Đọc bài này thiệt là thời sự luôn, nhất là những tin bạo lực học đường gần đây. hichic
(Câu 6, anh thay chữ gióng lên hồi chuông thay vì dóng nhe! hihi)
Anh MEM ơi,
Theo em nghĩ, chú Ông Dung Thông viết như vậy không hẳn là sai chính tả đâu.
Chữ dóng là theo từ vựng xưa, chữ gióng là theo từ vựng nay. Nói cho chính xác thì chính tả Xứ Đàng Trong viết là d thì chính tả Xứ Đàng Ngoài viết là gi.
Ví dụ: dòng sông hay giòng sông, cũng như dây đàn hay giây đàn gì cũng cùng nghĩa và cũng không chữ nào sai.
Em đọc sách xưa thấy người ta viết "đánh trống dộng chuông" (xem bài thơ Khuê Phụ Thán của Thượng Tân Thị, ông Thượng Tân Thị là thầy giáo).
Bây giờ người ta viết sách chính tả, sách giáo khoa và viết từ điển lại; người ta "quy định" chính tả lại.
Nhưng Việt Nam không có Hàn Lâm Viện ngôn ngữ, nên chuyện "chính tả" cũng chưa ngả ngũ, trừ phi viết sai tét bét...
Nhưng... đó là theo ý riêng của em, cũng chưa chắc đúng.
Có gì mong các anh chị chỉ giáo thêm.
Hihihi... hôm nay rảnh nên 8888 chút.
* Ghi chú: Xứ Đàng Trong và Xứ Đàng Ngoài là tên gọi hai miền Nam Bắc thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
Các giáo sĩ tây phương truyền giáo và dùng mẫu tự Latin để
phiên âm tiếng Việt vào thời kỳ đó. Chữ "quốc ngữ" (mẫu tự Latin) ra đời ở Đàng Trong trước Đàng Ngoài 50 năm (nửa thế kỷ).