Trang 5/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5
  1. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    NSƯT Thanh Nam đưa "Cơn mê cuối cùng" vào Nhà hát lớn TPHCM

    Việc NSƯT Thanh Nam đưa Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang lên TPHCM công diễn "Cơn mê cuối cùng" tại Nhà hát TP làm nức lòng khán giả hâm mộ.


    Vào lúc 19h30 thứ 7 ngày 5 tháng 12 năm 2015, tại Nhà hát Lớn TPHCM, đoàn Nghệ thuật Cải lương Nhân dân Kiên Giang sẽ tái ngộ khán giả Thành Phố Hồ Chí Minh sau hai năm kể từ 2013

    Tái ngộ khán giả lần này sẽ là vở cải lương vừa tạo được dấu ấn trong lòng khán giả trong “Hội thi sân khấu Cải Lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015” vừa diễn ra tại Bạc Liêu. Vở diễn “Cơn mê cuối cùng” tác giả: Ngọc Linh, đạo diễn NSƯT Trần Minh Ngọc, với sự tham gia của các diễn viên: NSƯT Thanh Nam vai Út Hơn; Chuông vàng vọng cổ Thu Vân vai Mận; Chuông vàng vọng cổ Bùi Trung Đẳng vai Dũng; Nghệ sỹ Y Phương vai Bà Hằng; NS Bình Trọng vai ông Khương; NS Kim Phụng vai Ba Nữa; NS Mã Đức vai Sáu Thôi; NS Hữ Duyên vai Mai Bình và các diễn viên khác của đoàn…Thiết kế Sân khấu: Lê Văn Định; Âm nhạc NSND Thanh Hải…






    Nói về lý cho “chơi sang”, đưa vở diễn vào Nhà hát lớn TP, Trưởng Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang - NSƯT Thanh Nam cho biết: “Vừa rồi kịch bản khi dự thi tại Bạc Liêu thì hiệu quả rất tốt, khán giả và đồng nghiệp hết sức khen ngợi nhưng kết quả chấm thi có những điểm không công bằng, nên muốn cho khán giả có cái nhìn công tâm hơn về công sức và thành quả lao động nghệ thuật của anh em trong đoàn. Hơn nữa anh em trong đoàn cũng muốn tái ngộ khán giả thân thương của TPHCM...”.


    Trong liên hoan vừa qua, tuy không đoạt Huy chương vở diễn, , Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang cũng đã có các diễn viên đoạt các giải thưởng: NSƯT Thanh Nam : Huy chương Bạc; Thu Vân : Huy Chương Vàng; Y Phương : Huy chương Bạc; Bùi Trung Đẳng: Huy chương Bạc.


    Nghệ sĩ Thanh Nam từng làm khán giả thích thú với các vai diễn : Hai Lúa, Bác Ba Phì…trên truyền hình trong những năm gần đây. Anh cho biết: “Lâu nay mình diễn hài cho người ta cười, nhưng đây là vở diễn mình làm hài mà người ta khóc”.

    Nội dung vở diễn “Cơn mê cuối cùng” xoay quanh gia đình ông Khương (Bình Trọng đóng), một người được dân Cù Lao xem trọng vì luôn làm việc thiện nhưng trong một lần say rượu, ông Khương nhầm Mận - đứa con gái mồ côi mà vợ chồng ông nhận nuôi - là người tình cũ, đã hãm hại cô. Cái thai hoang của Mận bị dân Cù Lao trút lên đầu Út Hơn là bộ đội phục viên bị tâm thần, em trai của bà Hằng. Nghiệt ngã hơn khi Mận lại yêu Dũng, con trai ông Hai Khương. Đến khi mọi chuyện phơi bày, Dũng bàng hoàng trước cái chết tức tưởi của mẹ, ngỡ ngàng về tội lỗi của cha. Dù trước đây ông Hai Khương làm trăm điều tốt nhưng chỉ một điều xấu đã bỗng tan biến... Dẫu vậy, cuối cùng thì Mận vẫn tha thứ cho ông Hai Khương và ông tiếp tục làm việc thiện để chuộc lại những gì mình gây ra

    Song Minh
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 8 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    caophihung (06-12-2015), DOHOANG (04-12-2015), Giang Tiên (06-12-2015), huongle (06-12-2015), Koala (05-12-2015), linhhueforever (04-12-2015), romeo (06-12-2015), Thuong Tran (05-12-2015)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Bình Trọng mà kêu chú dữ vậy!?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (09-12-2015)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Cải lương Kiên Giang tại Sài Gòn: đi coi là phải nghe cho đã

    Cứ như lời hẹn ba năm một lần, sau hội diễn cải lương toàn quốc, đoàn cải lương Kiên Giang lại về Sài thành gặp gỡ khán giả TP.HCM...

    Cảnh trong vở Cơn mê cuối cùng - Ảnh: Nguyễn Lộc

    Tối 5-12, Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang có đêm diễn phục vụ khán giả vở Cơn mê cuối cùng (tác giả: Ngọc Linh, chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, đạo diễn: NSƯT Trần Minh Ngọc) tại Nhà hát TP.HCM.

    1. Cơn mê cuối cùng là câu chuyện về cô gái côi cút tên Mận (Thu Vân đóng) được gia đình ông Hai Khương (Bình Trọng) cứu sống và đem về nuôi. Sau đó, Mận nảy sinh tình cảm với Dũng (Bùi Trung Đẳng). Thế nhưng trong thời gian Dũng đi nghĩa vụ quân sự thì ở nhà Mận bất ngờ mang thai. Chòm xóm dòm ngó, thắc mắc về người cha bí ẩn của đứa bé...

    Khác với sân khấu kịch hé lộ ngay từ đầu để khán giả biết được ai đã hại đời Mận, ở bản dựng cải lương, nút thắt này được giấu đến gần cuối để người xem cứ hoang mang, phán đoán... Sức nặng tâm lý nhân vật vì thế đã có một sự hoán đổi ngoạn mục.

    Nếu ở kịch là ông Hai Khương thì ở cải lương, cậu Út Hơn (NSƯT Thanh Nam) gánh hết. Nghệ sĩ Thanh Nam với bản lĩnh của mình đã khiến khán giả khóc cười với Út Hơn. Sự dày dạn kinh nghiệm của anh và vợ, nghệ sĩ Y Phương (vai bà Hai) đã hỗ trợ tốt cho các diễn viên trẻ thể hiện trọn vẹn vai trò của mình và tạo nên một vở diễn hấp dẫn.

    2. Từ vở Dòng nhớ (tham dự Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc 2012) đến Cơn mê cuối cùng, Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang ngày càng biết tạo niềm tin và cảm tình với khán giả. Đó là cách chọn kịch bản vừa vặn sức mình, không choáng ngợp về mặt hình thức, không đông đảo diễn viên tham gia. Mỗi vở không quá 10 vai diễn nhưng vai nào ra vai đó.

    Chủ đề các vở diễn chủ yếu xoay quanh tình cảm quê hương, gia đình với bối cảnh là vùng sông nước Nam bộ. Sự lựa chọn có vẻ gần gũi, khiêm nhường nhưng được đầu tư kỹ lưỡng từ cảnh trí trữ tình, trang phục dung dị của diễn viên đến phong cách dàn dựng, thể hiện vở diễn bài bản để đem đến tính hấp dẫn riêng cho mỗi vở diễn.

    Đi coi cải lương là phải nghe ca cho đã và không thể bàn cãi, đoàn Kiên Giang lập tức ghi điểm với khán giả khi sở hữu các giọng ca rất hùng hậu. Trong đó nổi bật ba gương mặt trẻ: Thu Vân (Chuông vàng vọng cổ 2009), Bùi Trung Đẳng (Chuông vàng vọng cổ 2010) và Bình Trọng (giải ba Chuông vàng vọng cổ 2010).

    Dù diễn xuất chưa phải là xuất sắc nhưng cả ba đều có sự tiến bộ qua từng vở, Thu Vân sở hữu giọng ca trong, ngọt và cao, Trung Đẳng và Bình Trọng có giọng ca hao hao nghệ sĩ Thanh Tuấn và Minh Vương, nhưng biết cách vận dụng để tỏa sáng chứ không trở thành bản sao mờ nhạt. Mỗi khi các bạn cất giọng đều nhận được rất nhiều tràng pháo tay khen ngợi, tán thưởng.

    3. Năm năm trở lại đây, dấu ấn của NSƯT Thanh Nam - trưởng Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang - thật đáng kể. Thanh Nam là nghệ sĩ đặc biệt, vào đoàn từ những năm 1978-1979 và dù hoạt động ở một đoàn hát tỉnh nhưng tiếng tăm của anh vươn tầm cả nước.
    Anh đắt show không thua bất cứ danh hài nổi tiếng nào ở TP.HCM. Nhiều năm qua, NSƯT Thanh Nam nỗ lực đầu tư dựng vở sao cho hợp “khẩu vị” của khán giả cải lương, rèn luyện nghệ sĩ trẻ và tin tưởng đẩy họ bước lên trên đường sự nghiệp để tạo nên dàn diễn viên ngày càng được công chúng mến mộ.

    Có một lực lượng diễn viên trẻ đang sung sức cộng với người lãnh đạo giỏi nghề, có cái nhìn tiến bộ, cải lương Kiên Giang đang là đoàn hát được khán giả, bạn nghề chờ đợi để xem trong từng mùa hội diễn. Và không nhiều đoàn trên cả nước được chờ đợi như thế.


    LINH ĐOAN
    Theo TTO
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Giang Tiên (08-12-2015), nguyenhoangtuan (08-12-2015), romeo (09-12-2015)

  7. nguyenhoangtuan
    Avatar của nguyenhoangtuan
    có diễn lại hok ta?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenhoangtuan For This Useful Post:

    romeo (09-12-2015)

  9. nghethuat
    Avatar của nghethuat
    cảnh chot́ bình trọng ca đỉnh luôn nội tâm cảm xúc rất cao, vở diễn hay và cảm xúc cao cùng với kich tính cao nhất ở hai cảnh chót, khi mà cậu út tỉnh ra một phần dù chưa phải là hoàn toàn, mình thấy chú thanh nam phải xứng đáng giải vàng chứ không phải là giải bạc là đúng hơn, và bình trọng không có giải tiếc vô cùng, nhân vật của bình trọng cứ như là một bóng ma lầm luĩ vậy đó ít có đất ca diễn gần tới những cảnh sau thì mới có đất dụng võ

    nếu nói vở diễn này so với dòng nhớ thì hay hơn từ nội dung cho đến ca diễn cuả nghệ sĩ rất hay

    thu vân từ giọng ca đến diễn xuất rất chín muồi cuả một cô ₫ào thương , thích nétdiễn tinh tế nắm vững tâm lý nhân vật không chệch hướng,còn giọng ca number one mình thấy thu vân trên sân khấu cũng như buì̀ trung đẳng xinh hơn cả trên tv

    vở diễn này buì trung đẳng có đất diễn , và có tiến bộ hơn muà diễn trước
    bình trọng ca hay và diễn có nội tâm lắm, khônh hiểu sao mình lại thích vai diễn ông khương hơn là vai diễn trong dòng nhớ


    với kim phuṇg tuy vai diễn không có đất dụng vỏ nhiều nhưng lại ra trò , làm cho sân khấu nóng hơn để che phủ bớt cái màu ảm đaṃ, kim phụng cho thấy một gam màu mới trong diễn xuất cuả mình rất hay


    với chú thanh nam đây là một gam màu mới cái cảm xúc ngu ngơ như một đưá trẻ,một chút dồn nén trong cảm xũc khi không được nói nên lời, cùng với cái chỉnh chu cuả người đàn ông từng trải,một vai diên đa cảmbxúc đáng xem rất thú vị, thích những những câu nói ngây ngô không nhịn cười được , và thậtt sự chú đã khóc cho vai diễn , đây là vở diễn mà mình đượ̣c xem trực tiếp và khóc nhiều nhất từ trứớc tới giờ,

    nghệ sĩ y phương vai diễn trong vở diễn này thì nhẹ nhàng hơn, giaù lòng vị tha, thương người , bát ái âm thầm chiụ khổ một mình để không làm tổn hại những nngười mình yêu thương, khác với vai diễn trong dòng nhớ

    noí chung rất thích xem đoàn kiên giang vì các nghệ sĩ đều ca hay và diễn tốt, với mình thì vở diễn này đã có giả trong lòng mình
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to nghethuat For This Useful Post:

    MEM (08-12-2015), nguyenhoangtuan (08-12-2015), romeo (09-12-2015)

Trang 5/5 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5
ANH EM CHANNEL