25 đơn vị tham gia:
Cuộc thi nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015
Ngày 6-10, Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, đã có 25 đơn vị nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp trên toàn quốc tham gia Cuộc thi nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015.
Cuộc thi nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015 diễn ra từ ngày 6 đến 23-11 tại Nhà hát Cao Văn Lầu, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Trong số 25 đơn vị nghệ thuật tham gia cuộc thi, có bảy đơn vị xã hội hóa. Các đơn vị sẽ trình diễn 31 vở diễn phong phú về đề tài, phản ánh đa dạng cuộc sống, từ dã sử cho đến những vấn đề của cuộc sống hiện đại như nạn tham nhũng, chạy chức, chạy quyền…
Vượt qua tâm bão. HCV Hội diễn SKCNTQ 2012
Ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, tiêu chí để chấm giải là nội dung tư tưởng, nghệ thuật biểu diễn, cùng với các yếu tố phụ trợ như phục trang, hóa trang, sân khấu, âm thanh… Vở diễn có nội dung hay, hấp dẫn… sẽ được đánh giá cao chứ không phụ thuộc vào đề tài. Ban tổ chức chỉ yêu cầu các đoàn dự thi không sử dụng kịch bản nước ngoài.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng yêu cầu các đạo diễn dự thi không dựng nhiều quá ba vở diễn, bởi vì khi dựng quá nhiều vở, cả sức sáng tạo và thời gian đều không đáp ứng được yêu cầu. Các vở diễn được dàn dựng từ năm 2011 đến nay và chưa qua các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp nào do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, có thời lượng từ 90 đến 150 phút.
Ông Nguyễn Đăng Chương cũng cho biết, năm nay hầu hết là những gương mặt đạo diễn trẻ tham gia. “Các đạo diễn đã đạt tới đỉnh cao vinh quang của nghệ thuật đều lùi lại phía sau nhường chỗ cho lớp trẻ”. Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn chia sẻ, những năm gần đây, các tác phẩm đoạt giải đã bắt đầu có chỗ đứng trong đời sống sân khấu, có những vở “đỏ đèn” được khá lâu và được khán giả ủng hộ nhiệt thành.
"cuộc thi “Nghệ thuật sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc-2105” sẽ diễn ra từ ngày 6-23/11/2015, tại Nhà hát Cao Văn Lầu (Bạc Liêu). Theo Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương, việc tổ chức cuộc thi tại tỉnh Bạc Liêu nằm trong kế hoạch của Cục NTBD là đưa các liên hoan, hội diễn, cuộc thi về các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; nhằm tạo điều kiện cho người dân nơi đây được thụ hưởng các giá trị văn hóa nghệ thuật.
Cũng theo ông Chương, dù diễn ra trong bối cảnh các đoàn nghệ thuật đều gặp khó khăn, nhưng cũng đã có tới 25 đơn vị nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp trong toàn quốc tham gia LH, với tổng số 31 vở diễn, rất phong phú về đề tài, phản ánh đa dạng cuộc sống từ dã sử cho đến các vấn đề nhức nhối hiện nay mà người dân quan tâm như nạn tham nhũng, chạy chức, chạy quyền như: Vở “Quê hương và mẹ” của đoàn cải lương Cao Văn Lầu, “Bóng biển” của CLB Dạ cổ hoài lang, “Bông mận trắng” của Nhà hát Tây Đô, vở “Chiến binh”, “Lâu đài cát”, “Đời như ý” của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang…
Đặc biệt, có 7 đơn vị xã hội hóa tham gia cuộc thi, đây là một con số rất đáng mừng, một minh chứng cho việc các đơn vị xã hội hóa ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình trong đời sống nghệ thuật. “Điều đáng mừng hơn nữa là có rất nhiều đơn vị đăng ký tham gia cuộc thi, ở mọi miền của đất nước, có những đoàn ở Thủ đô cũng lặn lội vào Bạc Liêu để tham gia cuộc thi. BTC đã phải chọn lựa kỹ, tìm những đoàn, những tiết mục phù hợp với tiêu chí, đảm bảo chất lượng mới cho tham dự cuộc thi”, đại diện Cục NTBD cho biết.
Cũng như với LH múa rối quốc tế, các vở diễn tham dự cuộc thi này đều là những vở vừa dàn dựng của các đoàn nghệ thuật; nhằm tạo thêm kịch mục để biểu diễn phục vụ công chúng. “Phải khẳng định rằng chất lượng của các vở diễn tham gia các cuộc thi ngày càng cao. Không còn tình trạng dựng vở tham dự cuộc thi, LH xong rồi xếp kho như lâu nay; mà rất nhiều vở diễn sau cuộc thi đã được công diễn hàng trăm buổi phục vụ công chúng, thậm chí gây sốt”, ông Nguyễn Đăng Chương chia sẻ.
Cũng theo ông Nguyễn Đăng Chương, BGK của cuộc thi năm nay sẽ được trẻ hóa, đồng thời sẽ hoạt động một cách nghiêm túc, công minh, hạn chế tối đa tình trạng chạy giải; nhằm đảm bảo chất lượng của các giải thưởng của cuộc thi.
BTC sẽ trao HCV, HCB cho các vở diễn có chất lượng; các cá nhân nghệ sĩ biểu diễn đạt được các tiêu chí của cuộc thi, giải xuất sắc nhất cho các tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ có những sáng tạo xuất sắc trong các vở diễn tham dự cuộc thi."
theo vậy thì tuồng Quê Hương và Mẹ của Cao Văn Lầu, Bóng Biển của CLB Dạ CỔ Hoài Lang có hợp lệ không? Vì 2 tuồng này đã dự thi năm 1995, với Quê Hương và Mẹ của Bến Tre (Thái Kim Hằng, Trường Linh Trúc, Minh Minh Tâm,...), và Bóng Biển của Hương Tràm (Mỹ Thu, Minh Đương, Minh Hoàng,...). Hay chỉ là trùng tựa???
Huy chương càng nhiều, giá trị càng ít. ... và danh hiệu được trao sẽ dần vô nghĩa. Thực sự là những NS cần hư danh này nhiều đến thế sao. Em nghĩ hạnh phúc nhất là giá trị thực trong lòng khán giả và bạn diễn chứ ta. Hay là mãi chạy theo người đua đòi những giá trị ảo đến mức thành thói quen và mặc định cố hữu luôn rồi. Không ai nhận thấy bản thân bị chông chênh trong mấy cái ảo vậy sao.