Nguyên văn bởi
Nguyễn Ngọc Điệp
Sao Điệp nghe đa số AE gọi đây là hò 16 của câu 1 A nhỉ?
Chắc trước giờ các Thầy hay ae phân vậy cho dễ nhớ theo khuôn mỗi câu vọng cổ 32 nhịp phải không ạ?
Dạ nói vậy cũng đúng mà cũng không đúng lắm.
Đúng là vì một câu vọng cổ có 32 nhịp (trường canh). Mà câu 1 khi ca vô (xuống HÒ) thì chỉ còn có 16 nhịp nữa là dứt câu. Cho nên nói chỗ vô vọng cổ (xuống HÒ) là HÒ 16 (nhịp thứ 16) cũng đúng.
Không đúng lắm là vì không có cái mốc của nhịp thứ nhất ở chỗ nào, thì lấy đâu để đếm ra tới 16.
Tuy nhiên cách nói chỗ vô vọng cổ (xuống HÒ) của câu 1 là HÒ 16 cũng không có gì sai. Gọi vậy cho dễ hiểu, dễ nhớ.
Cổ nhạc tài tử cải lương người ta quan niệm là một loại hình nghệ thuật của giới bình dân, cho nên gọi theo cách gọi bình dân cũng là lẽ tất nhiên. Gọi theo hàn lâm bác học thì hơi bị cao, khó hiểu, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên môn, học hỏi tỉ mỉ, chỉ dành cho những người nghiên cứu, không cần thiết lắm cho giới nghệ nhân, nghệ sĩ, nhất là giới nghiệp dư...
Tóm lại, gọi như anh Điệp nói cũng không có gì sai. Mà không sai thì tức là đúng.