1. LamVuBinh
    Avatar của LamVuBinh

    NS Thanh Tuấn có chứng bệnh viêm học cấp, nên một dạo đang đắt show thì bổng nhiên bị tắt tiếng, không ca hát gì được một thời gian. Nhưng sau khi anh điều trị khỏi bệnh , giọng lại trong trẻo hơn, âm lực mạnh và cao hơn trước đó, mà theo anh là được “Tổ nghiệp” phù hộ…Có thể nói từ sau 75, tài năng nghệ thuật và ý thức nghề nghiệp của NS Thanh Tuấn đã đạt đến đỉnh cao. Trước đó, công chúng nghệ thuật chỉ biết NS Thanh Tuấn là một kép ca hơn là kép diễn, bởi anh nổi tiếng nhất là ca trong băng dĩa, những vở: Người tình trên chiến trận, nửa bản tình ca, Đường gươm nguyên bá, Phạm Lãi biệt Tây Thi,…

    Từ lúc anh về hát chánh cho đòan CL SG 2, vang dội với vai đại úy Huy Bình trong “Tìm lại cuộc đời”, bắt đầu đài TNND TPHCM và đài THVN tại TPHCM mời anh cộng tác một thời gian khá dài, anh ca hàng chục bài vọng cổ như: Dệt chặng đường xuân, rẻ mạ đầu mùa, cây sáo trúc, Cô gái tưới đậu, dòng sông quê em,…Nhưng có lẽ hai bài vọng cổ mà anh để lại sâu đậm trong lòng khán giả, và ảnh hưởng rất nhiều giọng ca đó là bài “Chuyến xe Tây Ninh” của tác giả Thanh Hiền (1978) và “Nhớ Nha Trang” của tác giả Minh Thùy (1993).

    Trong bài “Chuyến xe Tây Ninh”, chất giọng mượt mà của NS Thanh Tuấn là qua thể điệu “Xang xừ líu”. Vốn tính chất âm nhạc của thể điệu vui tươi, trữ tình, lại lối câu ca là những ca từ mang dấu huyền và dấu nặng, nên anh có điều kiện phô diễn làn hơi:

    “…Tôi quen cô bạn đường xa, bạn đường xa hóa ra gần. Lên xe nhường nơi bạn chọn, nhường lời bạn trao. Bốn bề, sắc áo màu hoa, bốn bên là lời ca tiếng cười…”

    Thanh huyền thì anh nhấn trọng âm trọn một âm tiết trước rồi ngâm dài phần vần”gần…ần…”, “cười…ười…” làm cho ca từ thêm tươi mượt. Thanh nặng thì anh buông hơi nhẹ nhàng, không nhấn trọng âm – âm tiết thì bỏ nhỏ và luyến giọng từ thấp cất lên cao theo đường cong hình vòng cung, thanh âm tựa hồ như cuộn tròn trong gió…

    Trong bài “Nhớ Nha Trang” hơi – giọng NS Thanh Tuấn bật lên ở thể điệu Phụng Hòang: ”Mặt nước êm đều như con sóng khẻ lời…ru, thì thầm trong đêm vắng…hình ảnh diễm kiều của miền cát trắng quê em. Ơi, biển Nha Trang, xon sống miên man làm xao động lòng người…như huệ trắng ngạt ngào hương”. Anh nhấn trong trọng âm khác với điệu “xang xừ líu”, vừa mạnh vừa ngân dài hơi ở dấu huyền và dấu nặng, dấu sắc, anh lại bỏ nhỏ rồi ngân bằng hơi bụng, tức ngậm miệng, dùng hơi từ phổi ngâm phần vần âm tiết ca từ trong khoang họng, nghe buồn và mùi mẫn,…

    Về băng cassette, NS Thanh Tuấn có một thời gian khá dài được cô 6 Liên hợp đồng thu lại một số vở nói trên, và hàng chục bài vọng cổ, tân cổ giao duyên với nhiều NS tài danh và ngôi sao trẻ. Đặc biệt giai đọan này (1985 - 1987), NS Thanh Tuấn một lần nữa để lại dấu ấn trong vở “Thúy kiều”, của Nhị Kiều – Tám Vân, anh hát vai Kim Trọng, NS Bạch Tuyết vai Thúy Kiều. Vở này, kỷ thuật hơi – giọng Thanh Tuấn phong phú hơn, có những sáng tạo mới trong buông hơi, chẻ nhịp và những đường luyến lái lã lướt, duyên dáng, tạo thẩm âm, nhuần nhuyễn…Ấn tượng nhất là anh ca “Vọng kim lang”:” Ôi gương mặt và giọng nói của nàng như khúc hát Chiêu….Quân, năm cũ bên lam chiều, cho ngổ ngang trăm điều, lòng kẻ dưới Tây Nguyên,…”. Anh biểu đạt ca từ cảm xúc hơn, với lối buông hơi, chẻ nhịp mới hơn, từ nhịp 1 qua nhịp 2 anh luyến lái giọng bằng phẵng, nhưng từ nhịp 3 đến nhịp 4 (cuối khuôn nhịp) thì anh chia 3,5 hoặc 3,7 rồi luyến giọng, ngân hơi cho đủ 4. Đây là kiểu chia trường canh nhịp điệu chỉ riêng của NS Thanh Tuấn. Mà theo anh cho là “bộ nhịp trong máu” nên nhiều NS chịu ảnh hưởng hiện tượng ca ngâm theo kỹ thuật hơi – giọng của anh, có người tương đối giống, nhưng bộ nhịp thì chưa một ai ca chẻ nhịp giống được, mà trong giới cho đó là “thiên tư” của mỗi NS.

    Về “Hiện tượng Thanh Tuấn” khi xuất hiện có người cho là “Trường phái Thanh Tuấn”, được xem là NS CL “Độc nhất vô nhị” sáng tạo ra kỹ thuật hơi – giọng này. Từ sau đó rất nhiều giọng ca chuyên và không chuyên học theo phong cách ca ngâm, luyến lái theo kiểu Thanh Tuấn.


    ƯỚC MƠ THỨ HAI

    Ns Thanh Tuấn đã thực hiện trọn hai ước mơ: Một là thành NS, hai là sáng tác cho mình ca làm album kỹ niệm. Nhiều năm theo nghề, ca văn chương của nhiều sọan giả cải lương, tác giả vọng cổ,…từ đó anh nảy ra ý nghĩ: Các tác giả sáng tác thường là không viết riêng “đo ni đóng giày” cho ai. Nên khi anh cầm đến tác phẩm nào đó là anh phải đầu tư, nghiên cứu trước tiên là nội dung, kế đến là thanh điệu ca từ, phân nhịp; có những câu văn không như ý muốn, nghiên cứu cách thể hiện khá vất vả để ca cho thành công. Vì thế mà NS Thanh Tuấn muốn muốn tự “đo ni đóng giày” cho mình. Hay nói khác, anh muốn “tự biên tự diễn” ca ngâm như ý mình, cũng là tạo cái mốc đánh dấu cho cuộc đời anh.

    Nhưng còn phải đợi ý tưởng chín muồi anh mới bắt tay vào việc, cảm xúc đầu tiên cho bài vọng cổ đầu tay là từ cơn bão số 5 – 1997. Cơn bão ấy đã cướp đi nhiều mạng sống của ngư dân ở Cà Mau và một số tỉnh miền Tây, ngay sau đó NS Thanh Tuấn đã viết bài vọng cổ “Cơn bảo biển”, và chuyến cứu trợ ở miền Tây lúc đó anh ca bài này để phục vụ rất được khán giả mến mộ. Cũng từ bài vọng cổ này, như một chất men xúc tác, anh tiếp tục sáng tác các bài: Thương quá mẹ ơi, mối tình đầu, sa mưa giông,…làm album vol1. Sau đó nhân dịp đi thăm và biểu diễn ở huyện Nam Đàn – Nghệ An (quê Bác), anh viết bài vọng cổ “Vầng trăng quê Bác” và “Mặt trời đêm”; tiếp đó là các bài: Việt Nam mùa thu ấy, Thư tình nơi Côn Đảo, nhớ đồng núi Sập, Gió núi…làm album vol2 – 2004.

    Hiện anh đang chuẩn bị làm alubm thứ 3 đề tài nói về Mẹ, và anh đã sáng tác xong bài “Đạo làm con”.

    Hai album nói trên không phát hành theo hình thức kinh doanh, mà NS Thanh Tuấn chỉ để kỷ niệm cho mình và tặng người thân là chính. Về nội dung và nghệ thuật văn chương của tác phẩm thì không bàn, nhưng chắc chắn một điều là NS Thanh Tuấn “tự biên tự diễn” có rất nhiều ưu thế” Sắp văn, chẻ nhịp, những ca từ cần nhấn nhá, luyến lái,…đã được tư duy trước là điều kiện tiên quyết thành công.

    Gần như trọn đời với nghiệp Tổ, niềm hạnh phúc lớn lao là thực hiện được ước vọng mà NS Thanh Tuấn đã thành đạt. Con đường thành đạt đó không phải là con đường trải thảm đỏ, mà là khúc khủyu, khiến người đi phải bền lòng, vững chí. Ngòai hai ước, mơ, NS Thanh Tuấn còn ghi lại trong lịch sử cải lương một hiện tượng ca ngâm mới, mà anh là chủ thể sáng tạo nghệ thuật ấy.

    Suu tam
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to LamVuBinh For This Useful Post:


  3. MEM
    Avatar của MEM
    Thanks LamVuBinh đã sưu tầm và post thông tin để làm phong phú thêm tư liệu của trang nhà! Tuy nhiên, Mem cũng xin lưu ý xíu, những dạng tư liệu này thì post vào mục Sân chơi khán giả với thế hệ nghệ sĩ phù hợp, còn Tin tức làng nghệ thì post các hoạt động tức thời của nghệ sĩ, sân khấu thôi.

    Bài này nằm trong 3 bài nói về Cuộc đời nghệ thuật của Thanh Tuấn (Nghệ sĩ vàng trước năm 1975) mà Mem đã post rồi đó. LamVuBinh vào đọc thêm nhe. Bài này Mem xin mạn phép gộp chung vào đó để tránh trùng lập.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


ANH EM CHANNEL