1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    NS Trúc Linh là một trong những NS cải lương ở mien tây Nam Bộ, nổi tiếng với going ca trên các đài phát thanh sau 75. Có lẽ going ca của chị vừa buồn man mác, vừa ngọt ngào mang âm hưởng dân ca như chat chứa đậm chat phù sa của vùng sông nước.

    Chị còn là sĩ quan cấp hàm thượng tá, được nhà nước phong tặng nhiều huân chương, huy chương và danh hiệu cao quý NSUT đợt III - 1993. Hiện nay chị là hội viên hội NSSKVN - ĐBSCL. Mặc dù chị đã nghỉ hưu nhưng vẫn hoạt động nghệ thuật khá đều đặn: Sáng tác, tham gia chấm thi, cộng tác cho một số đài phát thanh, truyền hình...


    NSUT Trúc Linh tên thận là Nguyễn Thị Trúc Linh, sinh năm 1951 tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành - Tiền Giang. Nhờ có chất giọng , làn hơi phong phú, 10 tuổi chị đã ca tài tử - cải lương, khá rành bài bản và vững nhịp. Với thuận lợi đó, năm 1963 khi chị tham gia CM thì liền được vào ngay đoàn Văn công cục Miền Nam (cố nhạc sĩ Xuân Hồng làm trưởng đoàn).

    Chị được đào tạo kỹ thuật biểu diễn và thanh nhạc tại chiến khu, song song với nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ nghệ sĩ là chiến sĩ, làm cho "tiếng hát át tiếng bơm".

    Những tiếc mục của NSUT Trúc Linh quen thuộc với khán giả hồi đó như: Người mẹ đào hầm, ông giá Bến Tre, Về lại Huế yêu thương,...không chỉ được trình diễn trên SK mà giọng ca của chị còn được phát rộng trên cả nước qua làn sóng của đài phát thanh. Chị còn có mặt trong nhiều vở kịch vui, chập cải lương, vở dài: Quả lựu đạn, Nổi đèn,...đặc biệt với vai chánh nữ anh hùng Nguyễn Thị Hạnh trong vở Người Không Cô Đơn của Minh Khoa. Vai diễn này, Trúc Linh đã tạo dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả nhất lúc bấy giờ và cả khán giả Hà Nội vào năm 74 - 75.

    Giữa năm 75, chị được ra Hà Nội học lớp trung cấp diễn viên và sau 75 chị về đoàn NT quân khu 9 - Cần Thơ. Trong thời gian này chị vừa cùng đoàn biểu diễn khắp các tỉnh ĐBSCL và xây dựng phong trào nghệ thuật quần chúng của lực lượng vũ trang ở các địa phương trong QK9.

    Từ năm 1982, khán giả không còn thấy NSUT Trúc Linh xuất hiện trên sàn diễn nữa và có lẽ cũng từ đó chị tạm rời SK sàn diễn. Vì chị được điều về sở VHTT tỉnh Hậu Giang (cũ), làm trợ lý khối nghệ thuật, đồng thời cùng tham gia giảng dạy các khóa đào tạo diễn viên ở trường VHTNT tỉnh. Vì yêu cầu công tác chị tiếp tục rẽ sang một lĩnh vực khác, về làm phó giám đốc KS Ninh Kiều - Cần Thơ (1990). Với chất của người lính và đầy tính NS , có lẽ khả năng của chị không phù hợp với công việc kinh doanh, nên cuối năm 1991 chị xin trở về cái gốc của mình - bộ tư lệnh QK9 với công việc đơn giản mà chị thấy thoải mái, đó là hằng ngày nấu cơm phục vụ các vị lãnh đạo.

    Mặc dù trong khoảng thời gian này, chị làm công việc khác với chuyên môn nhưng khán giả lại biết đến giọng ca của chị nhiều hơn. Chị được Đài PTTH – Cần Thơ, Đài TNND – TP.HCM, Đài TNVN,… thường xuyên mời thu thanh phát sóng. Giọng ca của chị nhanh chóng đi vào lòng người, bằng tiếng hát thanh thoát chân phương, nhưng âm giọng rất cảm ngọt như rót mật vào tai người nghe vậy. Qua hai thập niên 80 và 90, chị đã ca hàng chục bài Vọng cổ, chập cải lương cùng nhiều thế hệ nghệ sĩ tài danh trên các đài phát thanh.

    Những bài Vọng cổ mà khi nghe, khán giả biết ngay người ca là Trúc Linh khi chua giới thiệu. Có nghĩa là tác phẩm đó gắn liền với tên tuổi của chị như: Bông huỳnh (của Thanh Hiền), Em hát về anh người xây hạnh phúc (Minh Thùy), Quê mẹ Tiền Giang (Đỗ Dũng), Thư xuân cho người lính đảo (Trường Giang)… Chị đóng chính một số chập cải lương trên Đài khá nổi tiếng như: Xuân về trên quê hương, NgọcHoàng hạ giới, Phiên chầu đầu năm…

    Khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSUT, cuối năm 1993 chị được điều về công tác ở Phòng Tuyên huấn QK9 cho đến nay.

    Đến nay giọng ca của NSUT Trúc Linh vẫn thường xuất hiện trên làn sóng của các đài phát thanh, trong những chương trình ca nhạc cải lương. Giọng ca của chị vẫn âm vang như ngày nào và càng điêu luyện hơn, từ nghệ thuật buông hơi nhả chữ, sắp văn cho đến kỹ năng trong lời ca có chiều sâu của sự diễn cảm. Có thể nói cho đến bây giờ, giọng ca của NSUT Trúc Linh vẫn đầy đặn các yếu tố của nghề, quả thật ”Gừng càng già càng cay”.

    Vón có hơi giọng ”Thổ pha Đồng”, NSUT Trúc Linh luôn tạo cho mình một kỹ thuật ca ngâm riêng, chị không luyến láy cầu kỳ mà âm giọng vẫn có sức truyền cảm, ngọt ngào. Có lẽ xử lí hơi giọng của chị cũng khá đặc biệt, chị không ca chồng hơi hay cấn những âm tiết chính nhịp mang dấu sắc hoặc dấu hỏi, mà chị nhấn những trọng âm và ngân nhẹ giọng tựa hồ như làn gió lướt nhẹ qua, âm sắc trở nên êm dịu hơn”Anh ơi! hãy đón nhận cánh thư với lồi con trẻ, kể chuyện quê hương vào xuân lo tết, tiếng quyết bánh phồng nghe lòng rộn rã, vất vả cả năm như trút hết mọi ưu…

    VỌNG CỔ CÂU 5

    … phiền. Nồi cơm gạo nàng hương cúng rước ông bà. Cho con thơ đầu xuân khoe áo mới, mừng tuổi ông bà và chúc Tết cô bác bà con (-).

    Con: Con ở quê nhà Tết thật là vui, còn ngoài đảo xa cha có đón Xuân ăn Tết?

    Mẹ:Ở ngào ấy Xuân cũng về trên đảo, có quà xuân và có cả mai vàng(những chữ in đậm là dấu nhấn trọng âm).

    Đặc biệt chị xuống hò Vọng cổ cũng thế, hơi giọng chủ động điều tiết âm lựcrồi ngân nhẹ nên họa âm ít xuất hiện khiến âm giọng mùi mẫn. NSUT Trúc Linh còn xử lí điệu nghệ khi ngân giọng dứt câu 1 hoặc 2, chị buông nhẹ hơi rồi ”ơ..hơ…”tạo thanh âm càng dặt dìu hơn…

    Sau khi chị về Phòng Tuyên huấn, chị lại đi tu lớp Cao đẳng Sân khấu Khoa đạo diễn 3 năm (1996-1999), rồi trở về QK9 đi chuyên môn sáng tác và huấn luyện nhằm hỗ trợ Phong trào NTQC – LLVT ở ĐBSCL, những năm gần đây, ngoài công tác dàn dựng cho các địa phương, chị còn xuất hiện cuộc thi tuyển giọng ca Cải lương ở các Đài PTTH: Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ,… với tư cách là giám khảo. Cũng những năm này chị lại xông xáo cả công việc cầm bút, chị viết nhiều bài Vọng cổ và chập Cải lương.

    Vong cổ: Bông súng Đồng quê (Phượng Loan ca), Khúc ca xuân và người lính biên thùy (Lệ Thủy ca), Em lại về Vĩnh Châu (Thanh Hằng ca),… đã được phát nhiều trên Đài THND – TP.HCM và Đài TNVN. NSUT Trúc Linh cũng đã sáng tác bài Vọng cổ hướng về quê hươngTiền GiangTâm sự của em và chập Cải lương nói về cuộc sống của người dân Cai Lậy Chuyện cũ không quên đoạt Giải A Hội diễn VNQC – LLVT QK9 – 1997.

    Đặc biệt là bài ”Hoa bồn bồn rụng trắng” được nhiều giọng ca trên một số Đài PT & TH, và nhiều thí sinh chọn ca ở những cuộc thi giọng ca Cải lương. Ngoài ra, chị còn sáng tác vài kịch bản Cải lương dài, trong đó có kịch bản ”Lời tự tình của quê hương” cho Đoàn CL Tây Đô – Cần Thơ dự Hội diễn SKCNTQ – 2005.

    Hiện nay, ngoài công việc sáng tác, tham gia chấm thi, cộng tác cho đài, chị còn dạy nhiều học trò ca nhạc Tài tử và kỹ thuật ca diễn Cải lương cho một số diễn viên trẻ ở Cần Thơ.

    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Phong_Vũ For This Useful Post:

    Duongtonhu (21-09-2014), phucdo6778 (16-05-2013), romeo (16-05-2013), Thanh Hậu (16-05-2013)

  3. doanhuuhuan
    Avatar của doanhuuhuan
    Có cô chú anh chị nào có bài NGƯỜI MẸ ĐÀO HẦM do nghệ sỹ Trúc Linh ca (lần đầu tiên) thì cho em xin với.
    Những phiên bản sau này do Thanh Nga, Thanh Hằng, Thanh kim Huệ, Út Bạch Lan, Cẩm Tiên,... ca thì em đều có rồi.
    Xin cảm ơn!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to doanhuuhuan For This Useful Post:

    MEM (21-09-2014), romeo (22-09-2014)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Có anh em nào có audio của NS Trúc Linh ko ta?! Chưa được nghe bao giờ!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (22-09-2014)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Cám ơn Truchuy22 đã up chia sẻ bài hát của NS Trúc Linh ca với Thành Điển - Nhớ về Hà Nội.Mời cả nhà cùng nghe!

    http://cailuongso.com/Bai-hat/Nho-ve...i/ZAMYMNY.html

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    DOHOANG (23-09-2014), romeo (23-09-2014)

  9. THANHDAO
    Avatar của THANHDAO
    Nsut TLinh ko biet co phai la tac gia cua nhung bai " Bông..." Mà Đào hay hat ko vay ta??? Có ai biết???
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to THANHDAO For This Useful Post:

    romeo (23-09-2014)

  11. THANHDAO
    Avatar của THANHDAO
    Đã đọc hết bài và đã có câu trả lời luôn, hihi
    Vừa qua, tham dự buổi quay hình " Đồng hành cùng CVVC" , có nói chuyện với soạn giả Ngô Hồng Khanh về bài "Bông Súng Đồng Quê" nhờ vậy mà biết đc " chàng thư sinh" trong bài hát là ai, thật sự rất thú vị, hihihi !!!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to THANHDAO For This Useful Post:

    romeo (23-09-2014)

ANH EM CHANNEL