Nguyên văn bởi thaydat
Theo như LTV, NP và nghe audio thì các chữ đàn của 2 nhịp đầu câu một phản xuân (hơi của nó đàn nghe như lúc đàn nam xuân)? từ nhịp thứ 3 trở đi lúc đàn ngoài kéo dài trường canh thì đàn hơi của nó giống như hơi đàn nam ai?
Thông thường là như vậy.
Nhưng cũng có người khi Xuân qua Ai thì đã trở hơi và mở lơi từ sau nhịp đầu tiên của câu Nam Ai rồi.
(Khi đàn liên nhau, câu đầu của Nam Ai vì trở hơi buồn nên người ta gọi là "phản xuân" như đã giải thích trên).
Cũng có người gọi 4 câu đầu của Nam Ai là "Nam Ai 4 câu phản", hoặc "4 câu phản Xuân".
Nói chung ngày xưa dân chơi tài tử hầu hết thuộc giới bình dân nên nghĩ sao, hình dung sao thì gọi vậy. Mỗi địa phương gọi khác nhau một chút, lâu dần thành thói quen, và nói sao thì ai (nhạc giới) cũng hiểu.
Một hoặc hai nhịp đầu tiên chỗ bắt qua bản khác hơi chỉ là nhịp cầu nối liền hai bờ (sông) khác nhau.
Cũng có thể gọi chỗ trở hơi đó là "câu gối" cũng được.