Trang 2/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4 CuốiCuối

Chủ đề: Tam Quan Nguyệt

  1. khaltt
    Avatar của khaltt
    Hoà tấu: TAM QUAN NGUYỆT
    Dàn đờn: Cơ Thuỵ: Tranh- Út Tỵ: Cò - Văn Môn: Ghi Ta- Huỳnh Tuấn: Kìm


    http://www.4shared.com/mp3/RXSjFx_N/TamQuanNguyet.html
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to khaltt For This Useful Post:


  3. khaltt
    Avatar của khaltt
    Khi biết anh NguyenPhuc đến giờ Khal thắc mắc chắc sự phụ tài tử NP chắc rất mmẫu mực. có thể tiết lộ được không NP?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to khaltt For This Useful Post:


  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi MEM

    Nghe về thông tin các bài bản thấy mỗi bài ra đời đều có hoàn cảnh của nó. Thật hay! Hay nhất là Nguyenphuc thuộc 8X mà tinh thông các vấn đề này hết!

    Dạ em nhờ có ông cậu (em của bà ngoại) hồi trước dạy ở trường đại học văn khoa Saigon. Ông là dân đờn tài tử nhà nòi, nhưng giờ ông bỏ lâu rồi. Ông có 2 người bạn già cũng là dân đờn tài tử nhà nòi. Lâu lâu mấy ông có dịp gặp nhau ngồi bàn chuyện tài tử cải lương mấy ngày liền (vì 3 ông ở xa nhau). Mấy ông có thời gian chơi chung với nhau mười mấy năm nên thân với nhau lắm. Nhờ châm trà nghe 3 ông nói chuyện mà em biết được rất nhiều kiến thức về tài tử cải lương. Ba ông kể rất nhiều giai thoại của giới tài tử, như ông Mười Khói đờn cho nghệ sĩ Tám Thưa ca rớt bị quê, chuyện Năm Cơ, Văn Vĩ đờn chung với ông Tư Bi không dám đờn lớn, chuyện ông Tư Bi đi chơi tài tử đến sau thấy Duy Trì đang đờn kìm, ông Tư Bi vô, Duy Trì đổi qua guitar nhưng vẫn còn giữ song lang (vì quên giao cho ông Tư Bi). Ông Tư Bi nói nhỏ với đệ tử bên cạnh: "Để tao lấy song lang lại cho tụi bây coi nghe". Đang hoà bản Tây Thi, ông Tư Bi đờn sao mà độc quá, Duy Trì lúng túng tới chỗ song lang mà không dám gõ (sợ sai). Dứt bài, Duy Trì lật đật hai tay cầm song lang giao cho ông Tư Bi. Nào là giới tài tử Rạch Giá (xưa) có lối đờn "con tôm búng lùi", đờn bản Nam Xuân theo nhịp "chậm dần đều" càng về sau càng lơi dần thật chậm. Người ca yếu nhịp sẽ không giữ nhịp nỗi (tất nhiên bị rớt). Mấy ông còn nói đất Mỹ Tho là tổ (cái nôi) của đàn ca tài tử vì nó xuất phát tiên khởi ở Mỹ Tho. Mấy ông còn kể hồi xưa 2 nhóm miền đông và miền tây không hợp nhau. Bài bản do miền tây sáng tác thì miền đông chê và không chơi, bài bản miền đông sáng tác thì miền tây chê và không chơi. Mấy ông phân tích rất kỹ những chỗ khác nhau về bài bản của 2 nhóm miền đông và miền tây. Hai nhóm kình chống nhau, nhóm này sáng tác bản gì thì nhóm kia sáng tác bản để đối lại. Miền tây có Văn Thiên Tường thì miền đông có Võ Tắc Biệt (văn đối với võ), miền tây có Tứ Bửu thì miền đông có Ngũ Châu v.v...
    Miền đông chê bài Liêu Giang của miền tây là "ăn cắp" chữ của Nam Xuân và Nam Ai gán ghép mà thành, có gì đâu mà "sáng tác"; chỉ dạy cho học trò biết mà dặn là đừng chơi. Bài Xuân Nữ cũng khác, Xuân Nữ miền tây là Xuân Nữ Bạc Liêu, Xuân Nữ miền đông là Xuân Nữ Saigon. Hai bên luôn luôn kình chống nhau không ai phục ai.
    Đến thời thành lập trường quốc gia âm nhạc Saigon, vì mấy ông miền đông ở Saigon gần đài phát thanh và trường quốc gia âm nhạc nên làm việc ở đây, có ưu thế về phát thanh và dạy học trò nên dần dần thắng thế. Căn bản bài bản của miền đông được phổ biến rộng rãi đều khắp cả nước (lúc đó). Nếu so sánh kỹ thì bài bản miền đông và miền tây có rất rất rất nhiều chỗ khác nhau. Bởi vậy đi chơi tài tử hay cãi nhau là vì vậy.
    Miền đông là tính từ bắc Mỹ Thuận tới Xuân Lộc, miền tây là tính từ Vĩnh Long tới Cà Mau Rạch Giá. Vì hồi xưa Nam Kỳ Lục Tỉnh chỉ có 6 tỉnh. Ba tỉnh miền đông là Biên Hoà, Gia Định, Định Tường (ranh miền đông và miền tây là sông Cửu Long bắc Mỹ Thuận), 3 tỉnh miền tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Sau đó Pháp chia 6 tỉnh thành 21 tỉnh, là:
    Gia Châu Hà Rạch Trà
    Sa Bến Long Tân Sóc
    Thủ Tây Biên Mỹ Bà
    Chợ Vĩnh Gò Cần Bạc - Vũng.
    Vì có sự kình chống nhau như vậy mà có những bài bản của nhóm này thì nhóm kia không xài, nên bây giờ mới lòi ra nhiều "bài bản lạ" là do lý do trên.
    Nhóm miền tây sáng tác cũng nhiều lắm, nhưng hồi đó miền đông không xài. bằng chứng là có ai nghe cải lương chơi Liêu Giang đâu. Mấy bài như Tam Quan Nguyệt, Bắc Chiếc v.v.. (còn nhiều) do ông Ba Chột (Bạc Liêu) sáng tác từ hồi thập niên 1920 mà có ai chơi đâu... mấy ông nói như vậy.

    Huhuhu... mỏi tay quá, mai mốt nói tiếp chuyện dài đờn ca tài tử, nói cả năm cũng chưa hết...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 8 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Mấy ông còn kể, bản Văn Thiên Tường (của miền tây) nói lái là "thương tiền", nên miền đông chế ra bản Võ Tắc Biệt để ngạo đời, nói lái là "tiếc bạc". Ban đầu bản Võ Tắc Biệt viết là Võ Tác Biệc (tiếc bạc), sau người ta không biết nguyên ủy nhóm miền đông ngạo đời nhóm miền tây, cho là sai chính tả nên sửa lại là Võ Tắc Biệt.
    Rồi chuyện giấu nghề, bài bản hay, quý thì giấu làm của riêng để đi đấu tài với nhau ai bị bí thì thua, mất mặt, quê xệ v.v... Vì vậy mà ngày nay lòi ra những bài bản "thất truyền" là ở chỗ đó. Chuyện không viết sách dạy đờn, có viết cũng giấu bớt bài bản quý hiếm, như bản Ngươn Tiêu Hội Oán hơn 50 năm bây giờ mới lòi ra, hồi trước chỉ nghe tên mà ít ai biết.
    Hồi xưa mấy thầy đờn tài tử đờn nhịp độc lắm, lơ mơ là ca rớt ngay chỉ trong bản đầu tiên. Mấy ông nói nghệ sĩ danh ca Saigon về quê chơi (đám tiệc mời) rất sợ thầy đờn miệt vườn (vì là dân tài tử nhà nòi). Như chuyện danh ca Tám Thưa kể hồi nãy.
    Hồi đó ở Saigon có Tám Thưa là danh ca hãng dĩa. Bữa nọ ở Rạch Giá có đám cưới nhà giàu lên Saigon rước Tám Thưa xuống ca chơi. Tám Thưa lái xe xuống, trong giới đờn ca tài tử có ông Mười Khói là thầy đờn kìm nổi tiếng trong vùng. Tám Thưa biết điều, làm điếu đóm cho Thầy Mười (Thầy Mười hút á phiện) và nói năng lễ phép để Thầy Mười không đờn phá.
    Vào cuộc đờn ca, Tám Thưa ca 20 câu Vọng Cổ nhịp 16 là bản ruột, Thầy Mười lim dim (chắc phê thuốc) đờn sao mà Tám Thưa ca rớt nhịp liên miên (trong suốt 20 câu vọng cổ). Tám Thưa buồn qua nửa đêm ra lái xe về Saigon. Tám Thưa than phiền với bạn bè: "Mình biết điều quá, xuống nước và lo cho Thầy Mười từng ngao thuốc, vậy mà Thầy nỡ nào chơi mình mất mặt, buồn lắm".
    Có người mách lại Thầy Mười, Thầy Mười nói: "Chết mẹ, thằng Tám Thưa nó hiểu lầm tao rồi. Tao biết nó em út, bữa đó tao đờn rất êm và rất hiền cho nó ca đó chớ".
    Người nghe tự hỏi, ổng đờn hiền mà như vậy, nếu ông đờn độc thì không biết tới cỡ nào.
    Mấy ông còn kể nhạc sĩ Sáu Tông đờn cho đài phát thanh Pháp Á, đi chơi tài tử hoà đờn với ông Giáo Thinh là ông Nguyễn Văn Thinh giám đốc trường quốc gia âm nhạc Saigon. Đờn xong, ông Giáo Thinh nói: "Thiếu Tá đờn độc quá", ông Sáu Tông nói: "Tôi quen nết vậy rồi ông Giáo à". Ông Sáu Tông là dân Cần Thơ, thuộc nhóm nhạc sĩ miền tây.
    Những vị tiền bối kể trên bây giờ đã ra người thiên cổ hết rồi.
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 6 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  9. MEM
    Avatar của MEM
    Hihi, hay quá, như kể chuyện xưa tích cũ vậy. Nếu còn nhiều chuyện vậy, chắc mở topic mới - chẳng hạn lấy tiêu đề là GIAI THOẠI ĐỜN CA TÀI TỬ (giai thoại nghe ko biết có hợp ko?!) để Nguyenphuc kể chuyện xưa nghe cho tập trung và cũng hiểu hơn về Đờn ca tài tử một thời.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi MEM

    Hihi, hay quá, như kể chuyện xưa tích cũ vậy. Nếu còn nhiều chuyện vậy, chắc mở topic mới - chẳng hạn lấy tiêu đề là GIAI THOẠI ĐỜN CA TÀI TỬ (giai thoại nghe ko biết có hợp ko?!) để Nguyenphuc kể chuyện xưa nghe cho tập trung và cũng hiểu hơn về Đờn ca tài tử một thời.

    Hihi, tiêu đề vậy hợp đó anh MEM. Nhưng mà không biết có chuyện kể hoài hay không. Ông cậu (ông ngoại dư) và hai người bạn của ông kể biết bao nhiêu chuyện, coi như bụng của mấy ông là cả một kho tàng về đờn ca tài tử. Mấy ông biết rất nhiều các vị tiền bối trong giới tài tử và cải lương (nhất là giới tài tử, vì mấy ông cũng là dân tài tử). Nhiều chuyện lắm, em cũng không thể nhớ hết nổi. Nào là chuyện học đờn chuyện thầy đờn, chuyện đi chơi đụng độ...
    Nếu mở new topic thì các anh chị cùng nhau kể, mỗi người một vẻ mới phong phú và đa dạng. Nghề chơi tài tử cũng giống như nghề võ đấu võ đài, phải luyện tập rất công phu và có nhiều miếng độc để hạ đối phương. Ngày xưa người giàu có mới ăn ở không mà học đờn, rước thầy đờn về nuôi cơm trả lương để học và luyện tập, rồi đi chơi để biết người biết ta...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 7 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  13. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Vậy hay quá, nghe chuyện xưa như trên thì quá đã. Nghe những xuất xứ, nguồn gốc của các bài bản thì rất hay. Từ trước giờ chỉ nghe, hát chứ chưa tìm hiểu. Bây giờ biết được nữa thì tuyệt vời ! HiHi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Thanh Hậu

    Vậy hay quá, nghe chuyện xưa như trên thì quá đã. Nghe những xuất xứ, nguồn gốc của các bài bản thì rất hay. Từ trước giờ chỉ nghe, hát chứ chưa tìm hiểu. Bây giờ biết được nữa thì tuyệt vời ! HiHi

    Hihi, đôi khi tán gẫu vậy mà nghe cũng... thư giãn!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  17. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Nguyên văn bởi MEM
    Hihi, hay quá, như kể chuyện xưa tích cũ vậy. Nếu còn nhiều chuyện vậy, chắc mở topic mới - chẳng hạn lấy tiêu đề là GIAI THOẠI ĐỜN CA TÀI TỬ (giai thoại nghe ko biết có hợp ko?!) để Nguyenphuc kể chuyện xưa nghe cho tập trung và cũng hiểu hơn về Đờn ca tài tử một thời.
    Vậy chú Mem định tạo topic này trong chuyên mục nào đây ! Nghe tên thì con cũng thấy hay " Những câu chuyện thú vị về đờn ca tài tử" chắc sẽ hấp dẫn đó. Và mọi người có thể tham gia cùng kể chia sẽ những gì mình biết về lịch sử hình thành Đờn Ca Tài Tử. HiHi, Trong sách bài bản mà anh Koala gửi con cũng có nhiều thông tin hay con cũng sẽ tham gia một tay, hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 4 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


  19. MEM
    Avatar của MEM
    Vậy chắc để trong phần ngoài cùng của Mục lớn - BỘ SƯU TẬP BÀI BẢN - coi bộ mới hợp quá! Vì nó là những câu chuyện liên quan đến sự ra đời của các loại bài bản bên cạnh các kiến thức, thông tin về đờn ca tài tử.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 5 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  21. Koala
    Avatar của Koala
    Nghe là một chuyện, thích nghe là chuyện khác, nghe rồi nhớ mà tiếp nối để giữ gìn thì cần phải có cái tâm và cái tài. NP xem ra cũng gần gần đâu đó rồi hen, cố lên e.

    Hôm qua mới ghé thăm và chúc tết cô Bạch Huệ, đây là cái Tết đầu tiên của cô... trong viện dưỡng lão, "muốn đi chỗ khác đón Tết lắm, nhưng chưa kiếm được chỗ đi". Con cháu cũng không phải là không có, mà không ở được với ai, cộng thêm tuổi cao, sức yếu, bệnh tiểu đường và những biến chứng... Tuy vậy khi nói về tài tử thì cô vẫn còn máu lắm, vẫn muốn thu lại mấy bài Ngự mà trong năm vừa qua cô có đi thu nhưng chưa hài lòng do hôm đó ho nhiều không có hơi hám.

    "Tuổi càng cao thì thế giới càng thu hẹp lại", đó là lời cảm thán của cô. Với người thích đi đó đây dự các buổi giao lưu đờn ca như cô mà bây giờ phải ngồi một chỗ ở viện dưỡng lão thì thật là buồn quá. Ngay cả muốn đi cũng khó mà đi do đôi chân đi phải có khung nạng hỗ trợ, ngồi xe cũng bất tiện, đi nhiều khỏang 1h thì chân phù và mệt do thận yếu.

    Đang suy nghĩ, hay là Tết này mình kéo một số anh em đến chơi 1 buổi đờn ca với cô cho vui, không biết có ai rảnh không ta?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 6 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:


Trang 2/4 ĐầuĐầu 1 2 3 4 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL