TƯ GIA THAYDAT! TẬP HỢP BÀI ĐÀN, AUDIO, VIDEO...
hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ của NGUYENPHUC với THAYDAT, UTHOTVINHHANH và anh em đam mê đàn hát cổ nhạc.
Chú nói rõ hơn cho dễ hiểu.
Câu nầy gối đầu qua câu kia là câu nào gối qua câu nào và của bản gì.
Bản Lưu Thủy Hành Vân (xuất hiện trong cải lương trước) và bản Hoài Cầu (xuất hiện trong cải lương sau), hai bản nầy có nhiều chỗ giống nhau nên dễ lẫn lộn.
Ngày nay rất nhiều người đặt lời ca và rất nhiều người đờn trộn lẫn hai bản nầy với nhau.
(hoa lá)
Lấy vĩ làm thủ:
Liu (LIU) liu liu liu (Ú) xứ u liu (PHẠN) liu xề phạn (LIU)
Líu líu (XÊ) phán xê xang (XỰ) xang xự xư (HÒ) "hò hò (HÒ)"
1. (LIU) ú liu phạn xề (LIU) liu ú xứ (LIU)
2. Líu líu (PHAN) líu phan xê (XÀNG) "xàng xàng (XÀNG)"
3. Liu (LIU) liu liu liu (Ú) xứ u liu (PHẠN) liu xề phạn (LIU)
4. Líu líu (XÊ) phán xê xang (XỰ) xang xự xư (HÒ).....
LƯU THỦY HÀNH VÂN
Trích trong bản vọng cổ Chúc Anh Đài
của soạn giả Viễn Châu
do Lệ Thủy trình bày (1964)
Dàn nhạc: Bảy Bá đàn tranh, Năm Cơ đàn sến -----o0o-----
Ngày nay người ta đàn ca lẫn lộn giữa hai bản Hoài Cầu và Lưu Thủy Hành Vân, câu của bản nầy xen lẫn với câu của bản kia, vì hai bản có nhiều chỗ rất giống nhau.
Trước 1975 hai bản nầy rất phân biệt, không hề lẫn lộn. Sau 1975 không biết sao người ta lẫn lộn giữa hai bản nầy, gây khó khăn cho việc đặt lời ca và đàn ca với nhau (gây tranh cãi, mất hòa khí, mất vui).
HOÀI CẦU
4 câu, 16 trường canh (đàn chậm rãi hơn Lưu Thủy Hành Vân)
(lòng bản)
1. (PHAN) xề (LIU) liu ú xứ (LIU) "liu (LIU)"
2. (XỀ) líu (PHAN) xê (XÀNG) "xàng (XÀNG)"
3. Liu (LIU), liu (Ú) xứ u liu (PHẠN) liu xề phạn (LIU)
4. (XỪ) xang (XÊ) phán (XÊ) xang xự xư (HÒ)
(hoa lá)
Lấy vĩ làm thủ:
Liu (LIU) liu liu liu (Ú) xứ u liu (PHẠN) liu xề phạn (LIU)
Líu líu (XỪ) xừ xang (XÊ) phán líu phán (XÊ) xang xự xư (HÒ) "liu phạn liu xề phạn (LIU)" liu liu
1. (PHAN) phan xề (LIU) liu ú xứ (LIU) "xứ u xứ xề phan (LIU)"
2. Liu liu (XỀ) xề xề líu (PHAN) líu công xê (XÀNG) "xê cống phán công xê (XÀNG)"
3. Xàng xàng liu (LIU) liu liu liu (Ú) xứ u xứ u liu (PHẠN) liu phan xề xàng xề phan (LIU)
4. Líu líu (XỪ) hò xự xang (XÊ) phán líu phán (XÊ) xang xự xư (HÒ)
HOÀI CẦU
4 câu (16 trường canh)
Độc tấu guitar phím lõm (đàn thùng)
Nhạc sĩ: Văn Ngọc -----o0o----- Cố nhạc sĩ Văn Ngọc có lớp dạy đờn ca cổ nhạc
tại Trung Tâm Văn Hóa quận 10 (ngã tư Lê Hồng Phong, gần nhà hát Hòa Bình)
Bản lưu thủy hành vân câu 1 qua câu 2 có cần đờn gối đầu không?
