TƯ GIA THAYDAT! TẬP HỢP BÀI ĐÀN, AUDIO, VIDEO...
hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ của NGUYENPHUC với THAYDAT, UTHOTVINHHANH và anh em đam mê đàn hát cổ nhạc.
Từ bị lép là dư cao độ hay chưa tới cao độ phải không? Thường trong các bài bản và bản vọng cổ thì những chữ đờn nào hay bị lép?
Chưa đủ hoặc dư cao độ gọi là ngọng.
Người ta nói phát âm không đúng gọi là ngọng (thí dụ: đi nàm ở Hố Lai, hoặc con cá gô nhảy gồ gồ).
Tiếng đờn âm thanh không đúng cũng gọi là ngọng.
Lép là phản nghĩa với chắc. Như lúa lép và lúa chắc. Đám lúa ngoài ruộng trổ hột chắc, nhà nông gọi là rọi.
Đờn âm thanh chắc nịch gọi là chữ đờn rọi. Ngón đờn như ông Ba Tu gọi là rọi.
Tiếng đờn mà ngón tay bấm chưa chín chắn đã khải dây thì là tiếng đờn lép.
Lúa lép quạt bỏ hoặc cho vịt ăn.
Đờn lép chấm điểm zéro, về tập lại.
Chắc lép ở đây gọi là âm lượng
Âm lượng lớn gọi là chắc.
Âm lượng nhỏ gọi là lép.
Âm lượng phải như nhau.
Như hai cái vú phải như nhau, cái lớn cái nhỏ thì cái nhỏ gọi là lép.
So sánh như vậy cho dễ hiểu... hihi
Bây giờ nghe các clip, người ta đờn Sương Chiều dây hò ba nhiều.
Dây hò ba là dây để đờn nhạc lễ và mấy bản quảng như Xái Phỉ, Dì Phảnh...
Sở dĩ nhạc lễ đờn dây hò ba vì dây nầy đờn Bài Hạ bắt qua Xuân Nữ mới ăn giọng.
Và dây nầy Hát Bội là vừa, cao quá hát lạc giọng (Hát Bội và Nhạc Lễ đờn giống nhau).
Họ đờn dây hò ba mấy bản hơi quảng nầy rồi kêu đại là đờn dây quảng.
Gọi như vậy là hoàn toàn không đúng, vì đâu phải mỗi loại hơi là một loại dây khác nhau.
Gọi dây hò ba là "dây nhạc lễ" thì còn có thể chấp nhận được. Gọi dây quảng là tầm bậy hết sức.
Các người tự vỗ ngực xưng là nhạc sĩ mà toàn gọi tầm bậy, bởi không thông nhạc lý cổ nhạc.
Y chang như cái kiểu gọi dây xề (Văn Giỏi) và dây xề đào (Vũ Linh).
Đờn sương chiều dây hò ba khi dứt Nữ vô vọng cổ dây hò tư ? Vì chữ u dây hò ba là chữ hò của dây hò tư?
Exactly! Chính xác 100%.
Vậy là chú vững nhạc lý hơn Văn Giỏi, Vũ Linh v.v... rất xa, và rất rất nhiều "nhạc sĩ" khác nữa.
Bởi vậy nhạc lễ đờn Bài Hạ dứt U bắt qua Xuân Nữ vô LIU cũng tương tự như vậy.
Nếu không dùng dây hò ba thì bắt vô nghe đâm hơi, không ai ca được, mà nghe cũng trớt quớt.
Cũng vậy, với cây đờn cò, không vặn trục lên dây lại mà khi đờn cải lương, tài tử thì hai dây đờn cò gọi là dây Xàng Liu, mà khi đờn Bài Hạ Xuân Nữ (đờn nhạc lễ) thì gọi là dây Xề U. Tức là hạ chữ đờn xuống một cung (một bậc).
Hạ chữ đờn chứ không phải vặn trục hạ dây đờn.
Hạ chữ đờn khác với hạ dây đờn.
CA SƯƠNG CHIỀU QUA TÚ ANH
Trích trong tuồng Tình Hận Cô Tô Đài
Trình bày: nữ danh ca Bạch Huệ
--------------------
Bà Bạch Huệ đã từng dạy ca trong trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ (trường sân khấu nghệ thuật). Là giảng viên ca tài tử, bà ca rất chuẩn về căn bản bài bản cổ truyền. Trong clip nầy bà ca Sương Chiều dứt ngoại là theo đúng lòng bản, giữ gìn căn bản xưa cho hậu thế biết cái nào đúng cái nào sai. Các thầy đờn "cựu trào" đều đờn Sương Chiều dứt ngoại. -----o0o-----