TƯ GIA THAYDAT! TẬP HỢP BÀI ĐÀN, AUDIO, VIDEO...
hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ của NGUYENPHUC với THAYDAT, UTHOTVINHHANH và anh em đam mê đàn hát cổ nhạc.
Phụng Hoàng sân khấu nghe riết rồi thành quen, thấy nó gần gũi và hay hơn bản Phụng Hoàng Cầu (Tài Tử), vừa dễ đờn, dễ ca, phổ biến rộng rãi ai nghe cũng biết. Ông nào đưa bản này lên sâu khấu, sửa lại chút đỉnh và được mọi người công nhận, kể ra thì công lao lớn lắm đối với làng cổ nhạc miền Nam.
Bản Phụng Hoàng sân khấu thông dụng hơn, gần gũi hơn, vì nó tương đối thống nhứt lòng bản. Cứ đờn và ca là ăn khớp nhau, không bị lọt chọt. Còn Phụng Hoàng Cầu (tài tử) thì nhiều dị bản, nên mạnh ai nấy đờn mạnh ai nấy "sáng tác" lời ca, không ai ăn khớp với ai, thì làm sao thông dụng được. Bản Phụng Hoàng sân khấu 12 câu nầy xuất hiện lần đầu tiên trong tuồng "Máu Thấm Tần Hoàng Đảo" vào cuối thập niên 40 (nội dung chiến tranh Tàu với Nhựt trong đệ nhị thế chiến). Rất tiếc là không nhớ tên tác giả, cũng không thuộc lời ca (rất lấy làm tiếc). Bẵng đi một thời gian dài khoảng gần 20 năm sau đó thì hai soạn giả Hà Triều Hoa Phượng cho ra đời tuồng "Nửa Đời Hương Phấn" có bản Phụng Hoàng (12 câu) nầy. Và cho mãi đến đầu thập niên 70 thì các soạn giả khác mới bắt chước (vì thấy hay quá), đặt vào các tuồng của họ sáng tác, nhứt là các tuồng hương xa, dã sữ, kiếm hiệp... Từ đó càng ngày càng nhân lên, rộng ra. Bản Phụng Hoàng sân khấu (bây giờ người ta gọi là Phụng Hoàng cải lương) 12 câu nầy là do "trích cú" từ bản Phụng Hoàng Cầu tức Phụng Hoàng Lai Nghi trong 4 bài oán tổ, chọn lọc ra 12 câu đặc sắc nhứt mà lập thành. Công lớn là của ông soạn giả bây giờ không biết tên, người mà đã sáng tác ra tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo nói trên. Bây giờ có người còn "nối điêu" thêm, nói là Phụng Hoàng cải lương có 22 câu. Họ chỉ lấy trong Phụng Hoàng Cầu (tài tử) chắp vá nối vào, dĩ nhiên không tránh khỏi sự trùng lắp lại trong 12 câu đầu của Phụng Hoàng sân khấu, chẳng có gì hay ho hơn. Bày vẻ chi cho thêm rườm rà. Với sân khấu cải lương bao nhiêu đó đủ rồi, đã chắt lọc hết cái tinh hoa của bản Phụng Hoàng Cầu rồi, không cần phải kéo dài thêm ra chi nữa chỉ thêm nhàm chán vì trùng lắp. Bởi bây giờ mọi người có cái bịnh tranh nhau làm "chưởng môn" (làm thầy)!!!
" Như lớp xế xảng, tại nhịp thứ 3 của câu 3 ngày xưa đờn nội (Văn Vĩ Năm Cơ luôn luôn đờn nội) nhưng bây giờ ai cũng đờn ngoại hết, mà không thấy ai thắc mắc gì" Mình tìm các bản kí âm lớp xế xảng của NP viết đâu thấy bản kí âm nào kí âm ngoại đâu NP?
" Như lớp xế xảng, tại nhịp thứ 3 của câu 3 ngày xưa đờn nội (Văn Vĩ Năm Cơ luôn luôn đờn nội) nhưng bây giờ ai cũng đờn ngoại hết, mà không thấy ai thắc mắc gì" Mình tìm các bản kí âm lớp xế xảng của NP viết đâu thấy bản kí âm nào kí âm ngoại đâu NP?
Chết cha, là nhịp thứ 2 mà NP gõ lộn là nhịp thứ 3 mà không có thời gian dò lại.
Hôm nay chú nói mới giật mình và xin đính chánh lại cho đúng là: nhịp thứ 2 và đọc như sau:
Như lớp xế xảng, tại nhịp thứ 2 của câu 3 ngày xưa đờn nội (Văn Vĩ Năm Cơ luôn luôn đờn nội) nhưng bây giờ ai cũng đờn ngoại hết, mà không thấy ai thắc mắc gì"
Trong tuồng Tuyệt Tình Ca không biết phải ông Văn Vỹ không?
Dạ đúng rồi đó chú.
Trong audio clip dưới đây, ông Văn Vĩ đờn guitar.
LỚP XẾ XẢNG
Văn Thiên Tường Lớp Xế Xảng
Trích trong tuồng: Tuyệt Tình Ca
Soạn giả: Hoa Phượng, Ngọc Điệp
Cổ nhạc: Năm Cơ (kìm), Văn Vĩ (guitar), Tư Thiên (violon) -----o0o----- Chú thaydat nghe kỹ, nhịp thứ 2 của câu 3 lớp xế xảng, 3 ông Năm Cơ, Văn Vĩ, Tư Thiên đều đờn nhịp nội (theo căn bản xưa là nhịp nội, nhưng bây giờ hầu hết người ta đờn nhịp ngoại chỗ này).
Trong câu 2 nhịp thứ 6 lớp xế xảng bản kí âm trước . “Xứ u liu cộng xề (XỀ) hò hò xang xự xảng xang xừ (XANG)” (-) hò xang xê cống (XÊ) xê – líu xế oán (LÍU)xứ tích líu, líu (-) líu líu cống xế, xế (-) xư xề xự xảng xang (LÌU) nghe mới có hơi Năm Cơ NP ơi! Nhịp thứ 6 Hình như ông Năm Cơ không không đờn xứ tích líu, líu (-) chữ đờn líu này không đờn đơn mà đờn song thinh Tồn líu (-)?và xứ tích líu chỗ này mình nghe hình như tới 4 chữ đàn? Theo mình , Nhịp 6 đờn Láy xứ tích líu, tồn líu (-) này nghe hay hơn láy đờn trang 48 trên.
Đờn sao cũng được. Đó là những tiểu tiết, râu ria, không quan trọng.
Quan trọng là các chữ đờn chánh (tại các nhịp chân phải và chân trái) phải đúng căn bản lòng bản.
Về "hoa lá cành" thì tùy theo ứng tác của mỗi người và mỗi lần đờn.
Đờn song thinh tồn liu là khi nhịp (trường canh) hơi mở, nếu đờn đúng trường canh nhịp tư lơi xưa (trước 65) thì không kịp. Do đó tùy theo trường tống (độ dài của trường canh) nhanh hay chậm mà thêm hay bớt chữ đờn để cho kịp nhịp.
Viết (ký âm) bản đờn cũng có tính cách tương đối, lấy đó làm nền móng để tập đờn cho đúng hướng, khi đờn nhuần nhuyễn rồi, không nhất thiết phải cứ y như vậy đờn hoài, mà có thể "ứng tác" theo khả năng của mình, hoặc tự sáng tác hoặc chôm của các danh cầm mà minh cảm thấy hay. Cũng như ông Ba Tu cũng chôm của ông Năm Cơ, ông Năm Vinh, ông Sáu Tửng v.v... vậy.
Nếu chú có điều kiện nghe cổ nhạc từ lúc có hát máy quay dây thiều, dĩa đá cho tới nay thì nhận thấy các nhạc sĩ cũng chôm qua chôm lại, khi nghe cái nào vừa tai (cái nầy bây giờ người ta gọi là "giao lưu")
Ông Ba Tu có cái lợi thế là ổng lớn tuổi nên thời của ổng còn nhỏ (lúc mới học đờn), ổng nghe được nhiều dĩa hát xưa, nghe được nhiều bậc thầy xưa đờn như Ba Lân, Sáu Tửng rồi tới Năm Vinh, Năm Cơ v.v.. đều là những người đi trước ổng. Từ đó ổng tổng hợp hết thảy các ngón đờn, các rơ đờn, thu thập hết các láy đờn hay của các bậc tiền bối chuyên luyện thành sở trường của ổng. Bởi vậy ổng (Ba Tu) trở thành đệ nhất danh cầm đờn kìm hiện nay mà không có người sánh được. Những người khác như Trường Giang, Hoàng Vũ, Kiều My v.v... chỉ học được cái mà ông Ba Tu dạy cho chớ làm sao học hết ngón nghề cả đời của ông Ba Tu được. Cái nào ổng dạy thì học được, những cái ổng chưa dạy hoặc không dạy thì khò mà học được chân truyền.
Bên ấy, người ta gói bánh tét có bằng lá chuối không NP? Chắc người Việt mình làm ? NP chuẩn bị trang trí nhà cửa để đón tết sao rồi chụp hình gởi lên đây coi. Gần tết , NĐBN chắc bận tiếp 2 xếp chuẩn bị đó tết nên không vô diễn đàn?
Bên ấy, người ta gói bánh tét có bằng lá chuối không NP? Chắc người Việt mình làm?
Đúng rồi chú, bánh ít bánh tét... là của người Việt làm.
Bánh ít bánh tét đều gói bằng lá chuối, chứ không gói bằng là chuối thì đâu có ý nghĩa gì.
Quanh năm, các chợ Việt đều có bán lá chuối. Gần tết thì bán nhiều. Bình thường người ta cũng gói bánh ít bánh tét bán. Chợ lúc nào cũng có bánh ít bánh tét và tất cả các chủng loại bánh ở Việt Nam, từ bánh da lợn, bánh cam bánh vòng, tàu hủ nước đường, xôi đủ loại, chuối nướng, chuối chiên... bất cứ món gì ở Việt Nam có là ở bên đây cũng có y chang, không thiếu món gì...