Không có nhịp nhồi cuối câu 1 qua câu 2 của bản Lưu Thủy Hành Vân.
Chú nghe kỹ audio Lưu Thủy Hành vân Lệ Thủy ca và audio Lưu Thủy Hành Vân cố nhạc sĩ Văn Ngọc đờn thì sẽ rõ.
NP ơi! Hôm rồi ông bạn cà phê có đờn cho một người bạn ca bản Lưu Thủy Hành Vân nhưng có sự cự cãi về chuyện gối đầu các câu. Nhân đây NP nói rõ về vấn đề gối đâu câu này qua câu kia cho anh em nghiên cứu đi. Cảm ơn.
Sở dĩ có sự cự cãi về chuyện nhịp nhồi từ câu trước qua câu sau là do ngày nay người ta đờn lẫn lộn giữa hai bản Lưu Thủy Hành Vân và Hoài Cầu mà không phân biệt rạch ròi sự khác nhau như thời trước 1975.
Nếu Lưu Thủy Hành Vân thì câu 1 qua câu 2 không có nhịp nhồi (mà chú thaydat gọi là câu gối).
Nếu Hoài Cầu thì câu 1 qua câu 2 có 1 nhịp nhồi lại chữ LIU.
NP có uploaded mấy audio clips Lưu Thủy Hành Vân và Hoài Cầu đúng (chính xác) theo căn bản trước 1975, chú thaydat (và chú uthotvinhhanh) nghe theo đó (và save lại) để phân biệt và làm "tài liệu ăn nói" khi đi chơi mà có sự cự cãi.
Người biết thì ít, người không biết thì nhiều, cho nên đi chơi (tài tử) dễ có sự bất đồng, sinh ra tranh cãi mất hòa khí.
Người không biết thì nhiều, chiếm đa số nên lấn át. Từ đó cái chính thống bị thua thiệt, trong khi cái lai căng, luông tuồng được dịp lên ngôi, thống trị.
Chẳng hạn như bản Lý Con sáo (chỉ là bản nhỏ thôi) mà chỉ có một sốt ít người đờn đúng, còn hầu hết đều đờn sai (câu 8 và câu 10), trong số đờn sai lại có rất nhiều người nổi tiếng, là thần tượng của giới cải lương! Rõ ràng là kỷ cương đảo lộn.
Cơm áo gạo tiền (kinh tế) khó đồng hành với nghệ thuật. Đó là chưa nói đến kiến thức, trình độ chuyên môn và tâm huyết.
NP ơi ! Có người nói thế này: Điệu Lưu Thủy Hành Vân mà chúng ta hay nghe trong các tuồng cải lương là bài mà câu thứ 4 (câu cuối) có 4 nhịp song lang, mà nghệ sĩ Bảy Bá đã phỏng theo khúc đầu của điệu Hoài Cầu bên hồ quảng mà viết ra cho bên cải lương, đã chỉnh lại câu thứ 4 là câu chót của khúc nhạc đầu, kéo dài ra 1 nhịp cho nghe xuôi tai hơn khi từ từ chấm dứt nhạc. Còn điệu Hoài Cầu thì dài gấp hai: gồm có một khúc nhạc đầu, điệp khúc chính giữa, và chuyển qua lại khúc nhạc đầu. Câu thứ 4 của điệu Hoài Cầu thì chỉ có 3 nhịp, tương đương với 3 nhịp song lang ở bên cải lương, trong khi Lưu Thủy Hành Vân thì 4 nhịp song lang ở câu thứ 4 (câu cuối). Khi nghe ca có thể phân biệt được Hoài Cầu ca ngắn hơn Lưu Thủy Hành Vân một chút xíu tại câu thứ tư này.
Tóm lại, LƯU THỦY HÀNH VÂN là điệu cải lương còn HOÀI CẦU là điệu hồ quảng. NP cho ý kiến về bài viết trên? Đối chiếu với kí âm NP viết thì câu thứ tư của 2 bản NP ngược với người nói ở trên về nhịp.
Còn lời ca ở nhịp đầu câu 2 Lưu Thủy Hành Vân đa số là ca từ mang dấu huyền (Xề - Ngàng - Dùm - Giờ...) ngoại trừ bản Lưu Thủy Hành Vân mà NP dẫn (Phan - Đưa)?