Trang 4/19 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 14 ... CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Soạn giả, NSND Viễn Châu, người được xem là "vua vọng cổ" đã qua đời vì tuổi già, sức yếu, lúc 13 giờ 15 phút ngày 1-2, hưởng thọ 92 tuổi.

    Nhạc sĩ Trương Minh Châu - Con trai Soạn giả, NSND Viễn Châu, cho biết cha mình qua đời tại nhà riêng sau thời gian điều dưỡng tại nhà. NSND Kim Cương thông báo sẽ đứng ra lo tất cả thủ tục tang lễ.Linh cữu của ông hiện được quàn tại Nhà tang lễ TP HCM.

    Soạn giả, NSND Viễn Châu tên thật Huỳnh Trí Bá, sinh năm 1924, là danh cầm đàn tranh và là soạn giả cải lương nổi tiếng tại Việt Nam. Ông được cho là người đã khai sinh ra thể loại tân cổ giao duyên và vọng cổ hài, có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời.

    Soạn giả, NSND Viễn Châu qua đời



    Sinh ra và lớn lên tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, ông xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả, là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, khi còn học ở trường, ông đã mê đàn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Ông mày mò những ngón đàn học lóm qua đĩa hát nhựa cũng như các nhóm đàn ca tài tử ở làng quê. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, violon, guitar và được nhiều người khen ngợi.Năm 1942, ông tham gia Ban cổ nhạc Ðài Phát thanh Pháp Á Sài Gòn. Tuy nhiên, dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của Soạn giả, NSND Viễn Châu là truyện ngắn đầu tay "Chàng trẻ tuổi" được đăng trên báo Dân Mới và bài thơ "Thời mộng" được đăng trên báo Tổng xã mới trong năm đó.


    Ông để lại sự tiếc thương cho người thân, đồng nghiệp, học trò, người hâm mộ


    Cuối năm 1943, ông theo đoàn Tố Như lưu diễn. Hai tháng sau, ông tham gia gánh ca kịch của Năm Châu ra Hà Nội lưu diễn. Trên bước đường nghệ thuật của mình, ông có cơ hội tiếp xúc với các nghệ sĩ tài danh bấy giờ như Năm Châu, Lê Hoài Nở, Trần Hữu Trang, Duy Lâm... và học hỏi được nhiều kỹ năng về tư duy sáng tác.Kịch bản đầu tay của ông là "Nát cánh hoa rừng", sau đó có hơn 70 kịch bản nổi tiếng được lưu hành từ sàn diễn cho đến thị trường băng dĩa, trong đó có các tác phẩm để đời như: "Một ngày làm vua", "Vụ án Huỳnh Thổ Cang", "Huyện chuột nuôi đề", "Chung Vô Diệm"," Hoa Mộc Lan"...

    Gia tài ông để lại cho đời là hơn 2000 bài vọng cổ.
    Tin-ảnh: T.Hiệp
    Theo NLDO
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (02-02-2016), caophihung (01-02-2016), DOHOANG (02-02-2016), Giang Tiên (02-02-2016), huongle (01-02-2016), Koala (01-02-2016), linhhueforever (02-02-2016), Phong_Vũ (04-02-2016), romeo (02-02-2016), Thanh Hậu (04-02-2016)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Trong giới cổ nhạc cải lương, có rất nhiều nghệ sĩ ca không đúng nguyên văn lời ca mà soạn giả đã viết.
    Cũng nên thông cảm và nhìn nhận một thực tế rằng đa số nghệ sĩ cải lương không đủ trình độ học thức trên trung bình nên không thông thạo văn chương chữ nghĩa, lại không thuộc bài như cháo, nên khi ca, nhớ không chính xác, vô tình sửa văn của soạn giả, đôi khi thành tối nghĩa, thậm chí vô nghĩa. Chứ soạn giả viết là có suy nghĩ cân nhắc từng chữ từng câu sao cho ngữ nghĩa chính xác, trong sáng.
    Bên tân nhạc ít có tình trạng này hơn, nhưng bây giờ vẫn nghe tân nhạc cũng bị ca sai lời đối với nguyên tác.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (07-02-2016), romeo (11-02-2016)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Dạ thưa anh,
    Trước nhất, em xin cải chính là em không phải thầy đờn, mà chỉ là biết đờn chút đỉnh thôi.
    Sau đây em xin nói sơ qua về văn biền ngẫu (còn gọi là biền văn).
    Văn biền ngẫu là loại văn có vần trong giữa câu. Ngày xưa người có học rất ít nên phải dùng văn vần (sau này gọi là thơ) và văn biền ngẫu (văn xuôi) để cho người nghe (và người đọc) đễ thuộc, dễ nhớ (vì nhờ có vần). Lối văn này dùng trong ca nhạc rất êm tai, suông sẻ, ngọt ngào...
    Trong hàng ngũ soạn giả cải lương, hình như chỉ có soạn giả Viễn Châu là dùng văn biền ngẫu để viết lời ca cho bản vọng cổ nhịp 32. Văn biền ngẫu trong những câu có vần, số chữ cũng tương đối đều nhau, không chênh lệch quá dài hoặc quá ngắn, làm cho khó thuộc khó nhớ. Càng dùng nhiều câu văn có vần càng tốt.
    Thí dụ:
    Trời ơi bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà... (tiễn và viễn vần nhau ở vần trắc)
    Hoặc:
    Gió thổi vi vu lá bàng bay lả tả, như chào đón hỏi han người khách lạ ở ven đường... (tả và lạ vần nhau ở vần trắc)
    Hoặc:
    Rảo bước qua mấy nhịp cầu tre trở về nơi má lá, con mới hay mẹ đã qua đời...
    Hoặc:
    Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên dòng kinh Ngã Bảy, sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào...
    Hoặc:
    Ném bút nghiên xuống dòng Hương thủy là bởi từ nay trẫm đã cạn thơ sầu... vắng bóng khanh trẫm biết cùng ai ngâm khúc bạc đầu. Bằng phi ơi khanh về nơi cửu hạ, trẫm nghẹn ngào lả chả dòng châu. Tiếng tỳ bà nơi cung lạnh còn đâu, nay chỉ còn mình trẫm đứng ở Tương giang đầu, thao thức suốt canh thâu, ngẩn ngơ sầu với giọng đàn Tư Mã.
    (Tuỳ theo điệu nhạc bằng hay trắc mà chữ vần ở vần bằng hay trắc, như câu 1 vọng cổ Tự Đức Khóc Bằng Phi nêu trên).
    Trong những bài ca vọng cổ của Viễn Châu, hầu hết đều dùng văn biền ngẫu, không nhiều thì ít, nên lời ca đọc lên nghe rất êm tai mùi mẫn. Các nghệ sĩ nhờ đó mà như diều gặp gió và hầu hết các nghệ sĩ nổi tiếng đều nhờ ca bài ca vọng cổ của soạn giả Viễn Châu. Mấy soạn giả trong rừng về thành viết lời ca chỗ thì quá dài chỗ thí quá ngắn, không vần điệu gì hết, rất nhiều chỗ dùng thanh trắc nghe rất trắc trở, chỏi ta thì làm sao ca nghe mùi được. Nhưng sở dĩ người ta đi thi phải ca bài ca của những “soạn giả” đó là vì "có chất đảng", hy vọng sẽ được điểm cao.
    Nghệ thuật mà cũng lồng chính trị vào đó. Đúng là "Đảng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động xã hội, tư tưởng người dân".
    Tóm lại, suy tôn soạn giả Viễn Châu là "vua vọng cổ" rất xứng đáng và rất xứng danh. Ông làm thơ tứ tuyệt Đường luật và thơ Song thất lục bát cũng rất tài.
    Thí dụ:
    Con sông sâu bắc cầu không dễ
    Gặp mặt rồi khó thể quên nhau
    Ngó lên mây trắng trời cao
    Trăng tàn sao rụng kiếp nào mới nguôi
    (Câu Trăng tàn sao rụng mà Phượng Liên ca sai là Trăng tàn hoa rụng, vô nghĩa. Nghệ sĩ không được sửa lời ca của soạn giả, nhất là sửa thành vô nghĩa hoặc tối nghĩa).
    Ngay cả viết lời ca bài bản cũng nên phải có vần. Tuỳ theo bản mà hoặc liên vận, hoặc cách vận, hoặc liên 2, liên 4 v.v...
    Thí dụ:
    Giở trang lịch sử giữa nhà Trần
    Đời Huyền Trân, nhiều đau khổ tinh thần
    Đành lìa Khắc Chung, để thương tưởng nhớ nhung... (Nam ai)
    Hoặc:
    Đêm chia ly
    Lá đổ ngập đường anh đi
    Chờ đợi chờ ai đây
    Hoa phượng rơi trước gió tơi bời
    Bao mộng thắm tan rồi
    Mà chiều tàn còn in bóng mây
    Sương cuối thu vấn vương trong ngàn cây
    Người đi rồi còn em ở đây
    Hoa lá phai nhưng nhớ thương nào phai... (Lý con sáo)
    Vân vân... nhiều lắm.
    Câu văn có vần thì ca lên nghe mới mùi và rất êm tai. Người xưa nói thơ là nhạc, nhạc là thơ; trong thơ có nhạc trong nhạc có thơ, như vậy tự bản thân nó đã du dương trầm bổng rồi, nên khi ca lên nghe mới êm tai, ngọt ngào mùi mẫn. Chứ nếu như bài báo rồi ca ghé về chữ đờn hò, xang, cống... thì có gì hay.
    ("Soạn giả" Thành Điển viết lời ca cho bản Lý con sáo không giống ai, có chỗ không sát chữ đờn, người ca phải bẻ giọng).
    Soạn giả Viễn Châu nắm được cái mấu chốt đó nên ông viết bài ca Vọng cổ rất êm tai mùi mẫn, đưa không biết bao nhiêu nghệ sĩ lên đài danh vọng.
    Các nghệ sĩ vàng trước 1975 nhớ ơn soạn giả Viễn Châu chính vì ở chỗ đó.
    (NP mà vạch cái lưng của các nhạc sĩ, soạn giả, nghệ sĩ ra sẽ lòi ra rất nhiều vết thẹo. Nhưng thôi, nói nhiều vạ miệng!).
    Các "soạn giả" trong rừng ra, trình độ học bổ túc văn hoá một tháng lên hai ba lớp thì làm gì có học môn cổ văn mà viết được biền văn. Không tin kêu mấy ổng làm được bài Phú Đường luật thì ngồi trên đầu NP mà đọc.
    Ta nói sao mà cái gì cũng tinh thông vậy ta?! hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:

    romeo (11-02-2016)

  7. MEM
    Avatar của MEM
    Nguyên văn bởi nguyenphuc

    TỰ ĐỨC KHÓC BẰNG PHI
    Vọng Cổ 6 câu (Pre 75)
    Thanh Sơn ca
    Cổ nhạc: Văn Vĩ (guitar), Năm Cơ (sến)
    -----o0o-----
    Nghe tiếng đàn này thì phải trước hoặc ngay năm 1960
    (Trong audio nầy, Thanh Sơn ca cũng có sửa lời mấy chỗ, không đúng với nguyên tác)

    Đó giờ chưa có bản này nè! Cám ơn Nguyenphuc!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (08-02-2016), nguyenhoangtuan (07-02-2016), romeo (11-02-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Sau 75 soạn giả Viễn Châu viết lại bài Tự Đức Khóc Bằng Phi,
    và đổi tựa là:
    KHÓC BẰNG PHI
    Vọng Cổ
    Soạn giả: Viễn Châu
    Trình bày: Phượng Liên
    Cổ nhạc: Ba Tu (kìm), Văn Giỏi (guitar)

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (08-02-2016), MEM (07-02-2016), nguyenhoangtuan (07-02-2016), romeo (11-02-2016)

  11. MEM
    Avatar của MEM
    Sao bài này mà nữ lại ca ta?
    Viễn Châu cũng có bài Tâm sự Bàng Phi hồi đó Thanh Hương ca cũng hay mà!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (08-02-2016), romeo (11-02-2016)

  13. nguyenhoangtuan
    Avatar của nguyenhoangtuan
    choy ah.Bàng Phi là ở bên Tung Của.
    còn Bằng Phi là vợ Tự Đức.Việt Lam chánh tông đó a.
    2 bà này ko bik mặt nhao mà cũng ở xa nhao lắm,ko có liên quan j het!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenhoangtuan For This Useful Post:

    caophihung (08-02-2016), MEM (07-02-2016), romeo (11-02-2016)

  15. MEM
    Avatar của MEM
    Hic già cả lẫn lộn dấu "á" thui mà! hic
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (08-02-2016), nguyenhoangtuan (07-02-2016), romeo (11-02-2016)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    KHÓC BẰNG PHI
    Soạn giả: Viễn Châu

    THƠ (thay nói lối)
    Ta biết tìm đâu, biết gởi đâu?
    Lời thơ thiên cổ biệt ly sầu
    Nàng về chốn ấy xa thăm thẳm
    Ta ở nơi nầy hận bể dâu

    VỌNG CỔ

    1. Bằng Phi! Bằng Phi ơi trăng vỡ mây tan hoa tàn nguyệt khuyết, nàng ra đi biền biệt mấy phương trời
    Một phút từ ly là vĩnh biệt muôn đời. Nơi cung lạnh từ đây vắng bóng nhớ nhung nàng thống thiết lệ đầy vơi. Một mối tình nặng lắm nàng ơi. Từ đây biết tìm đâu cho thấy một nụ cười. Ta lặng nhìn tan tác lá thu rơi, mà ngỡ hồn ai đang lạc loài trước gió.

    2. Thôi từ đây hết nợ hết duyên, hết ân hết ái một mình ta hiu quạnh chốn cung hoàng
    Hương lửa ba sinh như bếp lạnh tro tàn. Trả son phấn giả từ bệ khuyết một kiếp xuân thì trắng nợ hồng nhan. Mấy dòng thơ viết bằng chữ ly tan, duyên vàng đá cùng nàng sao ngắn ngủi. Ôi đập cổ kính ra tìm lấy bóng, xếp tàn y lại để dành hơi.

    THƠ (thay nói lối)
    Bằng Phi ơi, Bằng Phi ơi!
    Nửa bản tình ca lỡ nhịp rồi
    Giấc bướm chia tay người mỗi nẻo
    Đêm trường thánh thót giọt châu rơi.

    VỌNG CỔ

    4. Hương khói âm u giữa đêm trường nơi cung lạnh, nhớ người xưa qua những áng thơ sầu
    Mấy mảnh hoa tìm khóc hận mối duyên đầu. Lời ly biệt qua bút se ngọn thỏ thơ viết đôi dòng ta biết gởi về đâu.
    Xạc xào trận gió rung cây
    Một con chim nhỏ lạc bầy kêu sương
    Ngàn năm hận cũ còn vương
    Thì ngàn năm vẫn nhớ thương một người

    5. Tiếng trống sang canh từ lầu tây vọng lại nghe vang vang báo hiệu nửa đêm rồi
    Cầm bút đưa lên sao khó viết nên lời. Nương vách quế bốn bề quạnh quẽ, ý thơ buồn qua ngấn lệ sầu rơi. Tiếng vạc về lẻ bạn chơi vơi như những tiếng khóc than từ vạn cổ. Dung nhan ấy làm sao trông thấy nữa, ta ngồi đây nức nở gọi tên nàng.

    6. Bằng Phi ơi hương hồn nàng ở tận nơi đâu khi thân xác đã vùi sâu ba tấc đất. Ta sống đây với nỗi sầu chất ngất giữa đêm trường trằn trọc giấc chiêm bao. Rượu hoàng hoa khi đã nhạt hơi men ta thêm chua xót nỗi niềm ly cách, Đêm từng đêm hững hờ ôm gói chiếc lệ rưng rưng thương tiếc bạn tâm đầu.
    Rút ruột tằm hạ bút tả nên thơ, lời vĩnh biệt qua lệ mờ thấm áo.
    Trăm năm lỗi tiếng tương phùng
    Phím rã tơ chùng lỡ khúc tuyệt tình ca.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (08-02-2016), MEM (07-02-2016), nguyenhoangtuan (07-02-2016), romeo (11-02-2016)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Trong bài ca Vọng Cổ "Khóc Bằng Phi" trên, nhìn những chữ tô đậm, chúng ta nhận thấy soạn giả Viễn Châu viết theo lối biền văn rất nhiều. Như vậy khi ca lên nghe rất du dương trầm bổng, êm tai, suông sẻ và rất mùi mẫn.
    Các soạn giả khác đâu có viết được như vậy.
    Các anh chị có thể kiểm chứng điều này khi nghe những bài ca Vọng cổ.
    Trong các chữ vần trên, có chữ vần theo chính vận, có chữ vần theo thông vận.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (08-02-2016), MEM (07-02-2016), romeo (11-02-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi nguyenhoangtuan
    choy ah. Bàng Phi là ở bên Tung Của.
    còn Bằng Phi là vợ Tự Đức.Việt Lam chánh tông đó a.
    2 bà này ko bik mặt nhao mà cũng ở xa nhao lắm,ko có liên quan j het!
    Bàng Phi
    là Bàng Quý Phi, con gái của Thái sư Bàng Hồng, vợ của vua Tống Nhân Tôn bên Tàu (Thanh Hương ca Tâm Sự Bàng Phi).
    Bằng Phi là bà Nguyễn Thị Bằng, vợ của vua Tự Đức ở Việt Nam (Thanh Sơn ca Tự Đức Khóc Bằng Phi).
    Hai người này khác nhau hoàn toàn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (08-02-2016), MEM (07-02-2016), romeo (11-02-2016)

Trang 4/19 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 14 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL