Cái dở của nhạc tài tử mà nhiều tiền nhân đều thấy nhưng chưa cải tiến được cách ghi lòng bản, đọc lòng bản mà đờn thì được nhưng khôg đúng như tác giả sáng tác (phải nghe). Không giống như tân nhạc cầm bản nhạc NS chỉ có một cách thể hiện duy nhất.
Không phải dở đâu. Ông Trần Ngọc Thạch cũng nói y như anh khaltt vậy đó (vì ông Trần Ngọc Thạch chơi tân nhạc đàn guitar classic).
Nếu ký âm lòng bản giống như tân nhạc (để nhìn vào là đàn được ngay như ý nhạc sĩ sáng tác) thì 100 cây đàn đều đàn giống y như nhau, thì làm sao mở lơi, giãn nhịp được (như bản Dạ Cổ Hoài Lang mở lơi giãn nhịp thành bản Vọng Cổ vậy).
Cổ nhạc Việt Nam là văn hoá phương đông, lấy Kinh Dịch làm nguyên lý vạn vật. Dịch là biến đổi, thí dụ bàn cờ tướng, sắp quân cờ giống nhau mà không phải ai đi cũng giống nhau, và chỉ cần đi khác một nước là biến hoá khác hết (như cờ thế chẳng hạn). Bản đờn cũng vậy, nó biến hoá được (biến tấu giai điệu) biến hoá kiểu Cổ Bản Ai, Ngũ Đối Ai, Tây Thi Quảng v.v... hoặc bản Chiêu Quân khi thì chơi hơi Xuân khi thì chơi hơi Ai, có khi chơi bán oán bán xuân (gọi là giọng bán xuân ai), hay Duyên Kỳ Ngộ cũng vậy.
Bởi vậy học đàn cổ nhạc phải có thầy, tự học (học mò) ra giang hồ chơi người ta biết.
Nhờ vậy mà cùng một bản đờn mà không nhạc sĩ nào đờn giống nhạc sĩ nào, nhờ vậy mà nhạc sĩ mới sáng tác cách luyến láy, chạy ngón nên nhiều nhạc cụ hoà tấu nghe rất hay vì cách luyến láy và chạy ngón khác nhau (nhưng phải giữ lòng bản căn bản, đi xa là lạc hơi).
Tân nhạc bè về cao độ, cổ nhạc bè về trường độ. Bè cao độ không hay bằng bè trường độ. Đờn nhạc lễ, nhạc tài tử mới có bè về trường độ, đờn cải lương hình như rất ít ai đờn bè trường độ. Đờn bè trường độ nghệ thuật mới cao. Đờn bè trường độ nhịp phải cứng.
Hic... diễn đàn mình nhiều hình ảnh quá nên load rất chậm, ngồi đợi thí mồ luôn... hic...