Nguyên văn bởi
Giang Tiên
Sao mỏi tay lẹ vậy. Hay thời tiết lạnh quá nên tê tay.
Không cần nhớ gấp, cứ nhớ từ từ rồi cho 1 bài tổng hợp vậy ấy mà.
Bản
Phụng Nghi Đình tên nghe lạ quá.
Còn bản
Liễu Xuân Nương có phải là
Liễu Thuận Nương không?
Nguyenphuc không phải thầy đàn, mà nghe lý giải giống như 1 thầy đàn chuyên nghiệp vậy. ^^!
Bản Phụng Nghi Đình... muốn nghe thì để hôm nào hết mỏi tay, nguyenphuc sẽ post lên đây bản đàn và audio cho các anh chị nghe.
Liễu Thuận Nương và Liễu Xuân Nương là hai bản hoàn toàn khác nhau, cũng như Tứ Bá Tường và Từ Bá Tướng là hai bản hoàn toàn khác nhau vậy.
Tứ Bá Tường và Từ Bá Tướng thuộc loại bản Tiều như đã nói ở phần trên, cũng đại khái như bản Trạng Nguyên Hành Lộ, Mạnh Lệ Quân, Di Khí Tiếu (Nhị Thủy) vậy.
Hihihi... đâu phải thầy đàn có nghĩa là biết nhiều. Mà phải do tìm tòi học hỏi nghiên cứu. Như giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần văn Khê, đâu phải là thầy đàn, mà ông hiểu biết rất uyên bác, thầy đàn làm sao mà sánh được với ông.
Ngày xưa, hầu hết thầy đàn cổ nhạc tài tử cải lương đều không có trình độ văn hoá (có người không qua tiểu học), học đàn là học ngón, thầy dạy tận tay, nhờ có khiếu (thiên tư) nên có ngón đàn hay làm rung động lòng người, chớ không học được nhạc lý nhạc sử nhạc pháp. Bởi vậy nhiều người viết bản đàn, ký âm lộn mèo, hò ra liu, xự ra ú, xang ra xán, cộng ra cồng v.v... nên người khác nhìn bản đàn không thể nào đàn được mà phải nghe qua để biết hơi gì điệu gì nhịp gì trường canh gì. Vì vậy mà đàn cổ nhạc khó học là ở chỗ đó, do không có phương pháp sư phạm.
Nói tóm lại cho dễ hiểu, thầy đàn cổ nhạc cũng giống như quan võ ngày xưa trong chế độ phong kiến, chỉ biết và giỏi võ nghệ để đánh giặc mà thôi, không biết qua tứ thư ngũ kinh sách vở, không qua cửa Khổng sân Trình gì ráo trọi. Trong khi đó quan văn phải học bù đầu và phải qua các kỳ thi từ cấp thấp lên cao mới được bổ nhậm làm quan.
Ngày nay thời đại văn minh hiện đại thì phải tài kiêm văn võ như chúng ta biết.
Bởi vậy, ngày nay nếu có danh xưng là nhạc sĩ, nhạc sư v.v... thì điều kiện tất yếu (bắt buộc) phải tốt nghiệp phổ thông. Rồi học âm nhạc coi như là cao đẳng hoặc đại học. Muốn là nhạc sư (coi như học vị giáo sư) phải trình luận án hẳn hoi. Chứ không nên tự phong tự xưng được.
Chỉ có làm thầy bói Ngao (trong vở Ngao Sò Ốc Hến), chuyên nói mò mới dễ thôi.
Huhu... lại mỏi tay nữa rồi
mà buồn ngủ nữa... huhuhu...