Hi hi... đọc các đối thoại của các anh chị trong diễn đàn nên bắt chước và học hỏi thêm đó mà.
Nhưng hôm trước Giang Tiên có dùng chữ "chỉnh chu" mà NP không hiểu.
Mem: cám ơn lời chúc của em. Đúng là phải có duyên, như mấy năm qua chị ngao ngán quá không dạo web nào hết, muốn giã từ luôn cải lương, vậy mà tự dưng trở vô web gặp lại mấy em rồi gặp thêm thầy đàn nè.
nguyenphuc: chị cũng cũng như em hiện đang ở mỹ, chị ở sa mạc Arizona còn em ở bên Florida hả. Đúng là chị lớn tuổi rồi, mới được 42 tuổi tây tháng rồi thôi à, nhưng cũng đủ "over the hill" rồi," tứ thập nhi bất hoặc" rồi. Không có ý làm cho em tổn thọ nhưng tại chị có biết Mem, linhhue, Giang Tiên từ xưa, còn không biết em bao lớn nên xưng hô lịch sự như vậy. Thấy em chỉ dẫn mọi người về cổ nhạc rành quá tưởng thầy đàn nào lớn tuổi không chứ, nên cũng bất ngờ khi em nói học elementary bên mỹ, và tiếng Việt nhiều từ không hiểu vậy mà sao sành về đàn cổ nhạc, nể quá.
" Chỉnh chu" nếu nói về ngón đàn hay giọng ca, nét diễn xuất thì dịch tạm là flawless, nói về trang phục thì chỉnh chu cũng có nghĩa well-dressed.
Cám ơn em tặng cho chị bản nhạc nhen, đúng là hay hơn bản kia. Chị chỉ biết nghe mấy điệu lý như lý mỹ hưng, lý trăng soi, lý qua cầu, trăng thu dạ khúc thôi mà cũng chưa rành nhiều khi lẫn lộn, tự học còn chưa nên thân nữa, đàn nghe tạm được là mừng rồi chứ không biết cách thẩm âm để đàn lả lướt.
Cuộc sống bên đây chị biết em cũng bận rộn, nên thôi cứ post chung bài hướng dẫn anh em rồi chị ké theo thôi chứ đừng tặng riêng cho chị, ngại quá, chị làm phiền quá rủi lỡ em thăng hoài ít giáng rồi lấy ai hướng dẫn anh em.
Dạ thưa chị BichNuong,
Em cám ơn chị đã giải thích về một vài từ ngữ đang dùng trong nước hiện nay mà em không hiểu. Nhờ chị translate to English mà em hiểu rất rõ. Một lần nữa, em cám ơn chị của em nhiều lắm. Mai mốt có từ nào không hiểu em sẽ làm phiền đến chị nữa đó... hi hi... chị mới là thầy của em nè.
Về đàn cổ nhạc, em không phải là thầy bà gì đâu, cũng là amateur như chị thôi (nhưng em không có bất cứ cây đàn nào bên em và hiện tại em cũng không có chơi đàn), nhưng nhờ có nghiên cứu nên biết chút ít để cùng trao đổi với các anh chị trong đấy đó chị.
Dạ, đúng đó chị, em cũng bận rộn lắm, nhưng vì mến anh MEM và các anh chị trong đây nên cũng cố gắng thỉnh thoảng vào đây bàn góp cùng các anh chị. Em biết gì nói nấy, nhiều khi cũng sai, mong các anh chị thông cảm mà miễn chấp.
" Chỉnh chu" nếu nói về ngón đàn hay giọng ca, nét diễn xuất thì dịch tạm là flawless, nói về trang phục thì chỉnh chu cũng có nghĩa well-dressed.
Từ này dân gian còn có thể hiểu rộng trong nhiều trường hợp nữa nhé nguyenphuc. Chẳng hạn trong cánh sắp xếp, bài văn... Thường dùng với một điều gì đó được chuẩn bị kỹ lưỡng, chăm chút để được hoàn hảo hơn.
Hi hi... theo translation (to English) của chị BichNuong thì NP hiểu chỉnh chu là giản lược của chỉnh tề và chu đáo... hi hi...
Cám ơn mọi người đã dạy thêm cho NP về ngữ vựng.
nguyenphuc: hoàn chỉnh và trơn chu ( không vấp váp) có lẽ đúng hơn, còn chu đáo có nghĩa là thoughtful, nhưng thôi tùy em muốn hiểu sao thì hiểu miễn đừng hiểu lầm là được rồi, và có nói mọi người dùng ngữ vựng để dụ khị "tui" hong đó.
nguyenphuc: Cám ơn em tặng cho chị bản nhạc nhen, đúng là hay hơn bản kia. Chị chỉ biết nghe mấy điệu lý như lý mỹ hưng, lý trăng soi, lý qua cầu, trăng thu dạ khúc thôi.
Chị của em ơi,
Chị có tập thử bản Phi Vân Điệp Khúc dây đào chưa vậy ?
Để có thời gian rảnh, em viết (theo ký âm tân nhạc) một ít điệu lý dân ca phổ cổ nhạc ngắn ngắn cho chị tập và đàn giải trí.
Những bản như Lý qua cầu, Lý Cái Mơn, Lý Mỹ Hưng, Lý Ba Tri, Lý đất giồng v.v... gọi là những điệu lý dân ca Nam bộ phổ cổ nhạc, không phải bài bản cổ nhạc chính tông.
Chị có tập thử rồi nhưng chưa có chỉnh chu, đàn cà giựt cà giựt từng đoạn thôi à. Lòng thanh thản đàn mới được còn đang lên cơn khó tập trung quá, em cứ để từ từ đừng vội đừng gấp nhen.