Trang 24/97 ĐầuĐầu ... 14 20 21 22 23 24 25 26 27 28 34 74 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Cầm Ca Tân Điệu của tác giả Trần Phong Sắc người tỉnh Tân An viết vào thời nền ca nhạc tài tử còn phôi thai, gồm đủ loại bài bản (vào thời đó), cũng như quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Ca Nhạc Cổ Điển Bạc Liêu của tác giả Trịnh Thiên Tư viết sau này thì 4 bản oán tổ trong đàn ca tài tử có tên thống nhất là Tứ Đại, Phụng Hoàng, Giang Nam, Phụng Cầu.
    Nhưng khoảng mấy chục năm gần đây lại xuất hiện thêm tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu và Phụng Cầu Hoàng Duyên để thay thế cho tên Phụng Hoàng và Phụng Cầu.
    Khi ngành sân khấu cải lương phát triển, một vài soạn giả tiền phong muốn đưa thêm bản Phụng Hoàng (tài tử) vào cải lương (ngoài bản Tứ Đại đã vào cải lương trước đó), để thêm phần phong phú. Nhưng bản Phụng Hoàng có mấy dị bản, không biết soạn lời ca theo bản nào, ngay cả các thầy đàn cũng không thống nhất lòng bản với nhau. Vì vậy một soạn giả tiền phong soạn ra vở tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo (vào khoảng cuối thập niên 40 đầu thập niên 50 của thế kỷ trước) đã lấy bản Phụng Hoàng tài tử sửa lại một số chỗ dị biệt và sửa những câu dứt 7 nhịp thành 8 nhịp cho đào kép dễ ca. Soạn giả này chỉ lấy 12 câu đầu của bản Phụng Hoàng tài tử mà thôi.
    Tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo xuất hiện bản Phụng Hoàng 12 câu (đàn theo cải lương) gây sự chú ý cho giới thưởng ngoạn.
    Mãi đến giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, soạn giả Hà Triều Hoa Phượng "vực dậy" bản Phụng Hoàng 12 câu nói trên đưa vào vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn, đã lấy nước mắt của không biết bao nhiêu lượt khán thính giả. Từ đó các soạn giả khác "phát huy" và Phụng Hoàng cải lương 12 câu đã đứng vững và tồn tại song song với Phụng Hoàng tài tử mà cũng là con đẻ của Phụng Hoàng tài tử.
    Nếu so sánh đối chiếu thì Phụng Hoàng cải lương và Phụng Hoàng tài tử (12 câu đầu) có cấu trúc lòng bản giống nhau, cải lương chỉ sửa lại những phần như đã nói trên đúng theo nghĩa "cải" là sửa "lương" là tốt", tức là sửa lại cho tốt hơn về nhịp nhàng, thang âm lòng bản.
    Thoạt kỳ thuỷ, bản Phụng Hoàng cải lương vô LIU như Phụng Hoàng tài tử, nhưng khi đào ca thì thường hay vô XÊ để không bị chìm hơi. Giống như bản vọng cổ có một thời thường vô XÊ (thay vì vô LÌU như hiện nay).
    Từ nay nhạc giới dùng tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu để chỉ bản Phụng Hoàng tài tử đã có từ khi thầy, tổ lưu truyền.
    Bản Phụng Hoàng Lai Nghi (và các bản oán tổ), giới tài tử thường đàn kìm với dây Tố Lan vì dây này nghe mùi mẫn, ai oán, thảm não...
    Dây Tố Lan ăn với dây Hò Nhì, cho nên khi hoà tấu, các nhạc cụ khác cũng phải đàn ở cung/bậc Hò nhì.
    Cách lên dây Tố Lan đàn kìm (để đàn bản oán) như sau:

    Dây lớn (tức là dây tồn):

    Buông dây là chữ HÒ
    Phím 1 là chữ XỪ
    Phím 2 là chữ XÀNG
    Phím 3 là chữ XỀ
    Phím 4 là chữ CỒNG
    Phím 5 là chữ LIU
    Phím 6 là chữ U
    Phím 7 là chữ XÁN
    Phím 8 là chữ XẾ

    Dây nhỏ (tức là dây tàn):

    Buông dây là chữ PHAN (OAN)
    Phím 1 là chữ LIU
    Phím 2 là chữ XỰ (già)
    Phím 3 là chữ XÁN
    Phím 4 là chữ XẾ
    Phím 5 là chữ PHAN (OAN) <-- âm vực cao
    Phím 6 là chữ LÍU (LIU đài)
    Phím 7 là chữ XỨ (già) <-- âm vực cao
    Phím 8 là chữ XÁN <-- âm vực cao

    Chơi tài tử mà không biết dây Tố Lan thì thật là một sự thiếu sót quan trọng, vì dây này dùng để đàn các bản oán, vừa hay vừa đúng điệu "dân chơi".

    (còn tiếp Phụng Hoàng Lai Nghi)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (08-06-2015), Candyman (07-11-2022), DOHOANG (29-06-2015), Giang Tiên (06-06-2015), Koala (06-06-2015), Lục Tỉnh (13-06-2015), MEM (07-06-2015), romeo (08-06-2015), SauLucBinh (06-08-2015), thaydat (06-06-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Không biết NP gọi Dì phạn hay là Dì phảnh là một có đúng không chứ trong tuồng đó ghi là Dì phạn.
    Dạ thưa chú thaydat,
    Như hôm trước NP đã nói Dì Phạn hay Dì Phảnh chỉ là một bản mà thôi. Sở dĩ có hai tên gọi là do phiên âm từ tiếng Quảng Đông mà ra. Vì bản này có xuất xứ từ các gánh Hát Quảng và các gánh Hát Tiều bên Tàu. Chữ Phạn là phiên âm theo âm Hán Việt, chữ Phảnh là phiên âm theo âm Quảng Đông.
    Lúc Hát Bội không còn thịnh hành nữa, thì các soạn giả Hát Bội chuyển qua soạn tuồng Tàu và lấy một số bản nhạc của các gánh Hát Tiều, các gánh Hát Quảng để nguyên xi đưa vào các vở cải lương tuồng Tàu, như Xái Phỉ, Dì Phảnh, Xang Xừ Líu, Trạng Nguyên Hành Lộ, Nhị Thủy (Dì Khí Tiếu), Ú Liu Ú Xán v.v…
    Đầu tiên các soạn giả tiền bối để nguyên xi tên bản này theo cách gọi của các gánh Hát Quảng là Dì Phảnh (đúng như phát âm của họ). Chữ này viết chữ Hán đọc âm Việt là Phạn (âm Hán Việt), nhưng người Quảng Đông đọc là Phảnh. Chữ Dì Phạn nếu đọc đúng thì phải là chữ Nhị Phạn (như bản Nhị Thủy trên). Chữ Nhị người Quảng đọc là Dì. Ví dụ chữ Hán đếm số theo âm Hán Việt là Nhất Nhị Tam Tứ… thì người Quảng Đông đọc là Dách Dì Xám Xây… Chữ Phạn người Quảng Đông đọc là Phảnh. Do đó nếu là Phạn thì phải là Nhị Phạn mới đúng theo nguyên ngữ, còn đọc theo Quảng Đông thì phải đọc là Dì Phảnh. Hơn nữa đây là bản nhạc của các gánh Hát Quảng, cho nên tên đúng phải là Dì Phảnh. Ngày xưa các tuồng cải lương tuồng Tàu đều viết là Dì Phảnh, không có vụ ba rọi nửa Quảng (Dì) nửa Hán-Việt (Phạn). Như trên đã nói, nếu Hán-Việt hoàn toàn thì phải là Nhị Phạn, nếu Quảng Đông hoàn toàn thì phải là Dì Phảnh.
    Bởi vậy học cổ nhạc phải tìm hiểu cái gốc, tức là nhạc sử vậy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (02-07-2015), romeo (01-07-2015), thaydat (01-07-2015)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP ơi cứ về quê chơi đi. ACE nhà CLS của mình nhiều lắm, chắc chắn mọi người sẽ giúp NP nhiệt tình thôi. Đã có thêm Người Đẹp nhà mình nữa làm nghề hướng dẫn du lịch, theo tôi , cô ấy sẽ giúp NP khi NP có nhu cầu giúp đỡ thôi. Riêng về phần mình khi NP về Long Xuyên mình sẽ đưa NP thăm Bảy Núi, rừng tràm Trà Sư...không bị ai gạt đâu...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (01-07-2015), romeo (01-07-2015)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hic... về Long Xuyên, có chú thaydat take care, thì đâu có sợ bị gạt...
    Chú ơi, NP nghe nói trên đỉnh núi Két hay núi gì đó, có in dấu bàn chân người thật to, bước từ đỉnh núi này qua đỉnh núi kia, có thật không vậy chú?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (01-07-2015)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Uh. có nhưng đó là truyền thuyết mà.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (01-07-2015), romeo (01-07-2015)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Chú thaydat ơi,
    Người ta đồn trong hang Truất Chụp, lâu lâu có tiếng nhạc ngựa, giống như đoàn quân hồi thời xưa đang di chuyển, Không biết có thật không héng chú?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (01-07-2015)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Hang Tức Dup chứ không phải Truất Chụp. Thường người ta hay thần thánh hóa ở những di tích tâm linh. Thời đại này NP nghe những chuyện đó cho vui thôi. Ông bạn xin bản đàn PHLN rành khu vực Bảy Núi( Núi Cấm) lắm. Khi về Long Xuyên mình rũ ông ấy đi làm hướng dẫn cho NP đi Núi Cấm vào các hang chơi. Ở khu này có bánh xèo ăn rau núi (rau sạch) đã lắm. Ông ấy sẽ nói cho NP nghe thật hư chuyện đi vào hang mà không vái khấn thần linh sẽ bị hang núi ép mắc kẹt lại. Thú vị lắm.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (01-07-2015), romeo (01-07-2015)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hic... mấy người Campuchia ở đây họ nói là Truất Chụp.
    Vậy chắc cũng do phiên âm từ tiếng Khmer mà ra.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (01-07-2015)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình cũng không rành lắm mấy cái vụ phiên âm nầy .Nhưng Người Khmer họ không phát âm Tr như người Việt(Kinh) đâu. Họ hay nói giọng ở cổ họng nhiều nên theo mình Tức Dụp và hiện nay địa danh này Tiếng Việt là Tức Dup.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (01-07-2015)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Hi hi... vậy chắc NP gặp người Camphuchia nói tiếng Việt bị ngọng (hoặc đớt), nên nghe là Truất Chụp.
    Cũng giống như có một ít ngưới VN phát âm tiếng nước ngoài bị sai...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (02-07-2015)

  21. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP nói gặp người Campuchia ấy ở Việt Nam(Bảy Núi) hay người Campuchia ở Phnom Penh? Dân Khmer ở Bảy Núi nói có nhiều tiếng khác dân Khmer PhnomPenh nữa.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (02-07-2015), romeo (02-07-2015)

Trang 24/97 ĐầuĐầu ... 14 20 21 22 23 24 25 26 27 28 34 74 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL