Mình có điện cho ông thầy dạy thể dục hồi học ở THPT, hiện đang định cư ở Mỹ ổng nói không bảo lãnh nhanh như vậy đâu(1 năm sau)! Vì ổng nói người chồng ấy phải có quốc tịch Mỹ rồi mới bảo lãnh được, mà muốn có quốc tịch Mỹ ít nhất phải 5 năm nữa. Rồi phải tính đến thu nhập có đủ nuôi người thân như cha mẹ anh em và người bảo lãnh không nữa V.V...
Hihi... ông thầy thể dục nầy không rành chút nào.
Thẻ xanh bảo lãnh vợ/chồng được, nhưng chậm hơn quốc tịch bảo lãnh vợ chồng một chút, nhưng nhanh hơn tất cả các diện khác, vì thuộc diện cứu xét "
tức thì".
Nếu bảo lãnh cha mẹ hoặc anh chị em ruột thì phải có quốc tịch. Hoặc làm kết hôn với người đi du lịch hoặc du học muốn ở lại Mỹ luôn thì phải có quốc tịch.
Bảo lãnh vợ/chồng hoặc hôn thê/hôn phu, có thẻ xanh vẫn được (theo luật di trú hiện hành).
Người định cư ở Mỹ, hầu hết là 5 năm sau mới được nộp đơn thi quốc tịch, nhưng diện vợ chồng có loại chỉ 3 năm là được nộp đơn thi quốc tịch (thi quốc tịch phải biết Anh ngữ và Anh văn, tức là nghe/nói và đọc/viết). Ở đây không nói chi tiết vì không cần thiết.
Chuyện bảo trợ tài chính (income - thu nhập) thì theo luật có thể nhờ người khác thí dụ người trong gia đình bà con họ hàng hoặc bạn bè. Nếu vẫn không có thì mướn, tốn từ 1.000 đến 3.000 đô tùy người ăn mắc hay rẻ.
Theo luật, có quốc tịch bảo lãnh vợ chồng thì 9 tháng đến 12 tháng sẽ được lên lịch phỏng vấn (bảo lãnh hôn thê hôn phu thì 7 tháng đến 9 tháng được lên lịch phỏng vấn).
Có thẻ xanh thì 18 tháng đến 24 tháng sẽ được lên lịch phỏng vấn.
Tuy nhiên, vì quota mỗi năm chỉ cấp visa có hạn định nên phải chờ tới tài.
Thông thường, có quốc tịch bảo lãnh vợ chồng khoảng 12 tháng sẽ được cấp visa nhập cảnh Mỹ (nếu không bị rớt phỏng vấn).
Có thẻ xanh bảo lãnh vợ chồng tối đa là 30 tháng sẽ được cấp visa nhập cảnh Mỹ (nếu không rớt phỏng vấn).
Trong tháng 8/2018, diện Thẻ Xanh bảo lãnh vợ chồng đang phỏng vấn đến tháng 6/2016 (ngày nộp đơn), tức là 26 tháng (không tới 30 tháng).
Bảo lãnh vợ chồng và hôn thê hôn phu từ nhiều năm nay bị bảo lãnh giả nhiều (bảo lãnh giả để ăn tiền). Cho nên phải chứng minh sao cho nhân viên phỏng vấn tin là vợ chồng thật thì sẽ dễ đậu phỏng vấn (được cấp visa). Nếu bị nghi ngờ là kết hôn giả thì bị đánh rớt. Bị rớt thì xin tái phỏng vấn sau khi cung cấp những dữ kiện chứng minh là kết hôn thật.
Nếu hai người có con với nhau thì đương nhiên được đậu phỏng vấn 100%.
Nghe lời ông thầy thể dục thì biết bao giờ bảo lãnh được vợ chồng.
Nếu hỏi tiếp thì NP sẽ nói tiếp cfhi tiết hơn.
Nếu thực sự muốn bảo lãnh vợ chồng (hoặc người thân) thỉ hỏi các văn phòng luật sư di trú, hoặc hỏi thẳng Sở Di Trú Hoa Kỳ. Sao lại hỏi những người không biết như ông thầy thể dục nói trên.
Vấn đề bảo lãnh, di trú phải là người có hiểu biết chuyên môn mới giải đáp được. Không phải bất cứ ai cũng biết đâu, không tin chú thaydat hỏi chị Bích hoặc chị Suka thì rõ.
Muốn hỏi
Sở Di Trú Hoa Kỳ bất cứ vấn đề gì thì
VÀO ĐÂY
Muốn theo dõi tình trạng hồ sơ đang giải quyết tới đâu từng bước, hay muốn hỏi từ A-Z thì cũng
VÀO ĐÂY