Nguyên văn bởi
Giang Tiên
Nếu
dây kép (hò nhì) được gọi quen miệng thành "
dây xề" là sai. Vậy thực tế, "
dây xề" là từ ở đâu ra
nguyenphuc?
Nếu đã gọi chắc cũng phải có chút căn cứ hoặc sự nhất quán gọi tắt nào đó để mọi người dễ hiểu chăng?
Những bài bản cải lương có thời gian biến đổi tiến bộ cho phù hợp hơn hay hơn, thì biết đâu cách gọi cũng một phần do lâu ngày sinh ra mà. Vốn dĩ đâu có dây nào khác gọi là "dây xề" thì không có sự nhầm lẫn giữa hai dây đàn, sao có thể cho là sai?
Cái mà người ta gọi là "dây xề" đó là dây kép cao (cung hò nhì).
Cây đờn guitar (phím lõm) khi đờn bản vọng cổ dây hò nhì (gọi sai là dây xề), thì chữ HÒ (chữ vô vọng cổ và dứt câu 3 câu 4) là buông dây số 2 hoặc bấm nấc (ngạch phím) thứ 7 dây số 3, đó là chữ HÒ của dây hò nhì.
Nhưng dây số 2 và nấc thứ 7 dây số 3 cây đờn guitar ở cung hò tư (dây đào) thì nó là chữ XỀ (dứt câu 5 và song lang 24 câu 6). Vì chỗ đó mà người không thông nhạc lý gọi là dây xề.
Theo nhạc lý, khi "đổi tông" tức là đổi cách gọi lên dây thì toàn bộ hệ thống chữ đờn đều biến đổi theo cách lên dây đó (gọi là âm giai). Vậy thì khi chọn dây số 2 (guitar) để làm cung HÒ cho dây kép hò nhì rồi thì nó đâu còn tên là xề nữa mà lại gọi dây xề???
Dây số 2 cây đờn guitar:
- Ở hò nhứt nó tên là chữ XỰ
- Ở hò nhì nó tên là HÒ
- Ở hò ba nó tên là CỒNG
- Ở hò tư nó tên là XỀ
- Ở hò năm nó tên là XÀNG
Người không thông nhạc lý nên không hiểu gì cả, đem râu ông này cắm cằm bà kia. Bởi vậy cổ nhân nói: "Ngọc bát trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý".
Chúng ta hầu hết trình độ đại học nên đều hiểu rằng chữ SĨ nghĩa là người có học. Từ nghĩa đó suy ra NHẠC SĨ không thể dốt nát được. Không nên lạm xưng, mạo xưng vì chữ SĨ (dấu ngã) khác nghĩa với chữ SỈ (dấu hỏi).