Trang 6/19 ĐầuĐầu ... 2 3 4 5 6 7 8 9 10 16 ... CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Soạn giả, NSND Viễn Châu, người được xem là "vua vọng cổ" đã qua đời vì tuổi già, sức yếu, lúc 13 giờ 15 phút ngày 1-2, hưởng thọ 92 tuổi.

    Nhạc sĩ Trương Minh Châu - Con trai Soạn giả, NSND Viễn Châu, cho biết cha mình qua đời tại nhà riêng sau thời gian điều dưỡng tại nhà. NSND Kim Cương thông báo sẽ đứng ra lo tất cả thủ tục tang lễ.Linh cữu của ông hiện được quàn tại Nhà tang lễ TP HCM.

    Soạn giả, NSND Viễn Châu tên thật Huỳnh Trí Bá, sinh năm 1924, là danh cầm đàn tranh và là soạn giả cải lương nổi tiếng tại Việt Nam. Ông được cho là người đã khai sinh ra thể loại tân cổ giao duyên và vọng cổ hài, có công đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương danh tiếng một thời.

    Soạn giả, NSND Viễn Châu qua đời



    Sinh ra và lớn lên tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, ông xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả, là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá theo thông lệ người miền Nam.Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, khi còn học ở trường, ông đã mê đàn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Ông mày mò những ngón đàn học lóm qua đĩa hát nhựa cũng như các nhóm đàn ca tài tử ở làng quê. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, violon, guitar và được nhiều người khen ngợi.Năm 1942, ông tham gia Ban cổ nhạc Ðài Phát thanh Pháp Á Sài Gòn. Tuy nhiên, dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp văn hóa nghệ thuật của Soạn giả, NSND Viễn Châu là truyện ngắn đầu tay "Chàng trẻ tuổi" được đăng trên báo Dân Mới và bài thơ "Thời mộng" được đăng trên báo Tổng xã mới trong năm đó.


    Ông để lại sự tiếc thương cho người thân, đồng nghiệp, học trò, người hâm mộ


    Cuối năm 1943, ông theo đoàn Tố Như lưu diễn. Hai tháng sau, ông tham gia gánh ca kịch của Năm Châu ra Hà Nội lưu diễn. Trên bước đường nghệ thuật của mình, ông có cơ hội tiếp xúc với các nghệ sĩ tài danh bấy giờ như Năm Châu, Lê Hoài Nở, Trần Hữu Trang, Duy Lâm... và học hỏi được nhiều kỹ năng về tư duy sáng tác.Kịch bản đầu tay của ông là "Nát cánh hoa rừng", sau đó có hơn 70 kịch bản nổi tiếng được lưu hành từ sàn diễn cho đến thị trường băng dĩa, trong đó có các tác phẩm để đời như: "Một ngày làm vua", "Vụ án Huỳnh Thổ Cang", "Huyện chuột nuôi đề", "Chung Vô Diệm"," Hoa Mộc Lan"...

    Gia tài ông để lại cho đời là hơn 2000 bài vọng cổ.
    Tin-ảnh: T.Hiệp
    Theo NLDO
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (02-02-2016), caophihung (01-02-2016), DOHOANG (02-02-2016), Giang Tiên (02-02-2016), huongle (01-02-2016), Koala (01-02-2016), linhhueforever (02-02-2016), Phong_Vũ (04-02-2016), romeo (02-02-2016), Thanh Hậu (04-02-2016)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Dạ có anh MEM.
    Cúng giao thừa và ăn uống vừa mới xong.
    Em rửa chén dọn dẹp xong xuôi mở máy lên coi một chút.
    Hôm nay có ông Bảy Muôn, ông Tám Hà và ông Năm Lân đến chơi và đang hòa đờn ở phòng khách. Em thì thỉnh thoảng châm trà.
    Mấy ông đang hòa Hạ Đăng Tiểu.
    Ba ông tuổi xấp xỉ 80 rồi, và biết đờn lúc 7,8 tuổi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (08-02-2016), MEM (08-02-2016), romeo (11-02-2016)

  5. MEM
    Avatar của MEM
    Trời, nghe thôi mà thấy hay quá!
    Sao hông quay lại cho ae thấy không khí hay hay nè!hihi
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:

    caophihung (08-02-2016), romeo (11-02-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi MEM
    Trời, nghe thôi mà thấy hay quá!
    Sao hông quay lại cho ae thấy không khí hay hay nè!hihi
    Hihi... tại lo lu bu chạy tới chạy tới chạy lui châm trà, pha cà phê, lấy bánh mứt... nên không có quay.
    Mấy ông cũng khen bài ca vọng cổ của soạn giả Viễn Châu viết lời hay.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    caophihung (08-02-2016), MEM (08-02-2016), romeo (11-02-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi MEM
    Viễn Châu cũng có bài Tâm sự Bàng Phi hồi đó Thanh Hương ca cũng hay mà!
    TÂM SỰ BÀNG PHI
    Vọng Cổ
    Soạn giả: Viễn Châu
    Trình bày: Thanh Hương
    Cổ nhạc: Bảy Bá (tranh và octavina), Năm Cơ (kìm)

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (12-02-2016)

  11. thaydat
    Avatar của thaydat
    Cây
    octavina đàn nghe giống cây guitar phím lõm quá NP?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    MEM (12-02-2016), romeo (12-02-2016)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Cây octavina đàn nghe giống cây guitar phím lõm quá NP?
    Octavina là cây đờn guitar nhỏ xíu đó chú.
    Hồi xưa người ta gọi tên nó là guitar mando.
    Chữ octave có nghĩa là bát độ tức quãng tám.
    Đờn octavina là cây đờn guitar nhưng cao hơn một bát độ (quãng 8), vì cần nó ngắn nên âm thanh cao hơn guitar một bát độ (quãng 8), tương đương với mandoline (nên gọi guitar mando).
    Trong tân nhạc, khi đờn ở những nốt cao (gần thùng đờn), người ta nói là "đờn octave".
    Thập niên 1960, nhạc sĩ Bảy Bá khi đờn cho đào ca ông rất thường hay đờn cây octavina.
    Cách đờn (và lên dây) octavina y chang như cách đờn (và lên dây) guitar phím lõm, và chỉ sử dụng dây hò nhứt mà thôi.
    Bởi vậy cùng là đờn dây lai hò nhứt, nhưng đờn octavina lại ăn với giọng nữ (đào).
    Octavina chỉ để đờn vọng cổ (và những bản mùi) cho đào ca mà thôi, ngoài ra chẳng dùng được việc gì trong cổ nhạc. Bởi vậy sau này (tức là hiện nay) người ta bỏ luôn.
    Octavina có nghĩa là cây đờn octave của Việt Nam (tức là cây đờn octave của Tây phương được móc phím làm cây đờn octave của Việt Nam). Chữ Vina là viết tắt của chữ Vietnam.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (12-02-2016), caophihung (12-02-2016), MEM (12-02-2016), romeo (12-02-2016)

  15. caophihung
    Avatar của caophihung
    Mọi người có xem qua Clip của NS Chí Tâm sáng tác bài vọng cổ có xen các bản vắn cung tiễn Vua vọng cổ Viễn Châu không ? Hay lắm ! NS Chí Tâm cũng sáng tác nhiều bài rất hay ! Nhưng trong bài vĩnh biệt Bác Bảy Viễn Châu này nếu nghe kỹ có 1 lỗi nho nhỏ ! Mời mọi người cùng nghe kỹ lại héng ! hihi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to caophihung For This Useful Post:

    MEM (12-02-2016), romeo (12-02-2016)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi caophihung
    Mọi người có xem qua Clip của NS Chí Tâm sáng tác bài vọng cổ có xen các bản vắn cung tiễn Vua vọng cổ Viễn Châu không ? Hay lắm ! NS Chí Tâm cũng sáng tác nhiều bài rất hay ! Nhưng trong bài vĩnh biệt Bác Bảy Viễn Châu này nếu nghe kỹ có 1 lỗi nho nhỏ ! Mời mọi người cùng nghe kỹ lại héng ! hihi...
    Không biết ý của anh caophihung muốn nói lỗi về lãnh vực nào.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (12-02-2016), romeo (12-02-2016)

  19. caophihung
    Avatar của caophihung
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Không biết ý của anh caophihung muốn nói lỗi về lãnh vực nào.
    Về phần văn của bài đó nguyenphuc ! hihi...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to caophihung For This Useful Post:

    romeo (12-02-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Thật tình thì NP không tìm thấy cái "lỗi" về phần văn mà anh caophihung nói.
    Chỉ thấy chỗ "sông Phụng Hiệp"...
    Theo sách vở và người ta nói Phụng Hiệp là con kinh đào chớ không phải con sông trời sanh.
    Nếu thật sự như vậy thì nói "sông Phụng Hiệp" là sai, vì nghe ai cũng nói "kinh Phụng Hiệp", chớ đâu có nghe ai nói "sông Phụng Hiệp" như Chí Tâm.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    MEM (12-02-2016), romeo (12-02-2016)

Trang 6/19 ĐầuĐầu ... 2 3 4 5 6 7 8 9 10 16 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL