Trang 2/9 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 ... CuốiCuối
  1. Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to duc1975 For This Useful Post:

    chuvoicon (09-05-2012), danhmat (18-05-2012), DOHOANG (08-05-2012), Giang Tiên (16-05-2012), ly_tr_nguyen (19-06-2012), MEM (08-05-2012), nguoiyeuvannghe (09-07-2012), phuong_MD (08-05-2012), romeo (08-05-2012), Thanh Hậu (08-05-2012), tranhiep (28-02-2018), xu_Thanh_Phu (16-05-2012)

  3. MEM
    Avatar của MEM
    Cô giã từ SK sàn diễn lâu rồi đó em. Gần đây cô có phối hợp với đài làm một số vở cải lương và tân cổ. Trang nhà có up lên đó, em thưởng thức đỡ ghiền nhe!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    nguoiyeuvannghe (09-07-2012), romeo (10-05-2012), Thanh Hậu (10-05-2012)

  5. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Những bài tân cổ trên hầu hết đều khi cô Mỹ châu còn rất trẻ, chỉ mới 17 18 tuổi thôi, nghe quá đã. Thích thật
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    MEM (16-05-2012), nguoiyeuvannghe (09-07-2012), romeo (10-05-2012)

  7. chuvoicon
    Avatar của chuvoicon
    Thanks anh MEM. Em nghe cô hát hồi còn học tiểu học. Hi hi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to chuvoicon For This Useful Post:

    MEM (16-05-2012), nguoiyeuvannghe (09-07-2012), romeo (10-05-2012), Thanh Hậu (10-05-2012)

  9. xu_Thanh_Phu
    Avatar của xu_Thanh_Phu
    Thân chào anh duc_1975!

    Có thể nói em bắt đầu nghe tiếng hát của cô Mỹ Châu từ những năm em còn 7-8 tuổi gì đó. Tiếng hát của cô gắn liền với tuổi thơ của em lắm. Nhất là những giấc ngủ trưa hè nắng đổ nơi miền quê nội(ở Saigon nhưng là vùng ngoại ô). Chiếc vọng kẽo kẹt cứ đu đưa, theo tiếng hát của cô đưa em vào giấc ngủ. Giờ lớn rồi, nghe cô Mỹ Châu hát lại từng bài một. Bao nhiêu ký ức dần hiện về rất rõ. Cái khung cảnh ngày ấy: làng quê rất thanh vắng. Càng trở nên tĩnh hơn bao giờ hết là những lúc ban trưa. Quê nội em, có con đường mòn cát trắng. Ngày ấy mà chưa có tráng nhựa hay đất đỏ như bây giờ. Men theo lối ấy là hai hàng cây rợp bóng, nào là so đũa, nào là vú sữa và nhiều thứ cây to tướng khác nữa. Thỉnh thoảng mới có tiếng động giòn tan của chiếc xe gắn máy chạy qua, làm tung bụi lên như làn khói buông tỏa khi máy bay cất cánh.

    Ngày ấy không phải như bây giờ mà đầu đĩa này đầu đĩa nọ. Có một chiếc máy hát băng casset đã là quá xa xỉ, là "ngon lắm rồi"(thập niên 80-90). Cả xóm ấy, chỉ có nhà nội em có cái máy hát. Cứ thế, ngày qua tháng lại những tiếng ca cứ dần quen tai em đi vào tiềm thức, như: Phượng Liên(Đời cô Hạnh), Minh Phụng(Người phu khiêng kiệu cưới), Minh Cảnh - Lệ Thủy(Đêm lạnh chùa hoang)....Nhưng đặc biệt nhất là tiếng hát cô Mỹ Châu. Nghe nó u buồn và da diết nhớ xa xăm. Nghe như tiếng lòng đất Mẹ, như năm tháng còn mãi không hề phai. Gọi là cô chứ thật ra tuổi của cô chẳng kém gì tuổi của bà nội em. HiHi.

    Ngày ấy là thế, nghe cô ca nhưng cũng chưa lần thấy mặt cô. Rồi mấy năm sau, tuổi em cũng theo ngày tháng tăng lên. Có lần em xem cô hát trên truyền hình. Tiếng ca vẫn u buồn như trong băng của ngày nào. Lần ấy rồi thôi, không còn thấy cô lần nào nữa. Sau này, khi truyền thông dần phát triển như hôm nay, có tinternet em mới biết sau lần ấy, cô "xa đất Mẹ", tạm đến xứ người(nỗi lòng ngừoi đi).

    Những tiếng ca vàng son ngày ấy là không thay thế được, là mãi mãi mà thời gian thành vô nghĩa. Trong đó, có tiếng ca Mỹ Châu như hàng đầu khi nhắc đến hai tiếng cải lương hay tân cổ

    Cảm ơn anh duc_1975 cũng như minhluan đã bỏ biết bao nhiêu là công sức để sưu tầm, lưu trữ và rộng lòng chia sẻ đến người say đắm cải lương. HjHj.

    Quả thật, nghe nhiều CD tân cổ do cô Mỹ Châu ca, thì CD này của anh duc_1975 là TRÊN CẢ TUYỆT VỜI. Đúng như bạn minhluan nói đó. Mình cũng có 1 nhận xét là âm thanh do va_fa_co phát hành nó trung thực và trong trẻo hơn là dia_hat_viet_nam. Chỉ có điều thiết kế bìa thì không bằng DHVN thôi. HiHi.Nhân đây, cũng đa tạ 2 trung tâm DHVN và VAFACO đã có công chỉnh sửa để cho người nghe đựoc nghe lại bao khúc ca ngày cũ. Xin đa tạ!

    Anh duc_1975 ơi! Anh có cd hay video nào của cô Mỹ Châu nữa không! Nếu được chia sẻ cho em với.Nếu được anh liên hệ với em theo mail sau nha: nhatnguyen_hoang@yahoo.com
    Cảm ơn anh!

    Thân chào!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 6 Users Say Thank You to xu_Thanh_Phu For This Useful Post:

    Duongtonhu (18-05-2012), Giang Tiên (21-05-2012), MEM (16-05-2012), nguoiyeuvannghe (09-07-2012), romeo (16-05-2012), Thanh Hậu (16-05-2012)

  11. duc1975
    Avatar của duc1975
    Xu_Thanh_Phu nói làm tớ xúc động quá!!! tớ cũng mê cải lương từ nhỏ do ảnh hưởng của người chị gái, hồi đó chị tớ theo học đoàn cải lương trung ương. Tớ sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, điều kiện để nghe cải lương không bằng trong Nam được nên khi được nghe là như bị thôi miên. Tớ nhơ là ở hà Nội hồi đó hay mất điện, chị tớ rủ mấy cô bạn học cải lương cùng về nhà tập hát... mấy chị cứ ngồi quanh ngọn đèn dầu vừa gõ vừa hát nghe thích lắm, thế là máu cải lương ngấm vào từ đó. Rồi mẹ tớ mua cho cái đài AKai thế là đi sưuu tầm nhạc vàng và cải lương về nghe suốt.. nghĩ lại bây giờ thấy tiếc bộ sưu tập băng Akai cải lương hồi đó thế, bây giờ có nghe lại qua CD cũng không thể phê như thế được. Để tớ lục trong kho xem có bản nào của Mỹ Châu tớ sẽ post lên nhé, chắc cũng nhiều đó
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 6 Users Say Thank You to duc1975 For This Useful Post:

    Giang Tiên (21-05-2012), MEM (17-05-2012), nguoiyeuvannghe (09-07-2012), romeo (17-05-2012), Thanh Hậu (17-05-2012), xu_Thanh_Phu (17-05-2012)

  13. xu_Thanh_Phu
    Avatar của xu_Thanh_Phu
    Nói vậy hẳn là anh duc_1975 lớn tuổi hơn em rồi, nên em gọi bằng anh cho phải đạo nghen. HjHj.
    Dạ, ngày xưa nhà nội em hát bằng máy hát băng casette đó. Toàn là băng thôi. Nhưng ngày ấy, nghe băng chỉ toàn là băng gốc, không có tràn giang đại hải, băng sang-chép dỏm như bây giờ. Cái thanh âm phát ra từ băng nghe mộc mạc, chân thật đến mê đắm lòng người, như soạn giả Viễn Châu đã nói "ca cổ nó mộc mạc, giản dị như tiếng mẹ ru vào giấc ngủ".

    Giờ tuy hiện đại hơn, nghe đĩa, hệ thống âm thanh tối tân nhưng không sao trung thực, "rất riêng" như âm thanh ngày ấy. Bởi vậy nên giờ em tìm trên mạng hay ở đâu mà mấy bài ca cổ được thu âm ngày ấy em thích lắm, như mấy bài: Dáng đứng Bến Tre(Thanh Tuấn - Lệ Thủy), Bông so đũa(Phương Bình - Mỹ Châu), Về Dầu Tiếng(Mỹ Châu - Phương Bình)... Mấy bài đó thu âm hay lắm, nghe như tiếng vọng từ xa xôi lắm, như tiếng lòng của người dân xứ đó.

    Tiếng hát đã làm mê đắm lòng người. Càng bị say bị đắm chìm hơn nữa trong những cung đàn cải lương. Nhất là sau khi nghệ sĩ "dzô" câu vọng cổ là "tèng teng teng téng tẽng teng teng". Nghe riết mà lâu lâu không nghe, lại thấy bức rức, khó chịu như cảm giác phải cai thuốc lá hay cai rượu hay quen uống cà phê sáng vậy. hehe.
    Lớp trẻ như em, nếu đếm xem có bao nhiêu bạn yêu thích cải lương, chẳng khác nào đếm ngón tay. Ngày nay, toàn những thứ nhạc "tra tấn" thật dã man với bao tiếng "gầm rú" inh ỏi, oang oang hơn tiếng chó sủa hay tiếng phi công thét tiếng. Nghe xong mấy bài đó chẳng hiểu nó nói về cái gì cả. Chỉ còn nhớ mấy cái ầm đùng, xình xịch ít ỏi của âm thanh còn sót lại. HjHj.

    Anh giống em đó. Em cũng đam mê NHẠC VÀNG và CẢI LƯƠNG lắm. Vì em ở miền Nam chan hòa nắng ấm, với miền Tây là cái nôi khai sinh ra cải lương, với Saigon là kinh đô hội tụ giá trị văn hóa âm nhạc, mà chói lọi nhất là NHẠC VÀNG. Sự thành công ấy không thể không kể đến các nhạc sĩ xuất thân từ Hà Nội như: Anh Bằng, Dương Thiệu Tước, Ngô Thụy Miên, Đoàn Chuẩn - Từ Linh...cũng như những giọng ca miền Bắc như: Giao Linh, Ngọc Minh, Sĩ Phú, Tuấn Ngọc, Khánh Ly...Cho nên, em có điều kiện tiếp cận với nhạc vàng với cải lương từ rất nhỏ. HiHi.

    Nhạc vàng nghe riết thấm tình đời, nghe tim mình thổn thức, để biết hĩ nộ ái ố, để biết "vị đắng tình yêu" hay "môi hôn ngọt ngào". Càng nghe càng mê đắm.

    Anh ơi! Ngày ấy, Hà Nội quê anh là vùng "bên kia vĩ tuyến", nhạc vàng không bị cấm hả anh? Cải lương nữa?

    Ký ức mà em nhớ mãi là "những trưa hè thanh vắng, nơi miền quê yên ã, từ một mái nhà nhỏ, phát ra bao tiếng ca làm không gian trở nên bớt tĩnh lặng và bay thật xa tận đầu làng đến cuối xóm, như thảy biết bao người cùng nghe vậy! Giờ tìm lại điều ấy, thật chẳng khác nào người ta tìm lại những bức tranh cổ. Ngày xưa, bao quán nhạc Saigon phát giòn giã ngày qua ngày bao tiếng hát thân quên, bên những quầy hoa, những chiếc bàn gỗ với những tấm trải bàn gam màu rất nhu. Mọi thứ trong cuộc sống đều không hối hả. Sống cho từ từ mới qua hết một ngày. Rồi radio đến giờ lại cất tiếng "chương trình ca nhạc...cải lương". Từ phố xá thị thành, đến vùng quê hẻo lánh, đâu đâu cũng thế. Chỉ có khác là điều kiện để nghe mà thôi. Ngày nay, Saigon không thế nữa. Nhưng miền quê vẫn còn nếp cũ hôm nào và hẳn mãi vẫn còn như thế. Mãi thế nhé, những thanh tao ngày ấy. Hãy còn những tinh hoa giữ mãi!"

    Anh ơi! Anh có tuồng cải lương Tìm lại cuộc đời do đoàn cải lương Saigon 2 trình diễn không anh? Em không "quan trọng lắm" đến "vấn đề chính" tác động trong tuồng này. Vì mỗi người sẽ có 1 cách hiểu về nó khác nhau. Em thích những ca từ, cách ca diễn của chú Thanh Tuấn(đại úy Huy Bình), cô Mỹ Châu(vai Lan), Giang Châu và Hà Mỹ Xuân lắm. Tiếng "đờn" trong tuồng này quá tuyệt đỉnh luôn đó. Em có tìm được vở này trên mạng, do anh Nguyễn Hữu Tiến đăng lên. Nhưng chất lượng nghe nó "chưa đỉnh" như băng Mỹ Châu này .HiHi(có giọng dẫn phụ họa của phát thanh viên người Bắc). Em muốn hỏi xem anh còn cái băng gốc tuồng này không? Nếu có cho em xin với? Tại vừa rồi em đọc bài báo nói về 1 anh sưu tầm băng cối xưa và thiết bị xưa đó. Anh này còn nguyên cái băng đó lun và nghệ sĩ Thanh Tuấn đã rất ngạc nhiên hỏi"sao anh còn cuốn băng này hay vậy" khi ký tặng anh trong 1 buổi giao lưu. HiHi.

    Cảm ơn anh nhiều lắm!

    Thân!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 5 Users Say Thank You to xu_Thanh_Phu For This Useful Post:

    Duongtonhu (18-05-2012), Giang Tiên (21-05-2012), nguoiyeuvannghe (09-07-2012), romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (17-05-2012)

  15. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Em là một minh chứng cho lớp nhỏ yêu cải lương nè anh, đọc những lời chia sẽ của anh xu_Thanh_Phu rất dễ thương, giản dị, hihi. Cải lương ngày xưa em cũng công nhận là rất hay, thật là chân chất và là gốc của cải lương. Từ cải lương của lớp khai sinh cải lương như cô Phùng Há, Tám Thưa cho đến lớp Út Bạch Lan, Thành Được và Mỹ Châu Minh, Phụng em đều thích hết. Được mọi người chia sẽ cải lương, những lời chia sẽ trao đổi rất. Chúc anh duc1975, xu_Thanh_Phu vui vẻ khi giao lưu ở CLS nhé !!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 6 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    duc1975 (17-05-2012), Giang Tiên (21-05-2012), MEM (17-05-2012), nguoiyeuvannghe (09-07-2012), romeo (21-05-2012), xu_Thanh_Phu (18-05-2012)

  17. MEM
    Avatar của MEM
    Nghe những lời chia sẻ của anh Duc1975 xu_Thanh_Phu, thấy thật quý và vui quá. Quý những tình cảm mọi người dành cho cải lương và vui vì tìm được sự đồng cảm từ những anh em xa gần có chung niềm đam mê. hihi

    Ko biết xu_Thanh_Phu bao nhiêu tuổi và nơi sống có nhiều người thích cải lương ko chứ MEM cùng mọi người thành lập CLB ANH EM 3 năm và trang Cải lương Số gần 2 năm thấy có nhiều người trẻ yêu cải lương lắm. Cháu Thanh Hậu là một bằng chứng nè, cháu mới học lớp 10 thôi đó, mà am hiểu về bài bản, cải lương xưa rất nhiều, cũng có nhiều tuồng xưa nữa.

    Mong rằng, Cải lương Số sẽ là nơi để các anh sẽ tìm được những người anh em đồng điệu, cùng chia sẻ và cùng thưởng thức những tác phẩm quý của cải lương nhé!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 5 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Giang Tiên (21-05-2012), nguoiyeuvannghe (09-07-2012), romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (18-05-2012), xu_Thanh_Phu (18-05-2012)

  19. xu_Thanh_Phu
    Avatar của xu_Thanh_Phu
    Ah, Chào MEM. Hông biết phải gọi MEM là gì nữa? Chú(Cô), Anh(Chị)? Nên giờ gọi bằng MEM đi heng! HiHi.

    Nói là nhỏ, so với lớp thế hệ đi trước á. Mình năm nay 25 tuổi rồi. Quê mình ở ngoại ô Saigon. Vẫn còn rất nhiều người nghe ca cổ, cải lương. Nhưng ý mình là người nghe không phải là "ai ai cũng nghe" mà giới trẻ thì không nhiều như ngày trước, cũng như có rất nhiều bạn trẻ không biết gì về ca cổ, cải lương, thậm chí thì nghe đến là phán ngay "trờ quơ, sến như con hến" (mà từ điển không hề có chữ sến). HiHi. Để trả đũa thì nói lại như ông Cả Diệp Lang, ba của cô Tô Ánh Nguyệt là hợp lý nhất "THỦ CỰU BÀI TÂN". Nhưng thời nay, thói ăn nét ở khác xưa cũng đúng, bởi sự thay đổi là tất yếu. Điều đó không có nghĩa là "có mới nới cũ", mà phải biết chọn lọc và giữ gìn cái hay, cái đẹp. Sự biến tướng ngày nay của cải lương là một tiên hướng đáng buồn. Ở đời ai lại có cái style "phim truyện cải lương". Thêm vào đó nữa là ngày xưa mở cái máy lên, bỏ cuốn băng vô là đờn nghe mỏi cả tai, ca từ đầu đến cuối hết lớp này đến bản khác. Bởi zậy, hồi đó là "chương trình ca nhạc cải lương". Còn bây giờ cứ vang vang "chương trình ca kịch cải lương", bởi vì nói không mà, diễn kịch không hà, lâu thiệt lâu mới chèn vố 1 câu. Đã vậy, tiếng hát "nghệ sĩ trẻ" bây giờ "hay quá trời. Nói ra không phải chê, không phải không khuyến khích "tre già măng mọc" nhưng quả thật họ ca không bằng nghệ sĩ ngày xưa hát ráng, thở ráng nữa. Mà dân dã hay gọi là "hát gì mà không hơi hám gì hết đó". Thành ra, mấy mươi năm qua, vẫn chưa có lớp nghệ sĩ nào thay thế được thế hệ nghệ sĩ ngày xưa, và có tìm mãi, tìm mãi cũng không có "một thế hệ như thế". Mãi mãi vang bóng, mãi mãi vàng son.

    Soạn giả cũng vậy. Ngày xưa, soạn giả viết bài ca nghe thắm thía vô cùng. Nghe mà yêu đến những thứ dân dị nhất ở đời sống bình thừơng. Nghe đó mà thương biết mấy những hàng cây so đũa, bao rặng ô môi, mấy miếng trầu xanh, những rặng dừa xứ Đồng Khởi(Bến Tre), nhớ làng quê mình mùa nước nổi có tiếng bìm bịp kêu, nhớ những chuyện tình đơn sơ mộc mạc mà đậm tình người...
    Mà hầu hết là của người soạn giả tài ba Viễn Châu(sinh ra ở Đôn Châu, rồi lìa quê biệt xứ). Ca từ ông viết nó ăn rơ với từng tiếng tèng téng teng của mấy dây đờn. Nghe êm tai và lòng mình thấy dạt dào, da diết, cũng như tha thiết bao điều.

    Mình nghe riết mà mình thuộc hết luôn đó. Bây giờ, công việc hơi bận. Chứ hồi đó, cả tuổng mình cũng thuộc và lúc nào mở lên, cũng ca theo, như: Lan và Điệp(Chí Tâm, Thanh Kim Huệ); Đêm lạnh chùa hoang(ông Tần Lĩnh Sơn và quận chúa Bảo Xuyên); Khi rừng mới sang thu, ....

    Và mình yêu thích nhất là giọng ca cô Mỹ Châu. Nếu mà tuồng tâm lý xã hội, mình thích nhất là cô đóng vai Lan, người yêu của đại úy Huy Bình(chú Thanh Tuấn đóng). Nhất là cảnh hai người gặp nhau ở nhà đại úy Huy Bình)

    "....Anh Bình ơi!..Lan vẫn đơn lạnh nhưng lòng son còn ấm. Chỉ tội cho ai sắc diện phương phi.
    Mà không hay máu trong tim đã ngã màu tím thẳm tự bao.....giờ?(tèng teng teng téng tẻng teng teng).

    Kẻ trách cứ người ta lãnh đạm ơ thờ. Không biết tự xét bản thân mình thay đổi. Không biết chính mình đã xua đuổi mọi tình thương. Khẩu súng thép bên hông, hoa mai trên vai áo. Em thấy ngại ngùng xa cách làm sao, với hình ảnh người xưa thân thiết mới năm nào, khi xiết tay nhau dưới rặng dừa làng quê Thạnh Phú. (ơ..)

    Em nói sao? Đứa học trò nghèo mót cau tầm dung bẻ dừa mướn nó đã vươn lên đến địa vị như thế này, rồi còn đi xa hơn nữa. Chẳng lẽ nó không xứng đáng với tình yêu của em sao Lan? Lan! Em có còn yêu anh? Em có còn nhớ những kỷ niệm của thời niên thiếu?

    Nhớ những lần nghĩ hè cùng nhau qua phà Rạch Miễu, choàng áo cho nhau phải lúc gió rít mưa dầm. Tình ngay thơ ngập ngừng trao gửi hồn ngất ngây trong nguồn hạnh phúc âm thầm. Một cánh lá rơi cũng trở thành kỷ niệm. Một giọt buồn cũng khuấy động lòng đau. Hờn giận nhớ thương xao xuyến canh thâu. Tình yêu ơi! Cho ta xin từ biệt. Từ biệt cội nguồn, từ biệt nhớ mong da diết. Nhớ lời cha nuôi hận thù nung nấu, ta sẽ làm ngọn sóng trào giữa muôn ngàn lớp sóng của trùng dương...(ơ..).

    Lan! Em nói gì mà kỳ lạ vậy? Hay em.. là VC thiệt rồi! Trời ơi! Làm sao anh có thể hiểu được em?T ại sao em nguyền rủa anh? Tại sao em căm hờn anh? Lan! Em có thể tự tay bóp chết những kỷ niệm êm đềm của chúng mình sao Lan?

    Ai không mong cho đôi chim kia liền cánh, cây nọ liền cành như ý nguyện ba sinh. Nhưng chim kia đã bay lạc vào một phương trời mịt mùng xa thẳm. Thì ai có thể tin rằng: giữa cảnh trời gió mưa giông bão, cánh chim kia còn quay về ổ ấm của tình yêu. Lan! Thôi! Từ đây hai ngã cách xa, dòng đời xuôi ngược, nghĩa tình dù không vẹn, ân oán phải phân minh. Xin anh hiểu cho ai là người ác tâm, bạc nghĩa. Hãy nhớ lời ai đừng ước nguyện đoan thề.

    Lan! Lan!

    Chị Lan!"

    Tui đã nghiện cải lương! HiHi.
    Rất vui khi được tham gia CLS. Rất vui được mần quen với Thanh Hau, MEM, duc_1975 và minhluan!
    Thân!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 6 Users Say Thank You to xu_Thanh_Phu For This Useful Post:

    Duongtonhu (18-05-2012), Giang Tiên (21-05-2012), MEM (18-05-2012), nguoiyeuvannghe (09-07-2012), romeo (21-05-2012), Thanh Hậu (18-05-2012)

  21. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Chú Mem còn trẻ thôi anh ơi, hihi. Chú sinh năm 78 thôi.

    Theo em được biết thì ngày xưa khán giả bà con mê cải lương, mê cả bài bản và vọng cổ ngọt ngào ngoài tuồng cải lương có tình tiết hay. Họ đến rạp để được nghe bài bản vọng cổ với những lời ca sống động, mới và giàu ý nghĩa cảm xúc. Những tuồng ngày xưa diễn lẫn thu âm trên mặt đĩa nhựa nói rất ít, khoảng 2 hay 3 phút là ca bài bản hay vào vọng cổ và vọng cổ rất nhiều nhưng không trùng lặp hay khô khan lời ca đó là cái tài của các soạn giả. Từ nhỏ lắm khoảng lớp 1 là Thanh Hậu đã biết được Nửa đời Hương Phấn ( Út Bạch Lan, Thành Được ) là của hai chú Hà Triều và Hoa Phượng hay Nấu Bánh Đêm Xuân ( Lệ Thủy, Hữu Phước ) là của Quy Sắc, Ngày Mai đám Cưới Người Ta là của Kiên Giang, còn nhiều nữa mà mình cũng không nhớ và em không biết tại sao mình lại nhớ hay như vậy nữa trong khi lại chẳng biết những soạn giả đó. Bộ CD DHVN của ông ngoại mua để nghe những tuồng trước 1975 gần 20 cái mà hể ông ngoại đọc lên tuồng nào là nhớ ngay soạn giả và toàn bộ nghệ sĩ từ cái tên quen thuộc đến không quen như Sáu Nhỏ, Ba Túy rồi Hề Lộc... rồi đọc như trả bài vậy chứ đâu có biết giọng ca ông nào thủ vai đó, chỉ nhớ được Ngọc Hương, Mỹ Châu, Thanh Nga, Lệ Thủy, Hữu Phước, Thành Được, Thanh Hương là nhận ra giọng bởi luôn đóng vai chính. Giọng ca nghệ sĩ nào cũng có cái chất, cái nét riêng biệt không ai hòa lẫn vào ai. Cô Kim Giác, cô Mai Lan, cô Kim Cúc thì hay vào vai đào độc, cô Út Bạch Lan, Thanh Nga thì vai đào thương, bi ai sầu khổ. Thanh Hải và là vua Tao Đàn, lối ngâm rất tuyệt. Khó mà quên được. Ngày xưa mỗi một nghệ sĩ đều nổi tiếng và gắn liền với một nhân vật, vai diễn để đời cho đến ngày nay khi diễn lại có thể phải đem ra mà so sánh. Út Bạch Lan thì vai Hương, Thanh Nga thì vai Trưng Trắc, Thái Hậu Dương Vân Nga, Minh Phụng thì Âu Thiên vũ hay cô Mỹ Châu thì Cát Mộng Thùy Dương...

