Nguyên văn bởi thaydat
Nguyenphuc cho tôi hỏi: Có người nói đối với các bản hơi oán các láy đàn thường có 2 ngũ cung muốn về xàng, xề , lìu thì bắt đầu bằng líu cống xê ở ngũ cung âm vực cao sau đó chạy về ngũ cung âm vực thấp để về xàng, xề , lìu và ngược lại.Trong bản văn thiên tường và phụng hoàng cải lương dây hò tư bạn viết cho tôi , tôi thấy có rất nhiều các láy đàn kiểu như nói trên. Sao bản đàn này ít thấy hay đặc thù của dây hò nhất là vậy? Bạn chia sẽ dùm cảm ơn.
Đúng nguyên tắc tài tử là bài bản hơi gì thì phải đàn (và ca) dây đó. Bản oán thì phải đàn (và ca) dây oán. Ngày xưa dây oán là dây hò tư hiện nay của đàn kìm. Dây này là sự cải biến giữa dây bắc và dây oán, bởi vậy dây hò tư của đàn kìm hiện thời còn có tên là dây bắc
oán. Chính vì nó là dây oán, cho nên nếu đàn bản oán thì phải đàn dây này (hò tư). Nhưng ngày nay, nhiều người không biết nguyên tắc, cứ nghĩ như là bản vọng cổ, muốn ca dây nào cũng được, nên đòi ca các bản ai, oán với "dây kép hò nhất". Dây hò nhất (đàn kìm) chỉ để đàn bản vọng cổ mà thôi, không dùng cho các bài bản khác. Người ta muốn ca thì người đàn phải đàn cho "dĩ hoà vi quý". Và dây hò nhất không đủ chữ (thấp nhất là chữ XỀ, không có chữ XÀNG), do đó phải mượn chữ XANG làm XÀNG, vì thế mà không còn đúng nguyên tắc thang âm như chú thaydat thắc mắc.
Ghi chú: Ngày xưa dây oán là dây cung bậc hò tư. Nhưng kể từ khi ra đời dây Tố Loan (cung bậc hò nhì) thì giới tài từ hay dùng dây Tố Loan (cung bậc hò nhì) để đàn bốn bài oán tổ.
Cải lương vẫn đàn Tứ Đại Oán với dây oán cung bậc hò tư như nguyên thuỷ (tuồng Lan và Điệp soạn giả Loan Thảo), hoặc các tuồng thời còn dĩa đá.
Trước năm 1975, không bao giờ có đàn Phụng Hoàng cải lương với dây hò nhất hay dây hò nhì cả. Điều này có thể phối kiểm qua các tuồng cải lương xưa. Kép bắt buộc phải ca dây đào.