Nguyên văn bởi thaydat
NP tư vấn Ông cậu NP và ông Ba, Ông Mười xem tại sao ở nhịp đầu câu 2 có người đàn hò có người đàn xang để các Ông chia sẻ xem! đồng thời khi đàn nên đàn hò ay xàng?
Thật ra cả ngàn người (đờn ca tài tử) mới có một người đờn chữ HÒ tại nhịp đầu câu 2.
Hồi lúc mới có cải lương hát trên sân khấu, có một số đào kép yếu nhịp, chỗ đó đờn chẻ họ nhịp thep "bị hụt hẫng" nên ca rớt. Do đó nhạc sĩ (cải lương) sửa lại nhịp nội cho họ dễ ca. Rồi về XÀNG chùng giọng xuống thấp quá họ ca cũng không "ngọt" nên nhạc sĩ cũng sửa lại thành HÒ cho họ dễ đưa hơi. Vì họ chỉ biết ca vọng cổ, trước khi về XANG phải ghé HÒ trước, giống như dứt câu 2 vọng cổ. Và các khuông đờn vọng cổ nhịp 32 thúc, trước khi về XANG đều ghé HÒ. Dân cải lương (người đờn và người ca) chỉ quen với cách ấy, lâu dần tạo thành "tiền lệ" trong cổ nhạc. Do đó khi nghe ai đờn mấy bản mùi mà trước khi về XANG mà ghé HÒ là biết đó là dân cải lương (như Văn Lắm trong clip Nam Ai trên).
Bậc thức giả chỉ cần nghe chữ đờn, nghe cách phân nhịp trong bản đờn là đánh giá được xuất thân và trình độ của người đờn. Giống như trong truyện võ hiệp Kim Dung, thấy múa kiếm là biết võ sĩ đó thuộc môn phái nào, tà hay chánh... (nói theo đờn là học lóm học mò hay học thầy).
Có những người không học thầy (vì không có điều kiện) nhưng nhờ chịu khó nghiên cứu tìm hiểu nên cũng thành công, danh môn chính phái.