Trang 22/74 ĐầuĐầu ... 12 18 19 20 21 22 23 24 25 26 32 72 ... CuốiCuối
  1. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Thầy Hai Lúa - Linh hồn của trang Cailuongso.com

    Thầy Hai ơi, tiếp theo bài mở màn cho chú 10, thì em viết lời mở đầu đế "khánh thành" cho bài viết về Thầy Hai.

    Em và các anh chị em của CLB cũng nhờ có công ơn của Thầy đã bỏ ra cả mấy ngày trời, cả thức đêm thức hôm mà có được những đoạn Audio, Video của các kì offline được post lên trang Web để xem, để rút kinh nghiệm và để làm kỷ niệm. Không biết phải nói sao để cảm ơn Thầy Hai nữa !



    Những gì em biết về thầy Hai cho đến ngày hôm nay:

    Nghệ danh: Hai Lúa
    - rất mộc mạc, giản dị, thân quen, gần gũi và nghe qua là biết dân yêu cải lương. Riêng em, thì nghe tên Thầy em còn hình dung đến mấy đoạn quảng cáo trên ti-vi về thuốc trừ sâu, máy cày, và Cám Con Cò

    Nghề nghiệp: thầy giáo dạy Văn cấp 3 trường PTTH Thủ Thiêm

    Bởi vậy, nhìn Thầy là thấy ngay cái chất Sư phạm Văn rồi, cũng gầy gầy, xương xương, gương mặt hiền từ, dễ thương, nghiêm nghiêm mà tếu tếu
    Hoàn cảnh gia đình: Độc thân
    Không biết Thầy Hai đã từng thất tình với cô gái tóc dài, da trắng, sóng mũi dọc dừa, áo bà ba nào không mà dù rất đẹp trai (bây giờ thì cũng già rồi nhưng những nét thư sinh bạch diện thời son trẻ vẫn còn phảng phất trên gương mặt và nụ cười của Thầy) nhưng bây giờ Thầy vẫn sớm hôm đi về 1 mình và dành hết thời gian, tâm huyết của mình cho trang web cailuongso.com của CLB Anh em sau những giờ miệt mài trên bục giảng. Mong là Thầy sớm gặp một tâm hồn đồng điệu để cùng chung tay gánh vác việc nhà, việc nước

    Em nghe Thầy ca rồi! Tuy là còn hơi khàn khàn nhưng giọng Thầy nghe giống giống giọng NS Hữu Phước, giọng ca mà em rất thích.

    Thầy thu xếp thời gian, có đôi lời tự bạch để anh chị em CLB không nóng lòng trông đợi nha Thầy!

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:

    PhanThanhPhong (03-06-2013)

  3. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    "Thẻo" vừa là động từ, vừa là tính từ, có khi là danh từ, nghĩa chung là "tí tẹo" đó mà. Giải thích bằng hành động dễ hơn!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


  5. Hồng Phượng
    Avatar của Hồng Phượng
    Cám ơn Thầy giáo dạy văn
    Nhờ Thầy giải nghĩa cho ANh_EM tường
    Dân miền Tây thiệt dễ "xương"
    Ý thì mộc mạc văn chương thiệt thà
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. Hồng Phượng
    Avatar của Hồng Phượng
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. Winnie the Pooh
    Avatar của Winnie the Pooh
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    Cảm ơn Winnie the Pooh đã Thank You giùm Hai !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. minhle
    Avatar của minhle
    Nguyên văn bởi Hai Lua
    Ý tưởng này của Minh Lê quá hay! Vậy cứ tùy nghi sử dụng đi! Còn nhớ, bài "Dáng đứng Bến Tre", nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí viết đâu có phần ngâm thơ đầu tiên. Sau này có 2 câu thơ thêm vào, làm bài hát càng thêm bay bổng:
    Tóc dài ai xõa ngang vai
    Phải người con gái Mỏ Cày, Bến Tre...

    Ca sĩ Trường Vũ cũng hay ngâm thơ trước khi ca. Vậy ca sĩ Minh Lê có thể đặt hàng để thi sĩ chúng ta sáng tác, nâng tiếng hát Minh Lê lên chín tầng thang máy nghen!
    Thầy Hai ơi! Chưa hát mà đã lên 9 tầng mây rồi nè!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to minhle For This Useful Post:


  11. 10Cuong
    Avatar của 10Cuong
    hôm nay chủ nhật đại ca đi show đám tân gia ở mỹ hạnh đức hòa long an , nhị đệ tam đệ muội muội ở lại quê nhà ăn bún mắm vui nhé ,
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to 10Cuong For This Useful Post:


  13. vansach75
    Avatar của vansach75
    Ghé thăm nhà anh, chủ nhật vui vẽ anh ơi !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    Cảm ơn Văn Sách đã ghé thăm! Hẹn ngày tái ngộ!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. Hai Lua
    Avatar của Hai Lua
    CÂY DỪA BẾN TRE NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ
    Người viết: Hoàng An

    “Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi” (1)

    ….

    “Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ

    Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ

    Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió

    Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”

    Nội nói: “Lúc nội còn con gái

    Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân

    Đất này xưa đầm lầy chua mặn

    Đời đói nghèo cay đắng quanh năm”. (2)


    Cây dừa di thực đến Việt Nam từ thế kỷ XIX, được trồng phổ biến vào đầu thế kỷ XX chủ yếu ở các tỉnh Trung bộ và Nam bộ đặc biệt là Bến Tre, do sự du nhập giống dừa từ các thương thuyền của những doanh nhân từ Malaysia, Philippines ra vào các cảng biển Việt Nam thời đó.

    Khi nói đến dừa thì ai ai cũng nghĩ đó là “xứ dừa Bến Tre” – cái nôi của phong trào Đồng Khởi. Dừa Bến Tre có mặt ở mọi nơi, mọi thời gian dù cả trong chiến tranh máu lửa và sẽ tồn tại, phát triển mãi mãi cùng với đất và người trên ba dãy cù lao ở hạ nguồn sông Cửu Long cũng như đã từng tồn tại qua nhiều thăng trầm theo dòng lịch sử dân tộc.


    Làng Dừa Bến Tre. (Ảnh P.L.H.H)

    Dừa hồn nhiên đi vào văn, thơ, nhạc, họa và cả trong điêu khắc. Dừa là “hấp lực” mời gọi du khách trong và ngoài nước đặt chân đến Bến Tre. Dừa đồng hành với người Bến Tre không chỉ trong chiến đấu, mà còn góp phần đắc lực trong hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại quê hương. Dù “ba chìm bảy nổi” do lắm thứ, nhưng dừa vẫn đi theo con người như hình với bóng, từ cái ăn đến nếp ở, từ mở mắt chào đời đến răng long đầu bạc. Dừa góp sức tạo nên “Dáng đứng Bến Tre” và mãi mãi tươi xanh trên đường phát triển.

    Cây dừa ngày ấy trong chiến tranh

    Không biết tự bao giờ mà người đời có câu ca dao: “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre”. Có lẽ dừa đã tạo nên con người sống trên đất cù lao này vừa dịu dàng, thướt tha như “tóc dài bay trong gió”, vừa mạnh mẽ “như nước lũ tràn về”. Trong chiến tranh, nếu ở Việt Bắc có câu thơ của Tố Hữu: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” thì ở Bến Tre rõ ràng “Dừa che bộ đội, dừa vây quân thù”! Quân giải phóng hành quân trong rừng dừa bạt ngàn khắp ba dãy cù lao, đâu đâu cũng có dừa che mắt giặc và vây quân thù trong thế trận “thiên la địa võng”. Dừa đồng hành với người dân Bến Tre tiến công quân thù: Dừa biết lợi dụng sức chảy của dòng sông mà hàng chục, hàng trăm thân dừa kết lại thành “bè thần” đánh sập cầu Bình Chánh (Giồng Trôm), cầu Hòa Lộc (Mỏ Cày) cắt đứt huyết mạch giao thông của địch ở cù lao Bảo và cù lao Minh. Ngọn dừa là trạm canh gác giặc, là điểm cao quan sát lợi hại cho bộ đội bày binh bố trận phục kích quân thù, là nơi “chém dè” lúc túng đường khi giặc ruồng bố, là điểm dừng chân nghỉ ngơi của du kích, tổ biệt động khi áp sát cảnh giới, quan sát địch, chờ thời cơ xuất quỷ nhập thần công kích đối phương, là trạm “thông tin” vẽ cờ Mặt trận giải phóng, dán áp phích, kẽ khẩu hiệu trên thân dừa để tuyên truyền cổ động. Dừa còn là cột cờ của cách mạng, xác định ranh giới chủ quyền vùng giải phóng sau hiệp định Paris . Cờ xanh đỏ sao vàng tung bay kết hợp với bẫy lựu đạn ở ngọn dừa làm rơi rụng mấy chiếc trực thăng Mỹ đi tháo gỡ cờ. Thi sĩ Lê Anh Xuân còn tự hào ghi công cho dừa:

    “Dừa bị thương dừa không cúi xuống.

    Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời

    Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng

    Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài”. (3)

    Thật vậy, thân dừa ngã xuống tác dụng nhiều thứ trong thế trận chiến tranh nhân dân. Du kích nhiều nơi lấy thân dừa dựng pháo đài, bắn tỉa ngày đêm khiến địch mất ăn mất ngủ, bỏ đồn chạy lấy người. Thân dừa vạt nhọn cắm sâu xuống dòng sông, ngăn chặn tàu chiến của địch luồn lách vào sông rạch. Thân dừa còn dùng làm nóc hầm tránh bom pháo giặc cho mọi nhà trong vùng giải phóng. Những hầm lớn của căn cứ Khu ủy Sài Gòn-Gia Định ở Tân Phú Tây (Mỏ Cày) được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia cũng làm bằng thân dừa… Cây cầu dừa còn là cạm bẫy nguy hiểm đối với quân thù. Du kích bí mật cưa hờ 2/3 giữa thân cầu. Giặc ruồng bố qua cầu rơi xuống bãi chông ngầm có sẵn dưới lòng mương. Giặc run sợ không lối thoát bởi đâu đâu cũng có cầu dừa. Mõ dừa cùng với mõ tre, mõ mù u và các dụng cụ phát ra âm thanh uy hiếp tinh thần giặc mỗi khi ta vây hãm đồn bót.

    Tàu lá dừa cũng gắn bó với đoàn quân cách mạng. Lê Anh Xuân ca ngợi:

    “Lá dừa xanh long lanh ánh nắng

    Theo đoàn quân thành lá ngụy trang

    Nếu rụng xuống dừa ơi không uổng

    Dừa lại cháy lên ánh đuốc soi đường”. (4)

    Bộ đội di chuyển dưới rừng dừa luôn có trên lưng một chót lá dừa ngụy trang, dưới chân là những thân dừa làm cầu nâng bước hành quân và thanh niên xung phong tiếp lương tải đạn. Ánh đuốc lá dừa đỏ đồng, đỏ xóm, đỏ đường đi trong đêm Đồng Khởi. Tàu dừa rọc lá làm chông sào ở khắp cánh đồng cũng ngăn được trực thăng đổ quân. Bập dừa làm súng giả tập trận, nghi trang uy hiếp tinh thần giặc. Ong vò vẽ nuôi trong rừng dừa kết hợp với chông mìn cạm bẫy hình thành dàn “mang-ênh” tiến công địch. Người du kích Nguyễn Văn Tư được phong anh hùng từ sáng kiến đánh giặc bằng ong vò vẽ. Đặc biệt, dừa xiêm được chọn kỹ, hái trái cẩn thận, lấy nước dừa để truyền dịch hoặc thay thế nước cất trộn lẫn với kháng sinh mà cứu sống nhiều thương binh trong điều kiện thiếu thốn thuốc men.

    Rừng dừa Bến Tre đã góp phần cùng quân dân lập nên những chiến công trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Dừa rất xứng đáng được ghi công.

    Cây dừa góp sức xây dựng quê hương

    Trong chiến tranh, vườn dừa bị tàn phá do chính sách diệt sinh, diệt chủng của không quân Mỹ bằng chiến dịch Ranch Hand (chiến dịch phun hóa chất khai quang xuống miền Nam Việt ). Bến Tre đứng hàng thứ tư trong hai mươi hai tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của chất độc hóa học.

    Sau giải phóng, vườn dừa được khôi phục và tiếp tục hành trình phát triển mạnh mẽ, đưa Bến Tre lên vị trí hàng đầu về diện tích dừa trong cả nước. Loại cây di thực này đã tìm được mảnh đất phát triển lý tưởng trên ba dãy cù lao. Cây dừa trở thành biểu tượng thân thương, tự hào của đất và người Bến Tre. Dẫu rằng, cây dừa chưa được vinh danh là loại cây công nghiệp quốc gia, song vẫn nuôi sống hàng vạn con người Bến Tre và duy trì dài lâu ngành công nghiệp chế biến với những sản phẩm giá trị cao, thị trường xuất khẩu ổn định như cơm dừa nạo sấy, than thiêu kết, chỉ sơ dừa… và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu dừa.

    Dừa có nhiều giá trị sử dụng: Vật liệu cho con người làm nhà che nắng che mưa, là cái nôi cho trẻ thơ, cái giường cho tuổi già yên giấc ngủ. Trong lúc khốn khó, không chỉ có “cầu tre lắc lẻo”, mà “cây cầu dừa” còn bắt nối se duyên trai gái và vững chảy nối tình làng, nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Người Bến Tre đã sớm biết kết hợp chất béo của dừa, vị ngọt đậm đà của mía, độ mặn nồng của biển, hòa quyện với hương thơm đồng nội để tạo nên hương vị quê hương. Tép rang dừa, cá bóng kho dừa, mắm chưng với nước cốt dừa, bí đỏ hầm dừa… là những món ăn thường nhật khó quên. Lươn um dừa, ếch – nhái xào dừa, thịt trâu xào lá lốt, thịt bò xào lá cách với nước cốt dừa mà ăn cơm thì ngon tuyệt. Còn mấy ông bạn nhậu dùng làm đồ nhấm để “lai rai” với rượu đế thì giống như “rượu ngon lại có bạn hiền”. Trong những ngày vui tết đón xuân, nhà nào cũng có nồi “thịt heo kho tàu” với dăm bảy trứng vịt và tôm lóng, nhưng kho với nước dừa thì càng thấm đậm tình người, tình đất. “Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” đi vào thơ ca và giữ vững thương hiệu cũng có sự góp mặt của dừa. Kẹo dừa Bến Tre với những thương hiệu nổi tiếng đã hãnh diện trong “tốp ten” hàng Việt Nam chất lượng cao bay khắp gần xa nhờ có dừa góp thêm hương vị.

    Dừa không chỉ có vậy. Dừa còn được dùng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với hơn 500 sản phẩm phục vụ du lịch. Thân và gáo dừa làm đũa, muỗng, nĩa, đĩa, bình, ly, tách, hộp đựng thuốc lá, gạt tàn thuốc, gương, lược, túi xách tay, đồi mồi, tôm, cua, ếch, nhái, bình hoa, các loại cúp bóng đá… trông thật xinh làm cho du khách mê hồn. Đồ chơi trẻ em bằng thân và gáo dừa cũng rất nhiều (như búp bê, xe lôi, xe kéo, các loại xe, …). Cọng lá dừa dùng làm lồng đèn, làm giỏ xách, lẵng hoa, mo nan dùng làm thuyền hoa. Sơ dừa làm đủ các loại thảm. Mụn dừa dùng làm nguyên liệu ép ván lót sàn, làm phân bón trồng kiểng. Thạch dừa được chế biến từ nước dừa trở thành nước giải khát thơm mát đặc trưng. Trái dừa được thổi hồn thành 12 con giáp và giò lan, tổ chim xuất khẩu. Dừa điếc cũng đến được Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với biểu tượng trái bóng bầu dục. Dừa còn được thổi hồn thành hình thù ngộ nghĩnh của ba chú khỉ che mắt, che tai, che miệng ẩn chứa một triết lý phương Đông: “Việc xấu không nhìn, lời xấu không nghe, nói có hại cho người không nói”. Đặc biệt hộp danh thiếp có mô hình cái mõ Đồng Khởi là biểu tượng đầy ý nghĩa cho quê hương đất thép Bến Tre.



    Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa phục vụ du khách. (Ảnh P.L.H.H).




    Trời đất ban tặng Bến Tre bốn dòng sông ôm ấp, bao bọc, vun đắp phù sa cho xứ dừa mãi mãi tốt tươi. Rặng dừa cao vút, rễ bám sâu vào đất mẹ để dẻo dai trước bão giông, quật cường cùng con người trong đấu tranh và xây dựng.

    Tết đến, xuân về, trăm hoa đua nở, cây cối tràn trề nhựa sống. Bầu trời trong xanh, không khí trong lành, con người hiếu khách, thân thiện. Xóm làng yên vui vang tiếng cười trẻ thơ. Cụ ông, cụ bà quây quần bên con cháu. Du xuân dưới màu xanh ngút ngàn của rừng dừa và vườn cây ăn trái sum suê thật là hạnh phúc, thêm tin yêu cuộc đời.

    (1) (2) (3) (4) : Trích trong bài thơ DỪA ƠI của nhà thơ Lê Anh Xuân.

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to Hai Lua For This Useful Post:


Trang 22/74 ĐầuĐầu ... 12 18 19 20 21 22 23 24 25 26 32 72 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL