Trang 22/97 ĐầuĐầu ... 12 18 19 20 21 22 23 24 25 26 32 72 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Cầm Ca Tân Điệu của tác giả Trần Phong Sắc người tỉnh Tân An viết vào thời nền ca nhạc tài tử còn phôi thai, gồm đủ loại bài bản (vào thời đó), cũng như quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Ca Nhạc Cổ Điển Bạc Liêu của tác giả Trịnh Thiên Tư viết sau này thì 4 bản oán tổ trong đàn ca tài tử có tên thống nhất là Tứ Đại, Phụng Hoàng, Giang Nam, Phụng Cầu.
    Nhưng khoảng mấy chục năm gần đây lại xuất hiện thêm tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu và Phụng Cầu Hoàng Duyên để thay thế cho tên Phụng Hoàng và Phụng Cầu.
    Khi ngành sân khấu cải lương phát triển, một vài soạn giả tiền phong muốn đưa thêm bản Phụng Hoàng (tài tử) vào cải lương (ngoài bản Tứ Đại đã vào cải lương trước đó), để thêm phần phong phú. Nhưng bản Phụng Hoàng có mấy dị bản, không biết soạn lời ca theo bản nào, ngay cả các thầy đàn cũng không thống nhất lòng bản với nhau. Vì vậy một soạn giả tiền phong soạn ra vở tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo (vào khoảng cuối thập niên 40 đầu thập niên 50 của thế kỷ trước) đã lấy bản Phụng Hoàng tài tử sửa lại một số chỗ dị biệt và sửa những câu dứt 7 nhịp thành 8 nhịp cho đào kép dễ ca. Soạn giả này chỉ lấy 12 câu đầu của bản Phụng Hoàng tài tử mà thôi.
    Tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo xuất hiện bản Phụng Hoàng 12 câu (đàn theo cải lương) gây sự chú ý cho giới thưởng ngoạn.
    Mãi đến giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, soạn giả Hà Triều Hoa Phượng "vực dậy" bản Phụng Hoàng 12 câu nói trên đưa vào vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn, đã lấy nước mắt của không biết bao nhiêu lượt khán thính giả. Từ đó các soạn giả khác "phát huy" và Phụng Hoàng cải lương 12 câu đã đứng vững và tồn tại song song với Phụng Hoàng tài tử mà cũng là con đẻ của Phụng Hoàng tài tử.
    Nếu so sánh đối chiếu thì Phụng Hoàng cải lương và Phụng Hoàng tài tử (12 câu đầu) có cấu trúc lòng bản giống nhau, cải lương chỉ sửa lại những phần như đã nói trên đúng theo nghĩa "cải" là sửa "lương" là tốt", tức là sửa lại cho tốt hơn về nhịp nhàng, thang âm lòng bản.
    Thoạt kỳ thuỷ, bản Phụng Hoàng cải lương vô LIU như Phụng Hoàng tài tử, nhưng khi đào ca thì thường hay vô XÊ để không bị chìm hơi. Giống như bản vọng cổ có một thời thường vô XÊ (thay vì vô LÌU như hiện nay).
    Từ nay nhạc giới dùng tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu để chỉ bản Phụng Hoàng tài tử đã có từ khi thầy, tổ lưu truyền.
    Bản Phụng Hoàng Lai Nghi (và các bản oán tổ), giới tài tử thường đàn kìm với dây Tố Lan vì dây này nghe mùi mẫn, ai oán, thảm não...
    Dây Tố Lan ăn với dây Hò Nhì, cho nên khi hoà tấu, các nhạc cụ khác cũng phải đàn ở cung/bậc Hò nhì.
    Cách lên dây Tố Lan đàn kìm (để đàn bản oán) như sau:

    Dây lớn (tức là dây tồn):

    Buông dây là chữ HÒ
    Phím 1 là chữ XỪ
    Phím 2 là chữ XÀNG
    Phím 3 là chữ XỀ
    Phím 4 là chữ CỒNG
    Phím 5 là chữ LIU
    Phím 6 là chữ U
    Phím 7 là chữ XÁN
    Phím 8 là chữ XẾ

    Dây nhỏ (tức là dây tàn):

    Buông dây là chữ PHAN (OAN)
    Phím 1 là chữ LIU
    Phím 2 là chữ XỰ (già)
    Phím 3 là chữ XÁN
    Phím 4 là chữ XẾ
    Phím 5 là chữ PHAN (OAN) <-- âm vực cao
    Phím 6 là chữ LÍU (LIU đài)
    Phím 7 là chữ XỨ (già) <-- âm vực cao
    Phím 8 là chữ XÁN <-- âm vực cao

    Chơi tài tử mà không biết dây Tố Lan thì thật là một sự thiếu sót quan trọng, vì dây này dùng để đàn các bản oán, vừa hay vừa đúng điệu "dân chơi".

    (còn tiếp Phụng Hoàng Lai Nghi)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (08-06-2015), Candyman (07-11-2022), DOHOANG (29-06-2015), Giang Tiên (06-06-2015), Koala (06-06-2015), Lục Tỉnh (13-06-2015), MEM (07-06-2015), romeo (08-06-2015), SauLucBinh (06-08-2015), thaydat (06-06-2015)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Cảm ơn Người Đẹp BichNuong nhiều vì đã có thiện chí giúp để tìm lời một bài bản trong tuồng hát xưa.Tôi cũng không nhớ năm nào chắc khoảng thập niên 70 Nó nằm trong tuồng cải lương mà người ta in ra thành tập để bán khổ giấy khoảng giấy tập học sinh chứ không phải hát trên truyền hình. lúc này truyền hình ở quê chưa có thịnh hành.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (29-06-2015), romeo (29-06-2015)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Mình rất thích ca Dì Phạn.
    Lúc nhỏ có tuồng cải lương gì đó mà mình không biết ca như thế nào. May có ông dượng nói là Dì Phạn. Lâu quá không nhớ lời chỉ nhớ như thế này:
    Trăng tàn hằng nhớ nhung người bạn hiền năm cũ.Ôi biết bao kĩ niệm còn ghi trong tâm khảm...gì gì nữa thì không nhớ nhưng nhân vật trong đoạn này tên là Mã lí Nga.
    XÁI PHỈ - DÌ PHẢNH


    XÁI PHỈ (nhịp một – trường canh cấp điệu)

    Thủ Xái Phỉ (16 nhịp cấp điệu)
    Líu (HÒ) cồng (HÒ) cồng hò xự (XANG)
    Xừ xế (XANG) xừ xang, vi (XỰ) hò xang (XỰ) hò xự xang (HÒ)
    Cồng ú (LIU) cồng liu, líu (CỐNG) xê cống líu (XÊ)
    Cống hò vi (XỰ) hò xự xang (XÊ)
    Cống xàng cống (XÊ) xàng xê, (VI) xế vi xự (HÒ) xựa xang xê cống (XANG)
    Vô Bản Xái Phỉ (56 nhịp một – cấp điệu)
    1. (HÒ) (CỐNG) xế cống líu (XÊ), cống (HÒ) vi (XỰ)
    2. Hò xự xang (XÊ), (LÍU), (PHAN), (CỐNG) xê cống líu (XÊ), hò (XỰ) hò xự xang (XÊ)
    3. (VI) xế vi xự (HÒ) cống (XÊ) cống xạng cống (XÊ) (-)
    4. (CỐNG) xê xàng xê (CỐNG) vi (XỰ) hò (XANG)
    5. “Xừ xế (XANG) xừ xang”, vi (XỰ) xán cồng (LIU)
    6. “Cồng ú )LIU) cồng liu”, (HÒ), (HÒ) vi (XỰ) hò xự xang (XÊ) “cống xàng cống (XÊ)”
    7. (VI), (XỪ), (XÊ) cống (XÀNG) xê (CỐNG) phán (CỐNG)
    8. (XỪ) hò xừ xang (XÊ) cống (XỰ) cống vi xự (HÒ)
    9. Xự vi xế (XỰ), (VI) xế vi xự (HÒ) vi xế (XỰ)
    10. Hò xự (XANG) “xừ xế (XANG) xừ xang”, vi (XỰ)
    11. Xán cồng (LIU) “cồng ú (LIU) cồng liu”, (CỐNG) xê cống líu (XÊ) cống líu (HÒ) xự (XANG)
    12. (VI) cống vi xự (HÒ) xự xang xê cống (XANG).
    Vĩ Xái Phỉ để bắt qua Dì Phảnh (16 nhịp một – cấp điệu)
    Cống xang cống (XÊ) cống xê, (XÊ) xê xang (VI)… xang (VI) xang vi xự (HÒ)
    Cồng ú (LIU) cồng liu, xự (VI) xang xự xang (VI) xang vi (-)… (XÊ) xang (VI)
    Vi xang (VI) xang vi xự (HÒ)… xang (PHẠN) cồng (LIU) (-)
    Ghi chú: Đàn Xái Phỉ một mình thì dứt XANG. Nếu đàn Xái Phỉ có Vĩ để qua Dì Phảnh thì Xái Phỉ phải dứt XÊ như sau:
    (CỐNG) xê cống líu (XÊ) cống líu (HÒ) xự (XANG)… (VI) xự (HÒ) cống (XÊ) để bắt qua Vĩ Xái Phỉ.


    DÌ PHẢNH

    Thủ Dì Phảnh (7 nhịp chiếc, trường canh trung điệu)
    Líu cống xê (XANG) xê cống xừ xang cống líu (XÊ) xê xê xê, xừ xừ líu (CỐNG) xừ líu cống xạng xạng vi (XỪ) xừ xừ xừ, ú ú líu (CÔNG) líu xừ xế xang xừ xang xê (CỐNG) xê xàng xê cống, líu cống xê (XANG) xê cống líu cống xạng vi…
    Vô bản Dì Phảnh (36 nhịp chiếc trường canh trung điệu):
    1. (XỪ) xừ xừ , ú líu (CÔNG) công líu xừ, xừ xế (XANG) xừ xang xê cống
    2. (Ú) ú xán liu, ú líu (CÔNG) liu ú líu công, líu xừ xế (XANG) xừ xang xê cống.
    3. Cống líu (XỪ) xừ xang xừ, xừ xế (XANG) xừ xang xê cống, “líu xàng xê (CỐNG)”
    4. Cống cống cống, liu ú líu (CÔNG) liu ú líu xừ xừ xạng cống (XÊ) xê xê , cống cống líu (XÊ) cống xạng xê xừ, “cồng liu (U) liu u”
    5. Ú xừ , xừ xừ (XỪ) xừ xế xang xừ xang xê (CỐNG) líu xàng xê cống,
    6. Cống cống (VI) vi vi xừ, xừ xạng (XÊ) cống líu xàng xê cống (LÍU) “cồng ú liu cồng liu”
    7. Cống (XÊ) xê xê , cống cống líu (XÊ) cống xê xang xừ xang xê cống (XANG) “líu xừ xang , cống xê xang (XỪ) xạng xê cống xang
    8. Xê xừ xang (XÊ) xê xê , cống cống líu (XÊ) cống xê xang xừ “cồng líu (U) u u”… công líu ú liu (CÔNG) liu ú liu xừ xừ xạng cống (XÊ) xê xê
    9. Líu cống xê (XANG) xừ xang xê cống, “líu xàng xê (CỐNG)” líu cống líu xừ, xừ xạng (XÊ) cống líu cống xê xang (XỪ) xừ xừ xừ, líu cống xê (XANG) xừ xế xang, “xừ xế (XANG) xừ xang”
    10. Xê xừ, xừ xang (XÊ) cống líu , cống xê xang (XỪ)… xán… cồng… liu… (U).

    Ghi chú: 2 bản Xái Phỉ và Dì Phảnh tiền nhân phân câu cho có, chứ thật ra đàn luông tuồng từ đầu tới cuối, không ngắt câu phân đoạn.
    Hai bản này thường đi cặp như Sương Chiều – Tú Anh (và cũng 2 loại nhịp khác nhau).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (29-06-2015), Giang Tiên (29-06-2015), romeo (29-06-2015), thaydat (29-06-2015)

  7. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi BichNuong
    Dạ thưa BichNuong không biết đờn ca gì hết và cũng không đẹp luôn. Thấy anh thaydat hỏi Giang Tiên điệu hồ quảng Di Phạn hay cũng gọi là Dì Phảnh thì đưa anh bản đờn coi dùng được không mà thôi. Vì đôi khi có cái mình thấy mà không biết dùng vào việc gì trong khi người khác cần lại tìm kiếm hoài không ra.
    Hiện giờ đang sắp kỷ niệm thành lập web nên ai cũng bận tham gia mục này mục nọ. Chờ ít lâu nữa anh thaydat nhờ Giang Tiên hỏi thử mấy cao thủ trong đây thử xem có ai biết không chứ Giang Tiên không biết nhiều về các tuồng xưa đâu.
    Và anh thaydat nếu có thể đưa thêm chi tiết, như tuồng đó hồi xưa anh coi là vào khoảng năm nào, đoàn hát nào, nghệ sĩ nào diễn, thể loại tuồng cổ dã sử hương xưa hay xã hội cổ trang gì thì mới có cơ mò ra chứ chỉ một cái tên nhân vật trong tuồng và câu hát vậy khó mò ra lắm trừ phi gặp may có ai đó đã từng coi qua tuồng này và còn nhớ tên nhân vật trong tuồng mà thôi.

    Hihihi, cảm ơn chị BN đã cứu cánh cho em.
    Thaydat cho thêm chút thông tin đi, hay hỏi trực tiếp trên mấy topic anh em đang bàn về tuồng xưa đó, chắc chắn sẽ có cao thủ. Nhiều khi anh em ấy không đọc chuyên mục này.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    BichNuong (29-06-2015), romeo (29-06-2015), thaydat (29-06-2015)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Ah! Quên mất, mình có đứa con làm ngành Du lịch sale tour gì đó ở Sài Gòn, nên khi nào NP về Việt Nam muốn tham quan các nơi sẽ không sợ nhầm chổ và chi phí. Mình điện cho nó bảo nó tư vấn các tour cho NP.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (30-06-2015), romeo (30-06-2015)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Chú thaydat ơi,
    Phải người mà chú thaydat hôm trước gọi hỏi tên đường Trần Xuân Soạn đó phài không vậy?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-06-2015)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Uh. Đúng rồi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (30-06-2015)

  15. BichNuong
    Avatar của BichNuong
    Anh thaydat à, có hỏi cho anh bên mục tuồng xưa rồi, ông Bầu nhà mình nóí Mã lý Nga nghe quen lắm nhưng anh còn nhớ mấy tên nhân vật khác trong tuồng đó thì mới mò tiếp được chứ nhiều tuồng quá mà, rồi sau này người ta dựng lại tuồng cắt xén đổi tên tuồng tùm lum nữa đó.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to BichNuong For This Useful Post:

    Giang Tiên (30-06-2015), romeo (30-06-2015), thaydat (30-06-2015)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    Lúc đó ham hát vọng cổ lắm tình cờ có ông anh đưa cho tuồng hát (chỉ xem qua thôi) trong đó có một điệu rất lạ là dì phạn rồi hát không được luôn.Tình cờ vài hôm sau có ông dượng ông hát cho nghe rồi có tập ca theo thuộc được vài dòng rồi đi tỉnh học đệ thất nên quên hẳn luôn chỉ nhớ được vài câu như vậy.Hình như tuồng này cải lương hồ quảng sao ấy trong đây có rất nhiều bản vắn hơi quảng.Bây giờ muốn hát lại vì mới phát hiện giọng điệu rất hay nhưng không nhớ nó ở tuồng nào mà tìm. Những câu đầu như thế này:
    Trăng tàn hằng nhớ nhung người bạn hiền năm cũ.Biết bao kĩ niệm còn ghi trong tâm khảm ôi mộng ban đầu vở tan tan vở đã đi cạnh đời anh rồi gì nữa không nhớ nhưng trong đó cũng câu Mã Lý Nga buổi ban đầu.
    Không biết NP gọi Dì phạn hay là Dì phảnh là một có đúng không chứ trong tuồng đó ghi là Dì phạn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (30-06-2015), romeo (30-06-2015)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hai chữ Phạn và Phảnh là một.
    Phạn phát âm theo âm Hán Việt, Phảnh phát âm theo âm Quảng Đông.
    Đầu tiên, lúc mới đưa bản này vào cải lương tuồng Tàu, các soạn giả lấy tên là Dì Phảnh.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (30-06-2015), romeo (30-06-2015)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Uh. Đúng rồi.
    Hic... nhưng hong có hướng dẫn viên thì biết đâu mà đi... hic...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (30-06-2015)

Trang 22/97 ĐầuĐầu ... 12 18 19 20 21 22 23 24 25 26 32 72 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL