TƯ GIA THAYDAT! TẬP HỢP BÀI ĐÀN, AUDIO, VIDEO...
hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ của NGUYENPHUC với THAYDAT, UTHOTVINHHANH và anh em đam mê đàn hát cổ nhạc.
1. Đoạn (trường) số (mạng)
trời cao (-) đã an (bài)
2. Mười lăm (-) năm dài (-)
trôi nổi (chốn) thanh lâu (-)
3. Song (đường) tuổi hạc đã (cao)
đêm (ngày) thương đứa con (xa)
4. Mười lăm (năm) phiêu bạt phương (nào)
giờ còn (mất) ra sao (-)
5. Lương (duyên) giai ngẫu (-)
giờ đây (-) đã lỡ (làng)
6. Ai xui (phượng) xa hoàng (-)
cho hồ (rã) keo tan (-)
7. Kiếp (nầy) duyên không (trọn)
ba sinh (-) bèo nước đôi (đàng)
8. Kim lang (ơi) hỡi chàng (-)
tình chưa (hợp) đã tan (-)
9. Trông áng (mây) bay cao (-)
mà lòng (-) chạnh nỗi đớn (đau)
10. Thân phận (gái) má đào (-)
nào khác (áng) mây trôi (-)
11. Bồng (bềnh) không biết về (đâu)
gia (đình hạnh phúc tình (yêu)
12. Ngoài tầm (tay) của kiếp đoạn (trường)
còn chi (nữa) mà mong (-)
13. Kim (lang) ơi hỡi (-)
từ đây (-) thiếp đã phụ (chàng)
14. Câu hẹn (ước) đá vàng (-)
đành gởi (lại) gió mây (-)
15. Tiền (Đường) sông nước (bạc)
oan khiên (xin) gởi lại nơi nầy)
1. Trăng (tàn) sao (lặn)
khuất (dạng) phía non (đoài)
2. Sương (-) lam buồn (-)
phủ kín (mặt) trường giang (-)
3. Bá (Nha) ngồi thở (than)
nhìn (dòng) nước Hán (dương)
4. Buông dây (tơ) ai oán não (nùng)
dạo bản (đàn) năm xưa (-)
5. Lệ (rơi) theo tiếng (-)
nức nở (-) giữa đêm (trường)
6. Khóc (bạn) tâm đồng (-)
đời bạc (số) tài hoa (-)
7. Dương (trần) âm (cảnh)
đành (-) phân rẽ đôi (đàng)
8. Mấy (cung) nhạc sầu (-)
còn ai (hiểu) nữa đâu (-)
9. (Dứt) tiếng than (-)
Bá Nha liền (-) đập nát chiếc đàn trên (tay)
10. Thả (xuôi) theo dòng (-)
nước bạc (lững) lờ trôi (-)
11. Kể từ (đây) vắng bạn tri (âm)
Tử (Kỳ) về cõi giới (ba)
12. Để (ta) ở lại dương (trần)
thương tiếc (người) tài hoa (-)
13. Năm (xưa) cũng (-)
tại (-) bến sông (nầy)
14. Ta cạn (chén) rượu quỳnh (-)
kết thành (bạn) tâm giao (-)
15. Nay tơ (đồng) đã (bặt)
bởi (vắng) dạng Tử (Kỳ)
NP ơi khi nào rảnh kí âm lại dùm vài khuông dây gì hay quá (không biết phải dây nhị ngũ không) của Hoàng Vũ để tập Cảm ơn https://www.youtube.com/watch?v=q9T_eh_xNjc.
Không biết Bản đờn dây đào của NS Tám Lanh(đệ tử của Ba Tu)NP có nghe chưa.Nếu rảnh NP kí âm lại cho mình tập cũng được nữa.Đây là clip đờn của ông ấy https://www.youtube.com/watch?v=ccHk-rmXGh4 .Cảm ơn
Hic... vừa trả lời cho bài viết của chú rất dài, nhưng bị "sự cố" nên nó biến mất. Giờ làm biếng viết lại.
Thôi để hôm nào có thời gian sẽ viết lại vắn tắt.
Viết ngắn (vắn tắt) lỡ có bị "sự cố" mất bài cũng không tiếc công... hic.
Lúc nầy tình hình chính trị Việt Nam biến động dồn dập, cả thế giới đang chú tâm theo dõi nên không có nhiều thời gian rảnh.
Đúng rồi, đây là dây Nhị Ngũ, dây nhỏ hò nhì (nhị) dây lớn hò năm (ngũ). Dây nầy do ông Ba Tu đưa lên public (youtube) vào khoảng năm 2005 (Hoàng Vũ học theo Ba Tu). Dây Nhị Ngũ ra đời rất lâu nhưng rất ít người chơi vì chỉ để đờn bản Vọng cổ (cũng như dây Sa Giang cũng chỉ để đờn bản Vọng cổ).
NP không có cây đờn nên không thể lấy ra (ký âm lại) chữ đờn từ dây Nhị Ngũ (và bất cứ dây nào đờn ở cung bậc khác với hò nhứt và hò tư, cũng như lên dây khác với dây bắc oán), vì đã thay đổi hoàn toàn chữ đờn trên ngạch phím (trên cần đờn). Không có cây đờn, chỉ ngồi mà tưởng tượng thì đôi khi ghi ra bị sai vị trí trên ngạch phím (vì đã hoán vị chữ đờn).
Hơn nữa chú mới chơi đờn kìm mà tập đờn nhiều thứ dây (cách lên dây) thì sẽ dễ bị lộn xộn do chú không thuộc nằm lòng bản nào cả. Đờn là phải thuộc nằm lòng từ trong bụng mà ra, không thể vừa nhìn bản vừa đờn mà hay được (ca cũng vậy). Thuộc nằm lòng mới diễn tả được, chữ đờn mới có hồn.
Và, hầu hết những dây đặc biệt (không đờn cải lương) thường chữ đờn và tiết tấu mắc mỏ, chẻ nhịp, xốc nhịp, không phải đờn căng nhịp tầm bo, cho nên nếu không chắc nhịp thì đờn nghe không được.
Do đó bắt buộc chú phải "khổ công" luyện nhịp thì mới có thể chơi tài tử được. Dây Nhị Ngũ là một loại dây tài tử (không phải cải lương).
NP ơi, không biết bản đờn dây đào của NS Tám Lanh (đệ tử của Ba Tu) NP có nghe chưa. Nếu rảnh NP kí âm lại cho mình tập cũng được nữa. Đây là clip đờn của ông ấy https://www.youtube.com/watch?v=ccHk-rmXGh4. Cảm ơn
Bài đờn nầy của ông Tám Lanh NP đã có nghe lâu rồi. Ông Tám Lanh nói là học trò của ông Ba Tu mà chữ đờn và tiết tấu hoàn toàn không giống ông Ba Tu chút nào. Ngược lại, chữ đờn nầy thuộc về thập niên 60 của thế kỷ trước, bây giờ nếu chú muốn học theo đây thì chẳng khác nào quay ngược thời gian thì nghe làm sao mà hợp thời (update) với người ta được.
Nếu chú chịu khó luyện nhịp cho cứng, rồi sau đó nên học theo rơ đờn (kìm) của Hoàng Vũ và Minh Tiến (còn gọi tên khác là Tiến Đàn) thì mới hợp thời. Hoặc theo rơ của những đệ tử khác của ông Ba Tu (như Trường Giang, Kiều My…) cũng được. Nhưng về chẻ, xốc thì nên theo Hoàng Vũ và Minh Tiến (hai người nầy thiên về rơ tài tử), còn Trường Giang và Kiều My thiên về rơ cải lương.
NP có nghe Lữ Đạt đờn chưa? Chữ đờn nghe cũng đã lắm!
Nhạc sư Trần Văn Khê nói: Hơi Bắc Xự Cống Rung còn Xang Xê thì Mổ ông ấy nói như vậy cho nhạc cụ nào ?