Chào A/C em!
Hiện tại Sáu đang mài mò học Guitar phím lõm. Nhưng không biết bắt đầu từ đâu? A/c em nào biết trình tự nhập môn học Guitar Phím lõm, tài liệu hình ảnh thiết thực vui lòng chỉ giáo giúp Sáu nhé! Mê hát vọng cổ nhưng bên cạnh đó cũng mê đàn, mua cây đờn treo lên tường từ lâu mà chỉ nhìn cho dzui chớ hõng có biết đờn.
Ps: Đam mê là một chuyện, còn năng khiếu lại là một chuyện khác. Sáu là người không có năng khiếu, cũng không có nhận thức "sáng" về cổ nhạc. Nên A/C em giúp Sáu dùm nhé! Xin chân thành cởm ơn và hậu tạ
NP ơi! giờ Sáu cũng biết chử đờn rồi, tuy còn chậm nhưng Sáu cũng đọc được.
Sáu cố gắng học theo, nếu có cả cách ghi theo chử đờn Ngũ Cung nữa thì tốt quá. (Sao Sáu đòi hỏi quá vậy ta? Hihi)
Thiệt tình không biết nói gì để cảm tạ sự tận tình của NP đối với riêng Sáu và đối với tất cả A/C em trên CLS. Nghe nói NP cũng khá bận rộn với công việc mà cũng dành thời gian để chỉ dẫn anh em tận tình, thiệt... Sáu cảm tạ vô cùng!
NguyenPhuc ơi! Sáu đọc hiểu rồi nhưng có 1 chổ duy nhất là nốt 38 (tức nằm ở dây số 3 phím số 8)
Vậy chử đờn ở đây tên gì? Tại vì trên dây số 3 Thầy dạy sáu các chử đờn lần lượt như sau: Hò (không khảy tức 30) rồi đến 32 (Xự), 33 (Xừ), 35 (Xàng), 37 (Xê), 310 (Oan), 312 (Liu). Bữa rài Sáu cũng học theo vậy đó NP.
Các phím còn lại trên dây số 3: 31, 34, 36, 38, 39, 311 thì Thầy KHÔNG có ghi chử đờn là gì cả. Về nhà sáu có thắc mắc và cũng có gọi điện cho Thầy hỏi ngay, Thầy bảo: "Con chủ yếu học trước những phím chính nằm ngay cái nút trên mỗi dây và những phím thầy có ghi thêm là đươc những phím khác con không quan tâm". Thầy nói vậy cho 6 đỡ rối à NP?
Phương pháp của Thầy là dạy các bài Lý trước, rồi đến bài Nam Ai, Nam Xuân... và sau cùng mới đến "Bản Vọng Cổ". Không Sáu đoán nha, nghe Thầy nói với học trò như thế đó!
Nhờ Np giải đáp giúp Sáu!
Hệ thống chữ đàn trên cần đàn mà thầy Thanh Tùng dạy cho anh Sáu là thuộc dây hò tư, tương ứng với dây đào.
Còn trong loạt bài này là đang nói về vọng cổ dây kép hò nhất.
Hai hệ thống chữ đàn khác nhau.
Về phần anh hỏi số 38 thì trong hệ thống dây hò nhất nó là chữ XỰ, có người gọi là Y.
Cổ nhạc theo ngũ cung nên có 5 hệ thống chữ đàn trên cần đàn căn cứ theo 5 cung.
Đó là chưa kể một số loại dây đặc biệt khác.
Hệ thống chữ đàn trên cần đàn thay đổi theo cung bậc của dây mà nó tùy thuộc.
Rồi! Sáu bắt đầu lan man mơ màng rồi đây! Tại vì Sáu còn nhiều thắc mắc và nhiều câu hỏi tiếp tiếp nữa... Nhưng Sáu tạm thời dừng lại để sáu luyện cho thuần thục theo NP đã chỉ dẫn bước đầu và những gì Thầy đã dạy.
Chứ chưa rành mà hỏi nữa không khéo "Tẩu hỏa" nữa.
Cảm ơn NP nhiều!