Nguyên văn bởi SauLucBinh
Sau khi Sáu học 2 tuần với Thầy Tùng thì vô tình phát hiện 1 người Thầy đờn gần sát nhà Sáu ở Gò Vấp (chú ấy đang đờn cho câu lạc bộ tài tử ở gần nhà Sáu mỗi tuần 2 ngày), nên Sáu tìm đến học với lý do: học gần thì sẽ tiện hơn. Nhưng khi học ngày đầu tiên chú ấy dạy ngay "vọng cổ" mà không dạy bài cơ bản nhỏ đến lớn. Và đặc biệt ko thấy chú nhắc gì tới "Nhịp nhàng" Cũng như ko dạy chữ đờn ngũ cung...Sáu thắc mắc: "Sao chú ko dạy con chữ đờn trước con biết đâu mà bấm?" Chú ấy trả lời: "chú dạy con đờn được rồi chú mới chỉ thêm!" Sáu thấy nó ngược ngược thế nào ấy? Sao ko theo cách: "Mưa dầm thấm lâu" hả?
Ông Thầy đờn ở Gò Vấp dạy theo cách "
truyền ngón" là cách cổ truyền xưa nay.
Bản vọng cổ là bản quyết định đối với người đờn ca cải lương, cho nên ông ấy dạy vọng cổ trước là ông ấy có lòng tốt, muốn cho anh Sáu mau "ra nghề" để đi chơi với thiên hạ. Ổng dạy ngón đờn vọng cổ cho anh Sáu thuần thuộc xong ổng sẽ phân nhịp cho anh Sáu, và sẽ nói khuông đờn nào dứt chữ đờn (theo ngũ cung) gì, vì vọng cổ là đờn khuông, thuộc cấu trúc khuông là được rồi.
Học bản nhỏ lóc cóc leng keng sẽ làm mất rất nhiều thời gian kéo dài đến nhiều năm không ích lợi.
Khi đờn rành vọng cổ rồi, mấy bản nhỏ chỉ cần nghe qua ít lần là đờn được. Bản lớn (và vọng cổ) mới là những cái cần thiết cho người học đờn.
Những bản lóc cóc lý liếc gì đó không phải cổ nhạc, mà chỉ là dân ca phổ theo làn điệu cổ nhạc, không nằm trong danh mục cổ nhạc.
Theo sự nhận xét riêng của NP thì nếu ai học với ông Thầy ở Gò Vấp, sẽ nhanh đạt được kết quả trong thời gian không lâu.
Nhưng nói là để phân tích câu chuyện thôi, anh Sáu cũng nên theo học với thầy Thanh Tùng, cũng là giúp cho thầy Tùng có thêm thu nhập vì thầy tuổi già rồi (71 tuổi), không thể lao động gì ngoài nghề dạy đờn ca cổ nhạc nữa. Yêu mến cổ nhạc cũng nên giúp đỡ những người có tâm huyết với cổ nhạc (như thầy Thanh Tùng).