1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Vở cải lương hiện đại “Mong gió đừng đổi chiều” của Nhà hát Cải lương Hà Nội tại Rạp Hồng Hà vừa được diễn ra vào tối ngày 25/06 vừa qua, ban tổ chức phải bổ sung mấy chục chiếc ghế nhựa vẫn không đủ đáp ứng số lượng khán giả quá đông, nhiều người ngồi bệt cả xuống đất, hoặc đứng suốt 2 giờ đồng hồ để xem.

    Còn ở Nhà hát Lớn Hà Nội vào hai tối 29 - 30/06, chương trình "Đêm hội ngộ những tâm hồn cải lương Việt với các Ngôi sao phương Nam” rơi vào cảnh “cháy vé” dù giá cho mỗi cặp vé lên đến 3,6 triệu đồng…

    Vừa làm vừa lo…

    Cảnh trong vở cải lương đương đại Mong gió đừng đổi chiều
    của Nhà hát Cải lương Hà Nội mới ra mắt khán giả. Ảnh: Cao Ngọc

    Trên sân khấu sang trọng của Nhà hát Lớn Hà Nội, những nghệ sĩ tên tuổi của cải lương phương Nam như NSND Bạch Tuyết, NSND Lệ Thủy, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Trọng Hữu, NSƯT Quế Trân, NSƯT Hữu Quốc, Vũ Luân, Trinh Trinh, Võ Minh Lâm… lần lượt xuất hiện, hóa thân vào những vai diễn nổi tiếng trong trích đoạn cải lương lịch sử vang bóng một thời như: Thái hậu Dương Vân Nga, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài, Tô Ánh Nguyệt… Khán phòng các buổi diễn kín chỗ ngồi, nín lặng, rồi vỡ òa vang dội những tràng vỗ tay sau mỗi câu vọng cổ ngân nga từ giọng ca của nghệ sĩ.

    Đúng tròn 15 năm các nghệ sĩ cải lương phương Nam mới tái ngộ khán giả Thủ đô sau chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang với hai vở diễn: Tô Ánh Nguyệt và Đời cô Lựu vào năm 1997. Sự gián đoạn khá dài này đã khiến NSƯT Kim Tử Long-người đứng ra tổ chức chương trình "Đêm hội ngộ những tâm hồn cải lương Việt với các ngôi sao phương Nam” từng lo ngại, liệu khán giả đất Bắc còn "cảm tình" với cải lương không? Có bán được vé không?... Khá nhiều thắc mắc của bạn bè và khán giả dành cho NSƯT Kim Tử Long, rằng sao không tổ chức buổi diễn với một vở cải lương hoàn chỉnh? “Sự khởi đầu mà chúng tôi quá tham lam đưa trọn một vở diễn thì sợ ế sô quá.

    Mình phải có chiến lược “câu” khán giả dần dần. Hội tụ một dàn sao cải lương tên tuổi, được khán giả yêu quý nhiều chục năm qua để bước đầu lấy lòng khán giả đất Bắc còn khó hơn việc mang trọn vẹn một vở diễn”-NSƯT Kim Tử Long chia sẻ. Gần 600 ghế ngồi của cả hai đêm diễn kín khán giả, dù giá vé có mức thấp nhất là 400 nghìn đồng/vé, cao nhất 3,6 triệu/cặp, không ít khán giả phải mua vé từ “phe” có giá 4 triệu đồng/cặp.

    NSƯT Kim Tử Long hồ hởi, sự khởi đầu thuận lợi vừa rồi sẽ tạo cho ê kíp thực hiện nối dàn chương trình, trước mắt sẽ tổ chức 3 tháng một lần, với 2-3 đêm diễn; giá vé sẽ được cân nhắc giảm và tìm địa điểm diễn được nhiều ghế ngồi hơn để các đối tượng khán giả có thể vào xem.

    Nêm “gia vị” để hút khách

    10-15 suất diễn/1 tháng đối với một đơn vị nghệ thuật sân khấu truyền thống trong thời buổi hiện nay là giấc mơ lớn. Nhưng Nhà hát Cải lương Hà Nội đã làm được. Không còn bó gọn trong không gian diễn của Rạp Chuông Vàng tọa lạc tại 72 Hàng Bạc (Hà Nội), các nghệ sĩ, diễn viên của cải lương Hà Nội còn kéo ra Rạp Hồng Hà, Rạp Khăn quàng đỏ, đến các tỉnh, thành phố phía Bắc để diễn.

    Liên tục các vở diễn Khi hoa nở trái mùa, Mong gió đừng đổi chiều, chương trình thoại hóa tiếng Anh nghệ thuật truyền thống của cải lương Hà Nội dàn dựng, biểu diễn hút khách. NSƯT Trần Quang Hùng-Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội chia sẻ, chọn dàn dựng các vở cải lương đề tài hiện đại khiến ban lãnh đạo nhà hát và nghệ sĩ băn khoăn. Bởi lâu rồi, những vở diễn cải lương với những nhân vật lịch sử, hoặc câu chuyện tình đầy bi thương đã nằm lòng với khán giả. Thay đổi cách làm với sân khấu cải lương và kết quả bước đầu đạt được của các nghệ sĩ Hà Nội được các nhà quản lý và công chúng đánh giá làm "sáng sủa” cho sân khấu truyền thống của Hà Nội.

    Mạnh dạn tìm các đề tài đương đại, phản ánh cuộc sống, tâm tư của con người và xã hội hôm nay đưa vào các vở Khi hoa nở trái mùa, Mong gió đừng đổi chiều… dễ đi vào lòng người, khiến cho người xem suy ngẫm, nhưng không quá bi lụy, phảng phất thấy hình bóng của mình, người trong gia đình hoặc bạn bè xung quanh trong đó. Như lời của NSƯT Trần Quang Hùng, khán giả đến với nghệ thuật sân khấu chứ không phải đến nghe giảng về đạo đức. Nên ở mỗi buổi diễn, cán bộ, nhân viên nhà hát ngồi xem cùng khán giả để lắng nghe ý kiến phản hồi từ họ. Từ đó có những điều chỉnh cho các vở diễn, cũng như công tác phục vụ khán giả tốt hơn.

    “Đo” thị hiếu của một khán giả Tây làm việc ở Việt Nam, vị khán giả này cho biết, trước đây bạn bè ông đến Việt Nam du lịch họ nói nghệ thuật “đặc sản” của Việt Nam chẳng có gì ngoài múa rối. Nay đến, họ biết thêm có cải lương ở Rạp Chuông Vàng. Có được sự đánh giá của khán giả nước ngoài, cải lương Hà Nội cũng đã nỗ lực không mệt mỏi trong việc đặt được lịch diễn trong các tua du lịch. Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội vui nói rằng, nhà hát đang góp phần phát huy để quảng bá cho cải lương, cho nghệ thuật đờn ca tài tử. Cải lương là nghệ thuật được sinh ra từ đờn ca tài tử, nếu năm tới (2013) đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa đại diện của nhân loại (hiện Việt Nam đã gửi hồ sơ đờn ca tài tử tới UNESCO), chắc hẳn các nghệ sĩ cải lương sẽ còn nỗ lực hơn nữa để quảng bá tốt hơn nghệ thuật truyền thống của cha ông.

    Vở cải lương Mong gió đừng đổi chiều xoay quanh một đại gia đình với người bố và 5 đứa con đã trưởng thành, có địa vị xã hội. Trong xu thế của đô thị hóa, mảnh đất rộng mênh mông mà tổ tiên họ để lại bỗng ra mặt đường, trở thành khối bất động sản khổng lồ. Vậy là họ quay ra tranh giành, lừa lọc nhau để chiếm được phần hơn trong khối tài sản ấy. Cha con, anh em bước vào vòng xoáy nghiệt ngã của tình-tiền…
    Vương Hà
    Theo QĐND
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    DOHOANG (24-07-2012), Giang Tiên (23-07-2012), Koala (23-07-2012), MEM (23-07-2012), Thanh Hậu (23-07-2012)

  3. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nghe mà mừng nhỉ.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    Thanh Hậu (23-07-2012)

ANH EM CHANNEL