Trang 2/19 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 12 ... CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Soạn giả, NSND Viễn Châu, người được xem là "vua vọng cổ" đã qua đời vì tuổi già, sức yếu, lúc 13 giờ 15 phút ngày 1-2, hưởng thọ 92 tuổi.

    Nhạc sĩ Trương Minh Châu - Con trai Soạn giả, NSND Viễn Châu, cho biết cha mình qua đời tại nhà riêng sau thời gian điều dưỡng tại nhà. NSND Kim Cương thông báo sẽ đứng ra lo tất cả thủ tục tang lễ.Linh cữu của ông hiện được quàn tại Nhà tang lễ TP HCM.

    Soạn giả, NSND Viễn Châu tên thật Huỳnh Trí Bá, sinh năm 1924, là danh cầm đàn tranh và là soạn giả cải lương nổi tiếng tại Việt Nam. Ông được cho là người đã khai sinh ra thể loại tân cổ giao duyên và vọng cổ hài, có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời.

    Soạn giả, NSND Viễn Châu qua đời



    Sinh ra và lớn lên tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, ông xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả, là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, khi còn học ở trường, ông đã mê đàn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Ông mày mò những ngón đàn học lóm qua đĩa hát nhựa cũng như các nhóm đàn ca tài tử ở làng quê. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, violon, guitar và được nhiều người khen ngợi.Năm 1942, ông tham gia Ban cổ nhạc Ðài Phát thanh Pháp Á Sài Gòn. Tuy nhiên, dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của Soạn giả, NSND Viễn Châu là truyện ngắn đầu tay "Chàng trẻ tuổi" được đăng trên báo Dân Mới và bài thơ "Thời mộng" được đăng trên báo Tổng xã mới trong năm đó.


    Ông để lại sự tiếc thương cho người thân, đồng nghiệp, học trò, người hâm mộ


    Cuối năm 1943, ông theo đoàn Tố Như lưu diễn. Hai tháng sau, ông tham gia gánh ca kịch của Năm Châu ra Hà Nội lưu diễn. Trên bước đường nghệ thuật của mình, ông có cơ hội tiếp xúc với các nghệ sĩ tài danh bấy giờ như Năm Châu, Lê Hoài Nở, Trần Hữu Trang, Duy Lâm... và học hỏi được nhiều kỹ năng về tư duy sáng tác.Kịch bản đầu tay của ông là "Nát cánh hoa rừng", sau đó có hơn 70 kịch bản nổi tiếng được lưu hành từ sàn diễn cho đến thị trường băng dĩa, trong đó có các tác phẩm để đời như: "Một ngày làm vua", "Vụ án Huỳnh Thổ Cang", "Huyện chuột nuôi đề", "Chung Vô Diệm"," Hoa Mộc Lan"...

    Gia tài ông để lại cho đời là hơn 2000 bài vọng cổ.
    Tin-ảnh: T.Hiệp
    Theo NLDO
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (02-02-2016), caophihung (01-02-2016), DOHOANG (02-02-2016), Giang Tiên (02-02-2016), huongle (01-02-2016), Koala (01-02-2016), linhhueforever (02-02-2016), Phong_Vũ (04-02-2016), romeo (02-02-2016), Thanh Hậu (04-02-2016)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Nghệ sĩ thương tiếc “Vua vọng cổ” Viễn Châu!

    (NLĐO) - Nhiều nghệ sĩ thương tiếc trước sự ra đi của "Vua vọng cổ" Viễn Châu. Theo ý nguyện của gia đình, linh cữu Soạn giả, NSND Viễn Châu được đặt tại nhà riêng, không di quan đến Nhà tang lễ TP HCM như dự kiến ban đầu.


    NSND Kim Cương trong lễ nhập quan soạn giả Viễn Châu sáng 2-2 tại nhà riêng của ông

    Sáng 2-2, Lễ nhập quan Soạn giả, NSND Viễn Châu được tiến hành trong không khí trang nghiêm tại nhà riêng (TK8/11 đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM). Bà Nguyễn Thị Đạo, 86 tuổi, vợ Soạn giả, NSND Viễn Châu mong muốn linh cữu chồng được quàng tại nhà riêng.

    Nhạc sĩ Trương Minh Châu, con trai của Soạn giả, NSND Viễn Châu nói: “Má muốn ba tôi vẫn nằm ở nhà trong những ngày cuối cùng trước khi bà và con cháu không còn nhìn thấy ông nữa. Do đó, chúng tôi làm đúng mong muốn của bà”.

    Khi hay tin "Vua vọng cổ" qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự thương tiếc!

    NSND Kim Cương: Đau buồn đến bật khóc!
    NSND Kim Cương có mặt rất sớm, chứng kiến những giây phút cuối cùng trước khi thi thể của Soạn giả, NSND Viễn Châu được đưa vào quan tài, bà bật khóc tâm sự: “Kỷ niệm cuối cùng của tôi với anh Bảy là bài vọng cổ "Giấc mộng lá sầu riêng". Bài này tôi được anh Bảy viết tặng, nói về má tôi – cố NSND Bảy Nam. Có lẽ, đó là một trong những bài ca cổ hiếm hoi cuối cùng anh Bảy viết trong thời gian dưỡng bệnh. Nhiều thập niên qua, anh Bảy vẫn luôn chung thủy với chị Đạo. Giới soạn giả, tác giả, nhạc công nhất là danh cầm chắc chắn có nhiều cuộc tình nhưng anh Bảy vẫn một mực chung thủy. Tài năng, đạo đức, cách sống của anh Bảy sẽ được công chúng nhớ mãi".

    NSND Kim Cương cho biết theo di nguyện Soạn giả, NSND Viễn Châu, ông không muốn gia đình nhận tiền chấp điếu đám tang mình nhưng bà đã góp ý: “Theo tôi, gia đình nên nhận chấp điếu, vì nếu không các đoàn thể, các cá nhân và nghệ sĩ sẽ mua hoa tươi, trái cây, vật phẩm cúng tế rất nhiều, sau đó bỏ đi rất phung phí. Số tiền chấp điếu có thể dùng cho công việc từ thiện, giúp đỡ nghệ sĩ già neo đơn”.

    NSND Lệ Thủy trong ngày Nhà giáo VN, đến tặng hoa thầy - SG Viễn Châu

    NSND Lệ Thủy: Thầy là tất cả đối với tôi!
    NSND Lệ Thủy cho biết nếu không có thầy Bảy, bà chưa chắc nổi tiếng như ngày hôm nay. “Thầy Bảy phát hiện tôi từ gánh hát Trầm Vàng. Lúc đó, tôi mới 13 tuổi chưa biết nhiều, chưa có kinh nghiệm ca hát nhưng thầy tích cực động viên, viết thêm vai mới, bài hát mới để tôi ca diễn. Khi tôi 16 tuổi, thầy đưa bài tân cổ giao duyên đầu tiên cho tôi ca. Thầy Bảy sống đạo đức, chưa bao giờ làm phiền con cháu, học trò. Biết ai khó khăn trong nghề, thầy đến giúp đỡ âm thầm. Một dạo thầy về quê Trà Vinh, xe đò chở ngang một bến tàu, thấy một ghe hát nghèo. Thầy xin chủ xe dừng lại, xuống hỏi thăm mới biết đó là chuyến đi cuối cùng của gánh hát trước khi rã gánh. Thầy thương tình móc hết tiền trong túi, còn bao nhiêu cho hết anh em trong gánh mua cơm”.

    Khi biết tin gia đình Soạn giả, NSND Viễn Châu nhận chấp điếu, NSND Lệ Thủy cho biết: “Tôi đề nghị với gia đình, số tiền chấp điếu trên nên lập quỹ mang tên thầy. Số tiền đó sẽ có hội đồng thẩm định, xét duyệt trao học bổng cho các nhạc công trẻ, những người đang học đàn cổ nhạc có hoàn cảnh khó khăn".

    NSƯT Phương Quang: Nhớ thầy Bảy, nhớ cây son đỏ
    NSƯT Phương Quang khóc khi hay tin Soạn giả, NSND Viễn Châu qua đời: “Tôi tiếc thương tài năng của sân khấu, ngôi sao sáng trên bầu trời nghệ thuật!".

    Ông kể ngày trước có dịp gặp thầy Bảy, được tặng cây son đỏ kèm lời khuyên nên tô son đỏ để lên sân khấu lung linh hơn. Ông nghe theo và cảm ơn món quà như phần lộc của Tổ nghiệp mà thầy Bảy trao tặng.

    "Thầy sống rất giản dị, đi xem vở mới công diễn, ông lân la vào hậu trường tâm sự, trao đổi. Lối sống hòa đồng, chí tình với anh chị em nghệ sĩ, ông thương nhất là các anh chị em làm công tác hậu đài nên lãnh tiền tác quyền bao nhiêu thường chia đều cho họ. Bởi vậy mới có câu, hậu trường nào có thầy Bảy vào thì Tết đến. Vĩnh biệt thầy Bảy, mãi mãi cảm ơn ông đã ban tặng cho đời hai bản vọng cổ: "Tình anh bán chiếu" và "Ông lão chèo đò” - NSƯT Phương Quang nói.

    NSƯT Phương Quang trong ngày mừng thọ NSND Viễn Châu 89 tuổi tại Nhà hát TP

    NSƯT Giang Châu: Cảm ơn đời từng có chú Bảy!
    NSƯT Giang Châu nhớ từng phải cầu cứu “Vua vọng cổ” sáng tác bài vọng cổ hài “Trùm Sò thăm chị sui” để đi lưu diễn.

    “Chú Bảy viết cho tôi, nhờ đó mà tôi đi kiếm cơm khắp nơi. Cộng thêm một số bài vọng cổ hài trứ danh trước đó như: "Vợ tôi tôi sợ", "Vợ tôi tập lái Honda", "Ngưu ma vương đại chiến", "Cờ bạc bác thằng bần"… mà tôi có thêm nhiều cảm tình của khán giả. Có thể khẳng định, trên sân khấu, tôi có được sự dìu dắt tận tình của thầy Diệp Lang trong diễn xuất, thì trong vọng cổ hài, thầy Viễn Châu đã cho tôi nhiều bài học quý. Chú Bảy từng thắc mắc tại sao vọng cổ làm người ta khóc mà không thể làm người ta cười và ông đã sáng tác thể điệu đó, để ngày nay nhiều nghệ sĩ đi theo trường phái vọng cổ hài mà nên danh. Tôi xuất thân diễn viên, sau này mới chuyển qua hài, ca vọng cổ hài và nhận từ chú Bảy những lời dạy ân cần” – "Trùm Sò" Giang Châu nói.

    NSƯT Giang Châu và NSND SG Viễn Châu

    Nghệ sĩ Tú Trinh: Nhớ mãi giọt nước chú Bảy
    Nghệ sĩ Tú Trinh kể ba bà là nghệ nhân Chín Trích, đàn cò cho đoàn hát của bà Năm Phỉ, còn Soạn giả, NSND Viễn Châu theo đoàn Năm Châu. Cả hai tuy đoàn hát khác nhau nhưng lại thân thiết vì nhà cách nhau có một con hẻm.

    "Ba tôi lúc còn sống mỗi lần nói đến chú Bảy là bày tỏ sự cảm kích vì lối sống chân thành của chú. Chú Bảy chỉ biết sống, sáng tác và có một mối tình chung thủy với thím Nguyễn Thị Đạo, người con gái từ dưới quê lên Sài Gòn phụ dì bán cơm trưa. Tôi nhớ mãi ngày 19-5-2012, khi tôi và NSND Ngọc Giàu đến thăm chú Bảy, tặng hoa nhân dịp chú xuất viện về nhà, chị Sáu Ngọc Giàu đã ca lại bài vọng cổ "Thoại Ba công chúa" mà chú Bảy viết riêng cho chị. Chú Bảy đàn tranh cho chị Sáu ca, cả hai đều khóc. Tôi không thể nào quên những giọt nước mắt của chú Bảy khi ấy, chú nói: “Không biết tôi có còn đủ sức để còn được đàn cho Ngọc Giàu ca nữa không”, rồi chú trào nước mắt. Lúc đó tôi nhớ ba tôi, nhớ chú Bảy của cái thời còn sung sức. Khi ba tôi qua đời, mỗi lần nhớ ba, tôi lại đến thăm chú Bảy. Nay thì chú cũng đã ra đi....!” – Nghệ sĩ Tú Trinh xúc động kể.

    NS Tú Trinh nghe SG Viễn Châu đàn tranh khi bà đến thăm ông ngày 19-5-2012

    NSND Trọng Hữu: Ông là bóng cả của làng cổ nhạc!

    Từ Cần Thơ lên Sài Gòn viếng đám tang của Soạn giả, NSND Viễn Châu, NSND Trọng Hữu nói: "Lúc sinh thời, bác Bảy thường nói với tôi: “Thật khó khăn để có thể tự mình quyết định một một việc gì trong cuộc sống khi mà hậu trường sân khấu vẫn còn những bất công và ganh đua mù quáng. Do vậy bác Bảy dặn tôi hãy truyền lại cho đàn em hiểu rõ mục đích rõ ràng của người nghệ sĩ, đó là: "Sống ở đời phải có ước mơ/ Cố gắng thực hiện thành hiện thực".

    Bác Bảy là cây cao bóng cả của làng cổ nhạc, bác cho thế hệ nghệ sĩ chúng tôi hiểu, tạo hoá chẳng cho không ai cái gì hết. Muốn thành công, nghệ sĩ phải cố gắng trau dồi, học tập bền bĩ. Và cũng từ bác Bảy, tôi hiểu: "Kiên nhẫn là chìa khoá mở cánh cửa cuối cùng của sự thành công"!”.

    NSND Trọng Hữu, NS Thanh Hải, SG Viễn Châu và danh hài Bảo Chung trong hậu trường rạp Hưng Đạo năm 2005

    NSƯT Út Bạch Lan: Thầy đã bỏ con đi!
    NSƯT Út Bạch Lan nói khi nghe tin thầy Bảy ra đi, bà ngồi trên giường bệnh mà cứ muốn vụt chạy đến nhà thầy.

    “Hình ảnh đầu tiên tôi nhìn thấy ông là khi ông ngồi đàn tranh trong một chương trình trên truyền hình Sài Gòn. Trong quá trình làm nghề, nhiều lúc tôi nản lòng, định rời xa nghề, xa lánh tất cả thì thầy xuất hiện, an ủi, động viên. Khi thầy viết cho tôi bài "Hoa lan trắng", cầm bản vọng cổ, tôi ca nho nhỏ, ca cho thấm vào tim và cứ thế nó đi vào tiềm thức. Sẽ không có giọt nước mắt nào rơi giờ phút này vì tôi muốn thầy ra đi thanh thản. Nhớ bài ca vọng cổ thầy viết trong đám tang má bảy Phùng Há: “Chia ly hẹn buổi sum vầy, chị Bảy đi trước tụi này đi sau!”. Thầy Bảy đã viên mãn! Thầy đã bỏ con đi nhưng con tin không phải là sự mất mát vì kho tàng cổ nhạc với biết bao tuyệt tác bất hủ của thầy để lại cho đời, vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim tôi và những người yêu cổ nhạc Việt” – "Sầu nữ" chia sẻ.

    Sầu nữ Út Bạch Lan và SG Viễn Châu

    NSƯT Kim Tử Long: Bác Bảy là sao Bắc Đẩu trên bầu trời nghệ thuật
    "Soạn giả, NSND Viễn Châu mỗi lần gặp chúng tôi, thế hệ nghệ sĩ trẻ đều căn dặn phải giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, ông nói đạo đức là bài học đầu tiên của người nghệ sĩ" - NSƯT Kim Tử Long thổ lộ. Anh học ở ông rất nhiều, xem ông là sao Bắc Đẩu cho nghị lực để rèn luyện, trao dồi, học hỏi thêm cách ca diễn, để qua đó hoàn thiện khẳng định phong cách riêng chính mình.

    Bài giảng về đạo đức nghề nghiệp của bác Bảy đã theo anh suốt chặng đường làm nghề. Có những buổi thu âm, ông vào tận phòng thu, chỉ dẫn anh rất nhiều điểm nhấn để có bài ca cổ đắt giá.

    Nhạc sĩ Trương Minh Châu cho biết gia đình chấp thuận lời đề nghị của NSND Kim Cương, NSND Lệ Thủy, nhận chấp điếu và sẽ dùng số tiền này làm công việc thiện nguyện, góp phần tích cực vào những hoạt động duy trì biểu diễn, học tập về cổ nhạc và giúp nghệ sĩ già yếu, neo đơn.
    Bài và ảnh: Thanh Hiệp
    Theo NLDO

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    huongle (02-02-2016), linhhueforever (02-02-2016), romeo (02-02-2016)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Còn mãi “Tình anh bán chiếu”

    Vĩnh biệt “Vua vọng cổ” Viễn Châu, người đã gửi vào hơn 2.000 bài ca cổ và nhiều kịch bản sân khấu những đạo lý ở đời sâu sắc, giàu nhân nghĩa, nhân văn

    Thông tin NSND Viễn Châu đột ngột qua đời (ông trút hơi thở cuối cùng lúc 13 giờ 15 phút ngày 1-2-2016 tại nhà riêng, hưởng thọ 92 tuổi) trong những ngày cận Tết làm cả giới sân khấu bàng hoàng. NSND Lệ Thủy nói trong nước mắt: “Tôi và chị Phượng Liên hẹn nhau sẽ qua thăm thầy, chưa kịp thì thầy đã ra đi. Tết này không có tiếng cười”.

    Trái tim chưa hết rung động
    Những ngày nằm dưỡng bệnh, đôi mắt mờ nhưng ông vẫn cố cặm cụi viết. Người cháu gái đục quyển sổ tay thẳng hàng để ông dùng ngón tay lần mò và viết cho ngay lối. Hai bài ca cổ cuối cùng ông viết trong tâm trạng không nhìn thấy mặt chữ nhưng văn phong vẫn tươi tắn, rót vào hồn người nghe dạt dào sự thương cảm, đó là “Giấc mộng lá sầu riêng” viết cho NSND Kim Cương trong đêm “Tạ ơn đời” và “Tâm sự cô bảy Cán Vá” viết cho NSND Ngọc Giàu ca trong đêm vinh danh “Đạo diễn NSND Huỳnh Nga - Một đời theo tổ nghiệp”. Và rồi, thỉnh thoảng ông bất chợt viết một bài thơ, một tứ văn để đưa vào bài ca cổ, ông lại chép vào đó, kêu cô cháu gái “cất vào tủ cho ông”.

    NSND Viễn Châu luôn được các thế hệ nghệ sĩ quý trọng, thương yêu
    và NSND Lệ Thủy là một trong số đó

    Miệt mài hơn 65 năm tay đờn, tay viết, trái tim ông chưa bao giờ hết rung động cho đến ngày rời cõi tạm.

    Sinh ra và lớn lên tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, ông xuất thân trong gia đình thuộc hàng khá giả, thân phụ là Hương cả. Ông là con thứ 6 trong gia đình nên còn có tên Bảy Bá theo cách gọi của người miền Nam.

    Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho tại gia. Khi còn học ở trường, ông đã mê đàn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Ông mày mò học những ngón đàn qua đĩa hát nhựa cũng như các nhóm đàn ca tài tử ở làng quê. Đến năm 19 tuổi, ông chơi thạo các loại đàn: tranh, violon, guitar, được nhiều người khen ngợi.

    Năm 1942, ông tham gia Ban Cổ nhạc Ðài Phát thanh Pháp Á Sài Gòn. Tuy nhiên, dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của ông là truyện ngắn đầu tay “Chàng trẻ tuổi” được đăng trên báo Dân Mới và bài thơ “Thời mộng” được đăng trên báo Tổng Xã Mới trong năm đó.

    Cuối năm 1943, ông theo đoàn Tố Như lưu diễn. Hai tháng sau, ông tham gia gánh ca kịch của nghệ sĩ Năm Châu ra Hà Nội lưu diễn. Trên bước đường nghệ thuật của mình, ông có cơ hội tiếp xúc với các nghệ sĩ tài danh bấy giờ như Năm Châu, Lê Hoài Nở, Trần Hữu Trang, Duy Lâm... và học hỏi được nhiều kỹ năng về tư duy sáng tác.

    Kịch bản đầu tay của ông là “Nát cánh hoa rừng”, sau đó có hơn 70 kịch bản nổi tiếng được lưu hành từ sàn diễn cho đến thị trường băng đĩa, trong đó có các tác phẩm để đời như: “Một ngày làm vua”, “Vụ án Huỳnh Thổ Cang”, “Huyện chuột nuôi đề”, “Chung Vô Diệm”, “Hoa Mộc Lan”...Gia tài ông để lại cho đời là hơn 2.000 bài vọng cổ, trong đó có những bài “nằm lòng” của biết bao thế hệ như “Tình anh bán chiếu”, “Sầu vương ý nhạc”, “Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà”...

    Người thả diều trên bầu trời nghệ thuật
    “Với tôi, bác Bảy là một ân nhân rất lớn, nhờ những khám phá trong kho tàng văn học và cổ nhạc, bác Bảy đã cho tôi phép mầu để biến cái không có thành có. Từ sự ghép nối giữa tân nhạc và cổ nhạc, bác Bảy đã cho ra đời thể loại âm nhạc sống mãi trong lòng công chúng: Tân cổ giao duyên” - NSND Lệ Thủy nghẹn ngào nói.

    Nghệ sĩ Văn Hường nghe tin, cũng xúc động đến nghẹn lời: “Anh Bảy Viễn Châu ban cho tôi cơ hội trở thành anh hề ca vọng cổ với lối ca ự...ự đậm sệt Văn Hường. Và chỉ với mấy bài ông sáng tác cho tôi: “Tư Ếch đi Sài Gòn”, “Vợ tôi tôi sợ”, “Tiền”... mà tôi đã nuôi sống mình cho tới bây giờ. Công lao của anh Bảy lớn lắm, từ việc biên tập, chỉnh sửa câu ca, thể điệu cho nhiều hãng đĩa để ngày nay, chúng ta có một kho tàng vô giá gọi là chuẩn mực của bài vọng cổ. Tất thảy đều nhờ có bàn tay tài hoa của anh Bảy”.

    Những sáng tác bất hủ của ông được xem là kịch bản kinh điển, giàu chất văn học, thủ pháp bay bướm, tính cách các nhân vật quyện vào từng tâm tính người đời. Những kịch bản sân khấu của ông đã dát vàng cho biết bao tên tuổi nghệ sĩ trở thành ngôi sao tài danh.

    NSƯT Diệu Hiền cho biết “đến hôm nay, chỉ với 2 bài vọng cổ “Tần Quỳnh khóc bạn” và “Trụ vương thiêu mình” của thầy Bảy, tôi vẫn kiếm đủ tiền nuôi sống mình mỗi ngày. Tôi biết ơn thầy lắm!”.

    “Ông là người cầm sợi dây diều nghệ thuật, thả càng cao sức diều càng no gió bay lên bầu trời nghệ thuật. Tôi may mắn là một trong những con diều căng gió trong tay của bác Bảy”- NSND Ngọc Giàu nói về ân nhân của mình.

    Vĩnh biệt soạn giả tài hoa, danh cầm xuất chúng của nền cổ nhạc phương Nam. Biết bao thế hệ nghệ sĩ mang ơn ông, các mầm non sân khấu chập chững vào nghề đều mang ơn ông. Bởi rộng khắp trên mọi miền đất nước, cho đến những cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài, nơi nào có tổ chức thi cổ nhạc thì bài của soạn giả Viễn Châu đều được chọn để tranh tài. Ông vẫn thường nói vui: “Tôi có dặn các con, khi tôi mất hãy để vào quan tài tôi một mớ giấy, viết để lên thiên đàng, tôi sẽ sáng tác, biết đâu sẽ gặp Hằng Nga, chú Cuội và mượn vầng trăng mà nhớ trần gian. Tôi không chết!”.

    Tang lễ của NSND - soạn giả Viễn Châu sẽ được tổ chức tại nhà riêng (TK 8/11 đường Trần Hưng Đạo, P.Cầu Kho, Q.1, TP HCM). Lễ truy điệu lúc 6 giờ ngày 4-2 (tức 26 tháng chạp năm Ất Mùi), sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, TP HCM.

    Bài và ảnh: Thanh Hiệp

    Theo NLDO
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 5 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (03-02-2016), huongle (02-02-2016), linhhueforever (02-02-2016), nguyenhoangtuan (02-02-2016), romeo (02-02-2016)

  7. linhhueforever
    Avatar của linhhueforever
    Thành kính phân ưu!!!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to linhhueforever For This Useful Post:

    caophihung (03-02-2016), romeo (02-02-2016)

  9. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Thành kính chia buồn cùng gia đình ông - một soạn giả tài ba của SKCL.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to DOHOANG For This Useful Post:

    caophihung (03-02-2016), romeo (02-02-2016)

  11. Mèo Lớn
    Avatar của Mèo Lớn
    xin thấp nén hương lòng VĨNH BIỆT người khai sinh ra bài TCGD làm say mê biết bao nhiêu người
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to Mèo Lớn For This Useful Post:

    caophihung (03-02-2016), huongle (02-02-2016), romeo (02-02-2016)

  13. MEM
    Avatar của MEM
    Soạn giả 'Tình anh bán chiếu' - bậc hiền tài của nghệ thuật cải lương

    Đại thụ của sân khấu cải lương - NSND Viễn Châu - mất đi để lại gia tài đồ sộ với những tác phẩm đậm đà cốt cách Nam bộ, thấm đẫm tình người, tình quê hương.

    Chiều 1/2, tin Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu qua đời ở tuổi 92 tại TP HCM khiến giới cổ nhạc và khán giả yêu cải lương bàng hoàng, đau xót. Không chỉ có những khán giả thuộc thế hệ trước, người thuộc thế hệ 8X, 9X cũng lan truyền tin ông mất trên mạng xã hội dòng trạng thái chia sẻ tiếc thương.

    Được người thân soạn giả Viễn Châu báo tin ông mất, Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương đã đến ngay nhà ông. Cố nén xúc động, "kỳ nữ" Kim Cương chia sẻ: "Độ tuổi của ông chuyện còn mất là lẽ đương nhiên của trời đất. Nhưng... biết tin ông mất tôi hụt hẫng ghê lắm. Tôi không dám gọi ông là 'hậu tổ' của nền sân khấu cải lương. Nhưng với tôi và chắc chắn với rất nhiều nghệ sĩ, Viễn Châu là đại thụ của sân khấu cải lương. Mất Viễn Châu là một thiệt thòi rất lớn của nền sân khấu".
    Từ trái qua: NSƯT Út Bạch Lan, GS-TS Trần Văn Khê, NSND Viễn Châu, NSƯT Ca Lê Hồng trong một cuộc hội ngộ tại khách sạn Cửu Long năm 1995. Ảnh: nhà báo Thanh Hiệp.

    Còn Nghệ sĩ Ưu tú Diệu Hiền khi biết tin đã lặng đi mấy phút. Thay vì chia sẻ ngay cảm xúc về người mất, bà cất cao giọng hát một câu vọng cổ Tần Quỳnh khóc bạn của Viễn Châu.

    ---

    "Nghe tin ông qua đời, cảm giác đầu tiên của tôi là thấy như trời sụp xuống, đau lòng quá. Thương tiếc còn gì bằng. Ông là một kho tàng vô giá của nền nghệ thuật vọng cổ, cải lương, một bộ óc sáng tạo không mệt mỏi, một tâm hồn nghệ sĩ không làm sao sánh được", nữ nghệ sĩ ngoài 70 tuổi ngậm ngùi nói.

    Nhắc đến Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu, những người yêu cổ nhạc, giới chuyên môn không thể nào quên được ngón đàn tranh tài tình của ông. Ngón đàn ấy từng đưa ông trở thành một trong ba danh cầm của làng nhạc cổ truyền miền Nam. Danh tiếng của "tam hùng" danh cầm gồm Năm Cơ - Bảy Bá (Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu) - Văn Vỹ in đậm trong lòng mộ điệu của giới cổ nhạc từ thập niên 1960.

    Ngoài đàn tranh, Viễn Châu có thể chơi thạo các nhạc cụ như violon, guitar... Tài năng của ông không ngừng ở việc hòa đàn, sáng tác giai điệu mà còn ở khả năng sáng tác hàng loạt bài vọng cổ, vở tuồng cải lương được rất nhiều người yêu thích. Trong số đó có nhiều tác phẩm trở thành kinh điển, như: Tình anh bán chiếu, Sầu vương ý nhạc, Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà, Lá trầu xanh, Hàn Mặc Tử, Tần Quỳnh Khóc bạn, Kiếp cầm ca...

    Một trong những sáng tạo nghệ thuật của Viễn Châu thường được nhắc đến chính là việc ông lập nên thể loại tân cổ giao duyên. Đây là một hình thức ghép tân nhạc vào bản vọng cổ. Chính nhờ cách làm này, những giai điệu cổ trở nên mềm mại, uyển chuyển và dễ đi vào lòng người hơn khi lột tả nhiều cảm xúc và chủ đề mang hơi thở, nhịp sống đương đại chứ không hẳn là về tuồng xưa, tích cũ. Viễn Châu không chỉ lấy nhạc của người khác để viết thêm lời vọng cổ vào mà ông tự mình viết giai điệu và lời.

    Sáng tác của ông chân phương, phóng khoáng như bản tính khoáng đạt, giàu nhân nghĩa của người Nam Bộ. Lời các bản nhạc của ông thấm thía, sâu sắc dù đó là về tình yêu, tình bạn hay triết lý nhân sinh... Rất nhiều ngôi sao của làng vọng cổ, cải lương đã thành danh qua những sáng tác của Viễn Châu, như: Thành Được, Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Hùng Cường, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Nghệ sĩ Nhân Dân Ngọc Giàu...

    Viễn Châu để lại cho đời khoảng 50 kịch bản cải lương, 2.000 bản vọng cổ. Và gia tài sáng tác ấy được ông bồi đắp gần như đến những ngày cuối của cuộc đời. Ở người nghệ sĩ sinh năm 1924 này có một tình yêu cháy bỏng dành cho cổ nhạc. Tình yêu ấy làm nên một sức sáng tác bền bỉ, nguồn cảm hứng dồi dào trong tim ông mỗi khi có ai đề nghị ông viết bản nhạc cho họ hát.
    Nghệ sĩ Kim Tử Long thường tìm đến Viễn Châu để có được các bài hát ưng ý. Ảnh: nhà báo Thanh Hiệp.

    Nghệ sĩ Kim Cương nhớ lại, khi bà làm chương trình kỷ niệm tám năm ngày mất của mẹ mình - Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam, bà chia sẻ với Viễn Châu mong muốn có một bài vọng cổ mới tưởng nhớ mẹ.

    "Nghe tôi nói vậy, trong hai ngày, ông đã hoàn thành bài Giấc mộng lá sầu riêng. Tôi đã nhờ ca sĩ Cẩm Ly hát bài vọng cổ này trong chương trình. Đến giờ, tôi vẫn không thể nào nghe hết bài hát này mà không khóc. Ca từ, giai điệu của bài hát quá hay, quá thấm thía. Chỉ có một tâm hồn phóng khoáng, giàu chất nghệ sĩ như Viễn Châu mới có thể hiểu được nỗi lòng của người nghệ sĩ khi về chiều một cách sâu sắc như thế", Kim Cương tâm sự.

    Không chỉ những nghệ sĩ lừng danh của làng sân khấu mến mộ tài năng của ông Bảy Viễn Châu, một thế hệ nghệ sĩ cải lương sinh sau năm 1975 đã thường xuyên hát bài ca, diễn vở tuồng của ông. Nghệ sĩ Ưu tú Kim Tử Long nằm trong số đó. Anh thường tìm đến ông để xin đặt bài ca khúc mới. Lần ông sinh nhật 90 tuổi, Kim Tử Long đã đặt hàng ông viết cho anh bản vọng cổ mang tên Tiền (nhạc Ngọc Sơn) và ôngsẵn sàng làm ngay.

    "Tôi rất thích bài Tiền và tôi không thể hiểu vì sao một người ở tuổi 90 như ông mà vẫn được sự sáng suốt, tình cảm dạt dào, thấm thía như thế để đưa vào một bài hát mới. Chiều 1/2, tôi còn đang tập tuồng vở của ba Bảy Viễn Châu là vở Hai nụ cười xuân cho chương trình Ngân mãi chuông vàng của đài truyền hình. Lúc đang tập, anh Minh Châu - con của bác Bảy - điện báo tin bác mất, tất cả mọi người đều đứng sững lại vì bất ngờ", Kim Tử Long nói.

    Không chỉ yêu kính vì tài năng, Viễn Châu còn là một người nghệ sĩ lớn được kính trọng vì tâm và đức.
    Nghệ sĩ Ưu tú Diệu Hiền còn nhớ mãi thái độ khiêm nhường, trân trọng mà ông Viễn Châu dành cho từng nghệ sĩ. Ông không có thái độ phân biệt nghệ sĩ tên tuổi, hay người mới vào nghề. Chỉ cần đó là người nghệ sĩ hết lòng yêu nghề là ông dành cho họ tình cảm thương quý.

    "Tôi hay một nghệ sĩ mới vào nghề nào mà chưa có bài hát để hợp với giọng của mình, chỉ cần đến tìm ông bảo 'Ông Bảy à, con mới đi hát mà con yếu nhịp quá. Ông viết sao cho con có bài hát vô trúng nhịp, hợp giọng với' là ông bắt tay vào viết ngay. Ông thật sự là một tài năng", bà Diệu Hiền nhớ lại.

    Trong cuộc đời hơn 50 năm ca hát, Diệu Hiền có hai bản vọng cổ được khán giả rất yêu thích là Tần Quỳnh khóc bạnTrụ Vương thiêu mình - đều là hai sáng tác của Viễn Châu. Khoảng mười năm trước, có lần, khi bà biểu diễn ở Quán nghệ sĩ tại TP HCM, Viễn Châu - lúc đó đã là soạn giả lừng danh - dành cho đàn em sự trân trọng bất ngờ. Khi nghe bà hát xong, ông cầm nhánh hoa hồng có cài vào số tiền 500.000 đồng, lên sân khấu và bảo: "Từ trước đến giờ khi nghệ sĩ hát tuồng của tác giả thì phải trả tiền tác quyền nhưng giờ tôi muốn trả tiền để Diệu Hiền hát 'Tần Quỳnh khóc bạn' ". Hành động thay lời khen của ông khiến nữ nghệ sĩ nhớ mãi.
    Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu qua đời để lại trong lòng nhiều khán giả mộ điệu sự tiếc thương. Ảnh: Hoàng Vinh.

    Nhà báo Thanh Hiệp - một cây bút lâu năm trong mảng sân khấu - kể: "Tôi và ông thường ngồi ở một quán mì lề đường trò chuyện với nhau rất nhiều về sân khấu, cổ nhạc, về vui buồn của người soạn giả. Ông rất thích khi thấy có một người trẻ quan tâm đến cải lương, vọng cổ. Tôi hỏi gì ông cũng giải đáp cặn kẽ, rõ ràng. Sau này, tôi có viết 15 bài về bác đăng trên báo. Lúc đó, bác đã yếu, mắt mờ nhưng vẫn cố đọc rõ từng chữ, để cho tôi hoàn thành các bài viết ghi chép".

    Nhà báo Thanh Hiệp và nhiều người rất xúc động khi chứng kiến ông Bảy Viễn Châu là người làm việc thiện rất lặng lẽ, thành tâm. Sau khi anh Hiệp đăng 15 bài về chuyện đời ông, mang tiền nhuận bút đến trao, ông nhất quyết chỉ nhận một nửa vì nói nửa còn lại là công người viết. Sau đó, số tiền này cũng như tiền tác quyền nhận được từ các nghệ sĩ hải ngoại được ông dành dụm để đi làm việc thiện - chỗ nào nhà bị cháy, nơi nào có người nghèo. Ông phân tiền vào từng phong bì rồi nhờ người chở đến trao tận tay người cần giúp.

    Khi đi làm thiện nguyện, ông không bao giờ để tên thật của mình mà chỉ để ngoài bì thư những cái tên như: Ông Tư Ếch, Anh bán chiếu, Ông bán bưởi Biên Hòa, Ông lão chèo đò... Đây đều là tên của các nhân vật trong những bài vọng cổ của ông. "Chính họ là những nhân vật đã truyền cảm hứng cho tôi sáng tác. Tôi muốn tri ân họ bằng việc phải nhắc đến tên họ", soạn giả từng tâm sự.

    "Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu là một con người rất dễ thương, một người hiền tài của làng cổ nhạc. Tôi không biết rồi đây ai sẽ là người thay thế được vị trí của ông, sẽ tiếp nối những gì mà ông và các bậc đi trước đã đóng góp cho nghệ thuật cải lương. Với tôi, và tôi tin chắc là với nhiều người, ông là một trong những ngọn đuốc sáng nhất trên vòm trời cải lương, vọng cổ Việt Nam", Nghệ sĩ Ưu tú Diệu Hiền chia sẻ.
    Thoại Hà
    Theo VNE
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (03-02-2016), Giang Tiên (03-02-2016), hoangduyvu (03-02-2016), romeo (02-02-2016)

  15. Tan.Nguyenhuy
    Avatar của Tan.Nguyenhuy
    Xin chia buồn cùng gia đình ông Soạn Giả Viễn Châu!!!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to Tan.Nguyenhuy For This Useful Post:

    caophihung (03-02-2016), MEM (03-02-2016), romeo (02-02-2016)

  17. MEM
    Avatar của MEM
    Chí Tâm viết bản vọng cổ tưởng nhớ soạn giả Viễn Châu

    Từ Mỹ, trong 4 giờ đồng hồ, nghệ sĩ cải lương Chí Tâm hoàn thành bản vọng cổ 'Tưởng niệm bác Viễn Châu' và tự ghi âm để chia sẻ với khán giả khắp nơi.

    Nghệ sĩ cải lương Chí Tâm đang sống cùng gia đình ở Mỹ. Chiều 1/2, khi nghe tin Nghệ sĩ Nhân dân Viễn Châu qua đời, anh không giấu được xúc động và nỗi nhớ nhà. Trong niềm thương nhớ bậc tiền bối của làng cổ nhạc Việt Nam - người anh từng có cơ hội tiếp xúc, Chí Tâm tìm lại đoạn video kỷ niệm chuyến thăm nghệ sĩ Viễn Châu các năm trước đây. Câu từ của bài vọng cổ Tưởng niệm bác Viễn Châu cứ thế tuôn ra trong đầu anh.
    Nghệ sĩ Chí Tâm chia sẻ: "Ai yêu cải lương mà không yêu kính bác Viễn Châu. Tôi chỉ muốn sáng tác một bản nhạc như thắp nén hương tiễn biệt bác khi tôi đang ở xa".

    Bài vọng cổ được Chí Tâm sáng tác trong vòng bốn giờ đồng hồ, kết hợp các giai điệu: Lý Chim Xanh - Vọng Cổ - Lý Mỹ Hưng - Lý Giao Duyên... theo thể thức như một bản tân cổ giao duyên. Sau khi viết xong phần lời, anh ngồi thu đàn trên máy vi tính cùng ba cây guitar, đàn kìm và đàn bầu. Anh nhờ vợ quay video cảnh anh trình diễn ca khúc để chia sẻ lên trang cá nhân tâm trạng tiếc nhớ người soạn giả mà anh yêu kính.
    Nghệ sĩ Chí Tâm.


    Lời của ca khúc có không ít câu nhắc lại các tác phẩm vọng cổ nổi tiếng của Viễn Châu: "Thương mái tóc trắng phong trần/ Thương nhân nghĩa giữ thanh bần/ Gương Bác Bảy sống thuần lương/ Luôn ban rải những yêu thương/ Bến sông tương Ông Lão Chèo Đò/Bạn chung tình về Gánh Nước Đêm Trăng/Hoa Lan sầu tình Điệp rối tơ giăng…". Ý thơ, lời nhạc hòa quyện vào nhau khiến người nghe xúc động. Nhiều khán giả khi xem video trên trang cá nhân của Chí Tâm đã khen bài hát và bày tỏ sự đồng cảm.

    Nghệ sĩ Chí Tâm tên thật là Dương Chí Tâm, sinh năm 1952 tại Trà Ôn - Vĩnh Long. Anh yêu cải lương từ ngày bé và được gia đình cho học ca cổ nhạc từ lúc 6 tuổi. Năm 13 tuổi, Chí Tâm được đưa lên Sài Gòn học ca cổ với nhạc sĩ Bảy Bá tức soạn giả NSND Viễn Châu. Nhưng lúc đó, do ông Viễn Châu có quá nhiều học trò và hết chỗ để học trò mới nội trú, Chí Tâm được gửi sang học với nhạc sĩ Út Châu (soạn giả Yên Sơn). Anh có thời gian gắn bó với các đoàn hát: Tinh Hoa, Dạ Quang Châu, Kim Chung...và nổi danh với hàng trăm vai diễn. Anh được khán giả nhớ đến nhiều nhất qua vai Điệp trong vở cải lương Lan và Điệp của soạn giả Loan Thảo.

    https://www.youtube.com/watch?v=xUhYUuIa2IE&feature=youtu.be

    Thoại Hà
    Theo VNE



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (03-02-2016), ntkmq (07-02-2016), romeo (02-02-2016)

  19. nttruc
    Avatar của nttruc
    Xin chia buồn cùng gia quyến!!!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to nttruc For This Useful Post:

    MEM (03-02-2016), romeo (04-02-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Soạn giả Viễn Châu là người đã sáng tác ra bản đờn Lưu Thủy Hành Vân, phỏng theo một điệu nhạc Tàu trong phim Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài.
    Và, lới bài Lưu Thủy Hành Vân đầu tiên do ông viết là trong bài Vọng Cổ "Chúc Anh Đài" do Lệ Thủy ca.
    CHÚC ANH ĐÀI
    Vọng Cổ
    Soạn giả: Viễn Châu
    Trình bày: Lệ Thủy
    Cổ nhạc: Bảy Bá (tranh), Năm Cơ (sến)
    -----o0o-----
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (03-02-2016), nguyenhoangtuan (03-02-2016), romeo (04-02-2016)

Trang 2/19 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 12 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL