với các bài mang tính lý thuyết, dài mình nên có chú ý cách format sao cho người đọc dễ đọc và theo dõi. Ví dụ, bài có nhiều cấp độ thì nên dùng chữ thường cho phần thông tin chính, chữ đậm cho đề mục, đề mục lớn hơn thì cỡ chữ to hơn xíu hoặc chữ hoa... Viết nguyên bài nhiều mục lớn nhỏ mà Rongcon viết bold hết, cùng một kiểu chữ thì hơi rối, khó theo dõi.

    Ví dụ:

    Bộ môn cổ nhạc bao gồm rất nhiều bài bản lớn nhỏ.

    Ðể tiện việc xếp loại, người ta chia các bài bản theo từng nhóm: Nam, Bắc, Oán, Hạ, Quảng

    Ngoài ra còn có các bài Lý(có hơi bài Nam), tuy ngắn ngủi nhưng không kém nét trữ tình, cũng đóng góp một phần không nhỏ trong bộ môn cổ nhạc. Như các bài Lý Chiều Chiều, Lý Sâm Thương, Lý Giao Duyên, Lý Mỹ Hưng, Lý Năm Căn, Lý Ba Tri…

    Theo nhạc sĩ Kiều Tấn (vào năm 1997), hệ thống bài bản nhạc tài tử miền Nam được sắp xếp như sau:

    A. Hệ thống bản Bắc

    Sáu Bắc (Ngũ điếm)
    1. Lưu Thủy
    2. Phú Lục
    3. Bình Bán
    4. Cổ Bản
    5. Xuân Tình
    6. Tây Thi
    Bảy bài (Thất chính)
    1. Xàng Xê
    2. Ngũ Ðối Thượng
    3. Ngũ Ðối Hạ
    4. Long Ðăng
    5. Long Ngâm
    6. Vạn Giá
    7. Tiểu Khúc
    ........
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. maikiemhiep
    Avatar của maikiemhiep
    Thế nào là một giọng ca cải lương hay?

    Cải lương có những làn điệu bài bản cố định, từ đó nhạc sỹ thiết kế để phù hợp với tâm trạng từng nhân vật. Trong ngần ấy mẫu gốc, làn điệu cơ bản, hát thế nào cho hay, cho đẹp, có hơi ấm tình cảm và bản sắc riêng hoàn toàn phụ thuộc vào tài nghệ điều khiển, thao túng nhịp điệu của từng diễn viên hát cải lương.

    Yếu tố hàng đầu cho một giọng ca cải lương hay chính là sức mạnh truyền cảm. Một giọng ca hời hợt, chỉ thấy lời mà không thấy lòng người, không phải là giọng ca hay. Ngay cả một giọng ca điêu luyện về kỹ thuật mà không có linh cảm, có cái "hồn" thì cũng chỉ là một giọng ca chết, không sinh khí.

    Một giọng ca hay là giọng ca lột tả đến cùng tình cảm của câu hát, của tâm trạng nhân vật bằng tất cả rung động của trái tim người hát và bằng cả quá Thanh Thanh Hientrình khổ luyện, tìm ra được cách biểu hiện tốt nhất. Khi nội dung bài hát đã thấm vào lòng diễn viên, đã biến thành máu thịt, thì các kỹ thuật gieo câu, nhả chữ, ngừng lặng, luyến láy, đều là kết quả sự xúc động tình cảm sâu sắc của người hát. Một người rất ít nghe cải lương, thậm chí chưa nghe bao giờ, cũng có thể xúc động khi nghe một giọng ca truyền đạt chính xác sắc độ tình cảm của lời bài hát, của nhân vật như: yêu thương, nhớ nhung, buồn bã hoặc căm uất, giận hờn...

    Tùy cách chế ngự điều khiển của từng diễn viên với bài bản cải lương, sẽ quyết định từng màu sắc riêng biệt của mỗi giọng ca.

    Mỗi người sẽ tạo ra một chất giọng riêng, không lẫn vào đâu được. Và người ta dễ dàng nhận ra một Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Mỹ Châu... hay út Trà ôn, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh... trên sân khấu phía Nam.

    Một giọng ca hay trên sân khấu chỉ có thể được coi là hoàn hảo nếu không tách rời nghệ thuật sân khấu biểu diễn. Thanh Thanh Tam Vì vậy, tiêu chuẩn thứ hai của giọng ca hay là biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa ca và diễn. Nếu diễn viên chỉ chú ý đến lời hát mà không quan tâm đến nhân vật thì khán giả chỉ có thể nhớ đến con người thật của anh ta chứ hoàn toàn không gắn với một hình tượng nhân vật nào cả. Ðiều đó giống như là nghe hát những bài vọng cổ hơn là một vai diễn ca hay. Ngược lại, nếu diễn viên diễn xuất thật hay mà ca dở thì mọi người lại không nghĩ mình đang xem cải lương! Cần thiết phải có sự kết hợp hài hòa, nếu không xem như thất bại.

    Trong cải lương, giọng ca là vô cùng quan trọng nhưng không phải là tất cả. Vì thế, có được một giọng ca "trời phú" thì cần phải rèn luyện, trau dồi để ngày càng tiến bộ hơn với những vai diễn thật sự có "hồn".
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. maikiemhiep
    Avatar của maikiemhiep
    Bài trên chỉ là bài sưu tầm thôi, các bạn, anh/chị đừng hiểu nhầm Hiệp tui giỏi vậy nha, nhằm cùng đóng góp để hiểu biết thêm
    xin cám ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Bài bản cải lương thì nhiều, và rất hay, nghe đã làm sao. Nhưng thật sự là xưa giờ nghe mà mù tịt không hiểu bài Bắc là sao, bài Nam là sao, gồm những bài bản nhỏ nào.......... và mỗi bài bản được dùng trong ngữ cảnh - tình huống nào của một tuồng cải lương.

    Phải đi thọ giáo thầy nhanh nhanh thôi. Hic.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    Giang Tiên (22-06-2012), Thanh Hậu (22-06-2012), zzztienzzz (22-06-2012)

  9. Koala
    Avatar của Koala
    Koala có post 1 bài rất dài về bài bản, chắc là Địa Già chưa đọc qua =.=
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:

    DOHOANG (22-06-2012), Giang Tiên (22-06-2012), Thanh Hậu (22-06-2012)

  11. lê hậu
    Avatar của lê hậu
    Mình thix cái topic này rồi nhen! Rồng ú giỏi quá bây! hehe.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to lê hậu For This Useful Post:

    rongcon (22-06-2012), Thanh Hậu (22-06-2012)

  13. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Nguyên văn bởi Koala
    Koala có post 1 bài rất dài về bài bản, chắc là Địa Già chưa đọc qua =.=

    Chắc là anh chưa đọc bài đó rồi. Để "mò" coi nó nằm ở đâu. Thanks KOALA.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    Thanh Hậu (22-06-2012)

ANH EM CHANNEL