    Ông Năm châu là một tài hoa của Cải Lương một soạn giả, một đạo diễn, một tài danh ca của cải lương và một ông bầu rất giỏi. Ông đã sáng lập đưa kịch nói vào cải lương, trong vở tuồng hầu như nói và diễn xuất chứ hạn chế ca cho mới lạ, nhưng vở tuồng chỉ được suất đầu và vắng khác suất sau đó cũng thấy khán giả mến và muốn nghe ca cải lương. Đến bây giờ lớn rồi mới nghĩ lại hồi nhỏ, giờ nghe biết liền nghệ sĩ nào từ vai chính đến vai phụ và tìm hiểu những nghệ sĩ của thế hệ đầu tiên với vọng cổ nhịp 16 và một lần ca trọn 20 câu vọng cổ dài lệ thê, nhanh cực nhanh, nhưng vẫn chắc nhịp, giọng ca truyền cảm không luyến láy nhiều và không có vẻ bối rồi và lúng túng trong lời ca bởi do nhịp quá nhanh, trong đó em thích nhất giọng ca Cô Năm Cần Thơ với chú kép Minh Chí người được mệnh danh là vua Xàng Xê. Ngày xưa thu âm khó khăn quá, thu âm sai là phải thu lại từ đầu vì chưa có tân tiến như bây giờ. Nghe một bài ca như có cái hồn trong đó như bài ca Tình Anh Bán Chiếu, cái lối vọng cổ sao mà nó giản dị, nó êm ái, khuôn thì chắc chữ, gọn chữ, tiếng đàn theo lời ca, lời ca theo nhịp tiếng đàn hòa đi hòa lại nghe thật là tuyệt vời. Song lang thì gõ to, rõ để ý những tuồng xưa hay trong bài ca cổ xưa sẽ thấy, rất hay. Cải lương trong những thập niên đó thật là hưng thịnh và phát triển, chỉ tiết là không có gì để lưu giữ chúng lại. Đọc những lời ca ngợi, tôn vinh Cô Năm Phỉ biết bao nhiêu nhưng chưa một lần nghe bà ca, bà diễn cả, điều đó thật là buồn. Giọng cô Năm Cần thơ chân chất lắm, nghe trầm buồn, sâu lắng chứa một nét mùi mẫn, cái vai đào thương thì cô ca rất hay, bên đó tài danh Kim Chưởng là một nữ nghệ sĩ có giọng ca hùng hồn, anh dũng, cô đóng những vai nữ anh hùng, đại úy, rất tuyệt vời. Hai giọng ca này em ngưỡng mộ nhất.

    Bây giờ có những tuồng chỉ nghe danh, tìm lại cũng rất khó. Những tuồng âm thanh băng gốc không còn tốt như bài ca Tình Mẫu Tử của cô Tư Sạng,.. nhưng nghe vẫn thích, nó có một sức hút kì lạ mà khó tả bằng ngôn ngữ lắm. Hiện giờ có rất nhiều còn rất yêu cải lương, Web cải lương số, CLB Anh Em đều là những người yêu cải lương, muốn tìm hiểu và giữ gìn bảo lưu nghệ thuật truyền thống này xưa lẫn ngày nay, rất vui khi còn nhiều người yêu thích cải lương. Web và CLB rất nồng nhiệt chào đón mọi người cùng đến, cùng xây dựng và phát huy bộ môn nghệ thuật đặc sắc này. Em cũng chia sẽ vài lời, nếu mà nói thì sẽ rất nhiều, hihi !

    Chào đòn anh với cải lương số nhé, anh thu xếp đi off với CLB một lần đi ạ, hihi !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 4 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    Duongtonhu (18-05-2012), Giang Tiên (21-05-2012), MEM (18-05-2012), romeo (21-05-2012)

Trang 2/9 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL