1. MEM
    Avatar của MEM
    NSƯT Lệ Thủy - Hành trình như cổ tích
    30.05.2009

    Mỗi lần về lại quê nhà, khi qua phà Cần Thơ, không hiểu sao lòng tôi lại nôn nao khó tả. Từ trên phà, nhìn về phía bên kia Vĩnh Long với màu xanh nối tiếp một dải dài là lòng tôi lại nhớ đến cô. Hai tiếng “Vĩnh Long” đã gợi cho tôi một cảm xúc bâng khuâng lẫn niềm yêu kính vô biên về một con người đã sinh ra từ nơi đó. Tôi nhớ đến những bài ca mà cô đã hát, những vai diễn mà cô đã hoá thân. Bất chợt tự trong sâu thẳm lòng mình như vang lên giọng hát của cô qua điệu Trống quân trong bài “Cô bán đèn giấy hồng”: “ Đèn em này phất giấy hoa hồng, Đêm Xuân này treo chốn thư phòng thêm vui”.

    Tên cô có lẽ trong giới mộ điệu cải lương ai cũng biết và nhắc đến cô với niềm trân trọng, sự khâm phục và lòng ngưỡng mộ, yêu thương. Cô là NSƯT Lệ Thuỷ.

    NSƯT Lệ Thuỷ tên thật là Trần Thị Lệ Thuỷ, sinh ngày 20-05-1948, tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Nơi đó, cô đã sinh ra và lớn lên với những tháng ngày cơ cực. Cho đến bây giờ, khi nhắc lại tháng ngày thơ ấu của mình, cô vẫn không quên sự đói nghèo, cơ cực mà gia đình cô đã trải qua. Những tháng ngày đó người ta cứ nghĩ chỉ có trong truyện, trong những vở cải lương thôi nhưng thật sự ngoài đời Lệ Thuỷ đã nếm trải. Mẹ làm nghề chằm lá, cha làm thuê kiếm không đủ ăn, một đám cháy đã cuốn tan đi căn nhà rách nát và cả những ước mơ, ngay cả giấy khai sinh của cô cũng không còn.

    Mẹ cô đã dắt cô Sài Gòn kiếm sống khi cô mới 3 tuổi. Ban đầu, theo sự giới thiệu của một người quen, mẹ cô làm mướn ở một nhà nọ. Tưởng đâu êm ấm nhưng được một thời gian chủ nhà sợ cô đánh lộn với con của họ nên không thuê nữa. Sau đó, được một người khác giúp đỡ mẹ côlàm bánh tầm, bánh bèo, bánh da lợn gánh bán rong. Người cha dưới quê lên xin được việc làm tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Thắt lưng buộc bụng, mua được căn nhà nhỏ ở khu Tôn Đản- Khánh Hội. Mẹ cô chuyển sang nấu cơm tháng cho công nhân, còn cô vừa đi học tại trường tiểu học Khánh Hội vừa phụ mẹ buôn bán cũng như việc nhà.

    Khi đó, cô cũng không có sự biểu lộ khả năng ca hát cũng như ước muốn sau này sẽ trở thành nghệ sĩ cải lương. Có lẽ, tôi gọi là “định mệnh” đến với cô khi cô nghe bài “Cô bán đèn giấy hồng” Của Quy Sắc với tiếng hát của nghệ sĩ Thanh Hương. Từ bài hát đó mà Lệ Thuỷ đã có sự đam mê rồi cô thuộc nó, cô ru em trong khu công nhân nghèo nàn nơi đó. Cô bác nơi đó ai cũng khen và lời khen đó đến tai anh Tư Long đang coi soc một ban ca thiếu nhi trong xóm. Anh đén mời cô vào ban ca nhưng khi đó cô từ chối. Sau đó tình cờ cô xem ban văn nghệ thiếu nhi đang hát mừng đám cưới, cô cảm thấy thích vì mình ca cũng hay như vậy, được mọi người khen lại có thêm chút tiền cho gia đình. Nỗi luyến tiếc khi cô từ chối lời của anh Tư Long. Lần sau anh Tư ngõ lời cô đã nhận lời liền. Thời gian bận rộn sàng thì cô đi học chữ, trưa với chiều lo phụ mẹ tối đến cô theo đám bạn trong ban văn nghệ đến nhà ông Năm Truyền để học những bài bản nhỏ như Lý Con Sào, Lưu Thuỷ Hành Vân…và vọng cổ. ĐẾn bài bản lớn thì cô đến nhà bác Tám Đen học.

    Khi cô học xong tiểu học không có giấy khai sinh nên cô đành nghỉ học. Nhìn cảnh gia đình nghèo khó, đàn em nheo nhóc cô có ý định xin theo một đoàn hát nào đó để kiếm tiền giúp gia đình. Được người quen giới thiệu, cô đến đoàn Thống Nhất mới thành lập. Người ta yêu cầu cô ca thử giọng rồi bảo cô chờ. Thời gian này cô đã nặng mang lo toan suy tính, cảm giác vừa lo âu, vừa hy vọng chen lấn trong tâm trí cô. Con đường này không còn lối đi, thí con đường khác lại moẻ. Cô được giới thiệu làm con nuôi của nhạc sĩ Mười Của đoàn Trâm Vàng. Khi mẹ cô tiến cô lên Biên Hoà đã chuẩn bị cho cô 3 bộ đò bà ba, 1 chiếc mùng nhỏ, 1 tấm khăn lớn để đắp. Việc mẹ cô cho cô đi theo đoàn hát cũng là một sự khó khăn vì người ta quan niệm “trồng trầu trồng lộn dây tiêu, con theo hát bội mẹ liều con hư”.

    Lên Biên Hoà được 3 ngày thì cô cảm thấy buồn, sợ, chán, nhớ nhà. Cô bỏ đoàn về nhà nhưng thấy cảnh nhà tù túng quá cô lại ra đi. Bà Mười Của giới thiệu cho cô làm em nuôi của những đào kép chánh trong đoàn để sai vặt. Cô trở thành “cần vụ” gần gũi với những gương mặt tên tuổi. Hàng ngày cô đi xách cơm cho họ, hoặc mua cà phê, gói thuốc hay những việc linh tinh khác. Thời gian rảnh cô được nhạc sĩ Mười Của dạy hoặc tập thêm bài hát. Nhưng đối với cô điều thích thú là đứng bên cánh gà sân khấu nhìn các diễn viên biễu diễn. Cái ánh sáng của sân khấu với xiêm y lộng lẫy cùng những câu hát đã đi vào trí nhớ của cô tự lúc nào, cho đến một hôm cô được chình thức góp tiếng vào buổi biểu biễn bằng cách ngâm những đoạn thơ ngắn trong hậu trường làm nền cho cảnh diễn ngoài sân khấu.

    Theo thời gian, Lệ Thuỷ đã chinh phục khán giả từ lớn đến nhỏ. Giọng thổ của cô và cách ca tự nhiên không chút uyển chuyển, cầu kì mà vẫn hay đã lay động lòng người thưởng thức. Trong những vai diễn bi, diễn viên phải khóc và hát, đôi lúc giọng hát và lời nói khó có thể diễn tả hết nỗi xúc động nhưng với Lệ Thuỷ cô đã là được điều đó. Nghĩa là trong lời nói người thưởng thức không cần xem cô diễn như thế nào mà chỉ nghe giọng cô hát, qua lời thoại đủ biết cô đang khóc với nỗi đau của nhân vật.

    Giờ đây cô đã là nghẹ sĩ ưu tú, là một tài danh trên sân khấu. Bao nhiêu gian khó đã đi qua, và tôi cảm thấy thời gian này đối với cô như là một đoạn kết của một vở cải lương. Trong đó nhân vật chính đã trải qua những gian khổ, sóng gió để đến giờ tận hưởng những giây phút bình yên “hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Cuộc sống bây giờ đối với cô đã là những tháng ngày hạnh phúc, và có lẽ cô còn cảm thấy vui hơn khi cô còn được phục vụ khán giả gần xa.

    Có một lần tôi tình cờ nghe cô tâm sự trong một chương trình phóng sự, nếu có kiếp sau thì cô vẫn nguyện làm người nghệ sĩ. Như con tằm nhả tơ, cô đã nặng nợ với nghề. Như Lệ Thuỷ sinh ra là để hát, để diễn cho đời những vai như trong cổ tích.
    Trong thời gian qua, cô và người bạn diễn của mình (NSƯT Minh Vương) đã thành lập “Sân Khấu Vàng”. Sân Khấu Vàng không chỉ mang lại niềm vui cho khán giả khi xem lại những vở cải lương kinh điển với những thằntợng của mình mà cái đẹp khán giả còn tím thấy ở Sân Khấu Vàng là nghĩa cử cao quý.

    Sân Khấu Vàng đã tròn một tuổi, còn mấy ngày nữa là cô có thêm tuổi mới. Tôi xin chúc cho cô luôn dồi dào sức khoẻ, tiếng hát vẫn như xưa.

    Lâm Hữu Tặng-Văn 3B ĐH KHXH&NV
    Theo Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL