Trang 76/97 ĐầuĐầu ... 26 66 72 73 74 75 76 77 78 79 80 86 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Cầm Ca Tân Điệu của tác giả Trần Phong Sắc người tỉnh Tân An viết vào thời nền ca nhạc tài tử còn phôi thai, gồm đủ loại bài bản (vào thời đó), cũng như quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Ca Nhạc Cổ Điển Bạc Liêu của tác giả Trịnh Thiên Tư viết sau này thì 4 bản oán tổ trong đàn ca tài tử có tên thống nhất là Tứ Đại, Phụng Hoàng, Giang Nam, Phụng Cầu.
    Nhưng khoảng mấy chục năm gần đây lại xuất hiện thêm tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu và Phụng Cầu Hoàng Duyên để thay thế cho tên Phụng Hoàng và Phụng Cầu.
    Khi ngành sân khấu cải lương phát triển, một vài soạn giả tiền phong muốn đưa thêm bản Phụng Hoàng (tài tử) vào cải lương (ngoài bản Tứ Đại đã vào cải lương trước đó), để thêm phần phong phú. Nhưng bản Phụng Hoàng có mấy dị bản, không biết soạn lời ca theo bản nào, ngay cả các thầy đàn cũng không thống nhất lòng bản với nhau. Vì vậy một soạn giả tiền phong soạn ra vở tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo (vào khoảng cuối thập niên 40 đầu thập niên 50 của thế kỷ trước) đã lấy bản Phụng Hoàng tài tử sửa lại một số chỗ dị biệt và sửa những câu dứt 7 nhịp thành 8 nhịp cho đào kép dễ ca. Soạn giả này chỉ lấy 12 câu đầu của bản Phụng Hoàng tài tử mà thôi.
    Tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo xuất hiện bản Phụng Hoàng 12 câu (đàn theo cải lương) gây sự chú ý cho giới thưởng ngoạn.
    Mãi đến giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, soạn giả Hà Triều Hoa Phượng "vực dậy" bản Phụng Hoàng 12 câu nói trên đưa vào vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn, đã lấy nước mắt của không biết bao nhiêu lượt khán thính giả. Từ đó các soạn giả khác "phát huy" và Phụng Hoàng cải lương 12 câu đã đứng vững và tồn tại song song với Phụng Hoàng tài tử mà cũng là con đẻ của Phụng Hoàng tài tử.
    Nếu so sánh đối chiếu thì Phụng Hoàng cải lương và Phụng Hoàng tài tử (12 câu đầu) có cấu trúc lòng bản giống nhau, cải lương chỉ sửa lại những phần như đã nói trên đúng theo nghĩa "cải" là sửa "lương" là tốt", tức là sửa lại cho tốt hơn về nhịp nhàng, thang âm lòng bản.
    Thoạt kỳ thuỷ, bản Phụng Hoàng cải lương vô LIU như Phụng Hoàng tài tử, nhưng khi đào ca thì thường hay vô XÊ để không bị chìm hơi. Giống như bản vọng cổ có một thời thường vô XÊ (thay vì vô LÌU như hiện nay).
    Từ nay nhạc giới dùng tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu để chỉ bản Phụng Hoàng tài tử đã có từ khi thầy, tổ lưu truyền.
    Bản Phụng Hoàng Lai Nghi (và các bản oán tổ), giới tài tử thường đàn kìm với dây Tố Lan vì dây này nghe mùi mẫn, ai oán, thảm não...
    Dây Tố Lan ăn với dây Hò Nhì, cho nên khi hoà tấu, các nhạc cụ khác cũng phải đàn ở cung/bậc Hò nhì.
    Cách lên dây Tố Lan đàn kìm (để đàn bản oán) như sau:

    Dây lớn (tức là dây tồn):

    Buông dây là chữ HÒ
    Phím 1 là chữ XỪ
    Phím 2 là chữ XÀNG
    Phím 3 là chữ XỀ
    Phím 4 là chữ CỒNG
    Phím 5 là chữ LIU
    Phím 6 là chữ U
    Phím 7 là chữ XÁN
    Phím 8 là chữ XẾ

    Dây nhỏ (tức là dây tàn):

    Buông dây là chữ PHAN (OAN)
    Phím 1 là chữ LIU
    Phím 2 là chữ XỰ (già)
    Phím 3 là chữ XÁN
    Phím 4 là chữ XẾ
    Phím 5 là chữ PHAN (OAN) <-- âm vực cao
    Phím 6 là chữ LÍU (LIU đài)
    Phím 7 là chữ XỨ (già) <-- âm vực cao
    Phím 8 là chữ XÁN <-- âm vực cao

    Chơi tài tử mà không biết dây Tố Lan thì thật là một sự thiếu sót quan trọng, vì dây này dùng để đàn các bản oán, vừa hay vừa đúng điệu "dân chơi".

    (còn tiếp Phụng Hoàng Lai Nghi)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (08-06-2015), Candyman (07-11-2022), DOHOANG (29-06-2015), Giang Tiên (06-06-2015), Koala (06-06-2015), Lục Tỉnh (13-06-2015), MEM (07-06-2015), romeo (08-06-2015), SauLucBinh (06-08-2015), thaydat (06-06-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Mình cũng chưa rõ cách kí âm (Xan xừ xang) NP có thể nói rõ hơn (Xan xừ xang) 2 chữ đàn xan và xang này cùng một vị trí ở trên cần đàn hay 2 vị trí khác nhau? Xin cảm ơn
    Chữ xang (có g) là do NP viết nhiều quá thành ra nhầm đó thôi, vì không có cây đàn cứ tưởng tượng thầm đôi khi bị nhầm. Nếu có cây đàn thì nhìn vào phím đàn làm sao nhầm được. Tóm lại đó là chữ xan (không có g):
    Tồn liu xứ liu cống xư xề xế xan xừ (XAN).
    Chứ làm sao 2 chữ xan và xang khác âm vực mà cùng một thang âm được.
    Tóm lại, khi đờn thì tính theo âm vực, trừ những nhạc cụ "nghèo" âm vực như độc huyền và cò.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-01-2016)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Người ta nói bản oán mỗi lái đàn thường có 2 thang âm như vậy láy đàn Tồn liu xứ liu cống xư xề xế xan xừ (XAN) thì Tồn liu xứ liu cống là thang âm ở âm vực thấp xư xề xế xan xừ (XAN) là thang âm ở âm vực cao đúng không?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (23-01-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Người ta nói bản oán mỗi lái đàn thường có 2 thang âm như vậy láy đàn Tồn liu xứ liu cống xư xề xế xan xừ (XAN) thì Tồn liu xứ liu cống là thang âm ở âm vực thấp xư xề xế xan xừ (XAN) là thang âm ở âm vực cao đúng không?
    Hai thang âm đó là nói một cách tổng quát.
    Riêng ở đây, trong phạm vi láy đờn này thì chỉ có một thang âm. Nếu tồn líu xứ liu cống xê ở thang âm thấp thì chữ xang ở âm vực thấp, nếu tồn liu xứ liu cống xê ở thang âm cao thì chữ xan ở âm vực cao.
    Mà thôi, chú cứ đờn theo như trong audio là "đạt yêu cầu".
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-01-2016)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Theo lí thuyết mỗi láy đàn trong bản oán thường có 2 thang âm. Vậy trong bản đàn kí âm trên thì những láy đàn nào đi 2 thang âm? Nó ở những câu nào?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (23-01-2016)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Theo lí thuyết mỗi láy đàn trong bản oán thường có 2 thang âm. Vậy trong bản đàn kí âm trên thì những láy đàn nào đi 2 thang âm? Nó ở những câu nào?
    Chú cho NP đọc bài viết mà có câu trích dẫn này để coi tác giả là ai, thì mới có thể nhận định được.
    Tuỳ theo tác giả, chứ nói theo kiểu "Bây giờ ai cũng gọi chữ XỰ LỢ = Y hết", hoặc "Bây giờ ai cũng gọi là DÂY XỀ hết" thì chịu thua!
    Cũng như hôm qua NP có đọc bài (của tác giả nào quên rồi), nói Dây Tố Lan Thượng chưa nghe nói mà cũng không có sách vở nào ghi chép. Tác giả đó thật là không hiểu biết gì về "văn chương truyền khẩu, văn hoá dân gian là nền văn hóa vô ngôn" của tộc Việt từ ngàn xưa.
    Một láy 2 thang âm khi nào có một thang âm không có chữ đờn nên phải dùng thang âm khác. Thí dụ đờn cò không có chữ XỪ thấp phải mượn chữ XỰ làm chữ XỪ (cao), vì vậy đang đờn ở thang âm thấp mà phải chạy tay lên thang âm cao. Nhưng nghe ông Út Tỵ không mượn chữ XỰ ở thang âm cao mà lấy chữ XÀNG thế chữ XỪ (không riêng gì Út Tỵ, mà có nhiều người đờn cò vẫn làm như vậy).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-01-2016)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP vào google gõ Cấu Trúc Âm Thanh Hơi Điệu Đờn Ca Tài Tử.( Bài thuyết trình của Nhạc Sĩ NHỊ TẤN đêm 30-9-1993 tại TTVH quận 8 )
    Trong bài viết này có đoạn nói về hơi oán: "khác với Điệu Nam ở Hơi Ai , Điệu Oán có cấu trúc các láy đờn thường đi từ 2 ngũ cung . Thí dụ muốn xuống Xề , xuống Xàng , xuống Xư , ta phải
    chạy chữ đờn từ chữ Liu , Cống , Xế của ngũ cung cao về Xề , Xàng , Xư của ngũ cung trầm và ngược lại" .
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (23-01-2016)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP vào google gõ Cấu Trúc Âm Thanh Hơi Điệu Đờn Ca Tài Tử.( Bài thuyết trình của Nhạc Sĩ NHỊ TẤN đêm 30-9-1993 tại TTVH quận 8 )
    Trong bài viết này có đoạn nói về hơi oán: "khác với Điệu Nam ở Hơi Ai , Điệu Oán có cấu trúc các láy đờn thường đi từ 2 ngũ cung . Thí dụ muốn xuống Xề , xuống Xàng , xuống Xư , ta phải
    chạy chữ đờn từ chữ Liu , Cống , Xế của ngũ cung cao về Xề , Xàng , Xư của ngũ cung trầm và ngược lại" .
    Đâu cần gì phải nghe ông Nhị Tấn nói. Ai học đờn có căn bản cũng đều biết mà, vì đó là qui luật bắt buộc. Có như vậy thì đờn nghe mới mùi. Đã gọi là thang âm thì phải có bậc từ thấp lên cao từ cao xuống thấp, cứ nhin cái thang leo thì biết. Thí dụ muốn về XỀ thì phải đờn xế xang xư XỀ, muốn về XÊ thì phải đờn hò xự xang XÊ chẳng hạn. Ngày nay nhiều người không có cân bản, đờn tưới hột sen, nghe không ra gì cả. Đó là cái tai hại của việc học mò học lóm không có thầy dạy cặn kẽ.
    Bản Giang Nam rất nhiều người đờn sai chữ XỆ, như Văn Môn, Minh Nhựt v.v... (nhiều người sai chỗ này). Đờn như ông Ba Tu mới đúng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-01-2016)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP nói rõ về chổ "Bản Giang Nam rất nhiều người đờn sai chữ XỆ" để anh em tránh đi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (23-01-2016)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP nói rõ về chổ "Bản Giang Nam rất nhiều người đờn sai chữ XỆ" để anh em tránh đi.
    Chữ XỆ dứt câu 2 và câu 6 trong bản tổ nó là chữ XỀ, nhịp dứt đó là tồn liu oan XỀ. Nhưng vì bản oán chữ XỀ (và XÊ) phải nhấn già nên ngày xưa các thầy đờn kìm nhấn nhá nó ra âm XỆ, vì vậy mà bài ca phải đăt dấu nặng (bản Nam Xuân dứt câu 3 cũng giống vậy: XỀ nhấn ra XỆ).
    Bản Giang Nam ông Ba Tu đờn đúng là tồn liu oan XỆ, nhiều người đờn sai (vì không rành nhạc lý và cũng không biết bản tổ gốc) nên đờn là tồn xang cống XỂ. Mấy ông soạn giả ấm ớ hội tề đặt bài ca theo thành ra lời ca chỗ đó dấu sắc hỏi ngã. Cái này cũng giống như thấy người ta kêu dây hò nhì là dây xề rồi xúm nhau kêu theo, bởi vậy người xưa có câu "làm đĩ, làm đĩ cả xóm" là vậy.
    Bản Văn Thiên Tường, bản Phụng Hoàng cải lương cũng có chỗ "trật đường rầy" như vậy. "Danh cầm" Văn Giỏi cũng trật lất luôn (bản Văn Thiên Tường và Phụng Hoàng cải lương). Bây giờ bản Phụng Hoàng cải lương gần như 99,99% người ta đều đờn trật (sai) chỗ đó. Dĩ nhiên Văn Môn, Huỳnh Tuấn v.v... cũng không ngoại lệ. Tại họ không biết qui luật thang âm, họ học đờn là học bài bản cho mau chứ dư tiền bạc đâu học lý thuyết dài dòng, nên có năng khiếu thì ngón đờn tươi mướt, mùi mẫn mà căn bản thì... ô hô ai tai!
    Nói nhiều quá đụng chạm vì ngày nay hầu hết đều không thông lý thuyết căn bản tổ truyền. Người trong nghề nghe họ đờn thì biết ngay đâu cần gì phải biết "quá trình" học đờn của họ.
    Bởi vậy cứ đờn 20 bản tổ đi, nghe là biết có phải là "tay tổ" hay không. Còn đờn cho ca được để đi chơi thì ai làm không được. Đờn mà ra bậc thầy mới là khó. Làm thầy phải biết căn cơ gốc gác qui luật từng bản đờn, nhất là 20 bản tổ.
    Bản oán coi vậy mà rất khó, ngày xưa ít người đờn tinh tường. Ngày xưa rước thầy về nhà học tới ba nam là quá rồi. Thầy dạy đờn (ngày xưa) cũng như thầy đồ nho hoặc thầy dạy võ. Phải trả tiền, nuôi cơm, rượu thịt ngày ba bữa, nhà nghèo không học đờn nổi, chỉ học lóm học mò, cho nên những cái lắc léo làm sao mà biết được.
    Trên đây chỉ đơn cử chữ XỆ bản Giang Nam mà thôi, còn biết bao nhiêu chỗ khác bản khác nữa... nói hoài cũng không hết chuyện.
    Mà thôi, chú đừng hỏi nữa, hỏi hoài NP nói bị thiên hạ ghét vì NP chỉ cái thẹo sau lưng của họ cho bàng dân thiên hạ thấy. Ở đời người ta ưa nịnh hót tâng bốc chứ có ai ưa nói thẳng nói thật bao giờ.
    "Rút kinh nghiệm" cái vụ ông thầy BH hôm trước, nói hoài bị vạ miệng.
    Các tay đờn ở VN (kể cả hải ngoại) mà có clip đưa lên Net, NP đều đã nghe qua, ai đờn sao NP biết hết. Tóm lại người đờn nghe được toàn diện chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn đầu voi đuôi chuột thì nói làm gì.
    Ngày xưa, các thầy (soạn giả) đặt bài ca ngặt lắm, không đặt hoàn toàn theo lòng bản mà đặt theo âm luyến láy nhấn nhá của đờn kìm đờn cò. Người đờn mò, mò theo người ca trật lất với lòng bản gốc. Các thầy xưa đặt bài ca bẻ chữ (bẻ giọng) dữ lắm, đờn theo là chết. Lối đặt bài ca của các cụ để gạt người đờn mò rất ngặt.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-01-2016)

  21. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nghe bà hiệu trưởng trường đại học Hoa Sen (TP.HCM) nói, bà nghe (và đọc bài viết) của nhiều tay có bằng cấp học vị cùng mình nói về cổ nhạc nam phần (đờn ca tài tử) trật lất hết (tiếng trật lất là của bà hiệu trường trường đại học Hoa Sen dùng). Họ (những tay viết biên khảo) không biết gì về cổ nhạc nam phần (đờn ca tài tử) hoặc chỉ biết lờ mờ mà cũng viết lách... báo hại người không biết vì nghe mà tin theo.

    Có thể có nhiều người cho rằng NP chỉ nói cái miệng... hihi...
    Nhưng trong diễn đàn này (CLS) có chị Hồng Phượng là nghệ sĩ cải lương chính cống, trước đây khi nghe NP nói về bản Phụng Hoàng, chị đã nói: "NP nhận xét tinh tế, ngay cả mấy người ngồi trên bàn giám khảo cũng không bằng".
    Và chị Hồng Phượng có đưa ra cái clip chị ca Văn Thiên Tường, NP chỉ cái lỗi đờn trật lất của dàn đờn, chị Hồng Phượng cũng công nhận họ mới biết đờn mà không chịu học hỏi cầu tiến.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (23-01-2016)

Trang 76/97 ĐầuĐầu ... 26 66 72 73 74 75 76 77 78 79 80 86 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL