Trang 8/19 ĐầuĐầu ... 4 5 6 7 8 9 10 11 12 18 ... CuốiCuối
  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn nguyenphuc ơi! Bạn chỉ cho tôi cách chuyển dây từ dây hò nhất sang hò tư và ngược lại (đàn vọng cổ). Khi chuyển từ dây hò nhất câu 1 sang câu 2 , 3 sang 4..v..v..dây hò tư (và ngược lại) thường thì đàn láy mấy nhịp? Nếu láy 4 nhịp dây hò nhất chữ đàn xề sang dây hò tư tiếp theo là chữ đàn của dây nấy (và ngược lại).... ? Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (27-04-2015), MEM (16-03-2015), romeo (16-03-2015), SauLucBinh (09-05-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Tuyệt Thật! Ở đâu Nguyenphuc có được những tư liệu này thật hiếm ,quý . Mình sẽ cố học thuộc, khi hòa tấu mình sẽ thực hiện .
    Bạn nói thêm đoạn máy chạy ở trên tôi mới nghe lần đầu chưa biết về nó? Cảm ơn.
    Những "láy" đàn này hồi trước NP mượn của mấy bác vượt biển mang theo. Đó là những băng casette, bây giờ mấy bác ấy di chuyển chỗ ở, không còn gặp nữa. Mà, băng casette hiện nay cũng không còn máy hát casette luôn.

    Mái Chạy tức là Lớp Mái Tẩu Mã của hát bội. Nói dễ hiểu là Lớp Mái (Mái Ai) đàn nhịp chạy (nhịp tẩu mã). Tuồng hát bột "Ngũ Vân Thiệu bị vây" có đàn Mái Chạy lúc ông này bị vây khổn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (08-05-2015), SauLucBinh (09-05-2015), thaydat (09-05-2015)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nguyenphuc chữ Xang ở nhịp thứ 5 và thứ 8 của 2 khuông "Xảng xang xư xề (-) liu xề xứ u liu phạn (-) liu liu xứ xề liu xàng xề (LIU) tồn hò xang xự xảng xang xư (LÌU) xứ u liu công líu công xê (XANG) tồn liu xứ xàng xề liu (-) xán xàng liu xứ (CỘNG) xề líu xứ công líu công xê (XANG)" phải đánh ở phím 5 dây tiểu phải không ? Xin cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 3 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (09-05-2015), romeo (11-05-2015), SauLucBinh (09-05-2015)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Thưa chú thaydat,
    Hai chữ XANG đó cùng một phím, phím thứ 2 dây lớn.
    Đó là chữ XÀNG (liu cộng xề XÀNG), nhưng khi đàn thì âm thanh phát ra nghe như XANG.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (11-05-2015)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nguyenphuc ơi Mái Chạy tức là Lớp Mái Tẩu Mã của hát bội. Nói dễ hiểu là Lớp Mái (Mái Ai) đàn nhịp chạy (nhịp tẩu mã) ở 2 câu trên là câu mấy? thuộc lớp 1 hay lớp 2 của lớp mái?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 3 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (09-05-2015), romeo (11-05-2015), SauLucBinh (09-05-2015)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Chú thaydat ơi,
    Mái chạy thuộc Nam nhạc, không phải Nam ca.
    Diễn đàn cailuongso (và hầu hết các diễn đàn tài tử cải lương trên mạng) là thiên về ca nhạc tài tử và cải lương, không chuyên về nhạc lễ Nam phần và hát bội, nên ít có (những) bản nhạc lễ trên các diễn đàn này.
    Những bản (đàn) nhạc lễ và nhạc tài tử tuy có tên gọi giống nhau, nhưng lòng bản thì hoàn toàn khác nhau.
    Ví dụ:
    Nam nhạc khác với Nam ca.
    Đảo nhạc khác với Đảo ca.
    Hạ nhạc khác với Hạ ca.
    vân vân...
    Những thầy đàn tài tử xưa (hàng tiền bối) xuất thân từ nhạc lễ, nên các vị đàn được cả hai thứ là nhạc lễ và nhạc tài tử (ví dụ ông Hồng Tấn Phát, thầy đàn của soạn giả Nguyễn Phương chẳng hạn).
    Những "thầy" đàn ngày nay phần đông không biết nhạc lễ Nam bộ cổ truyền.
    Nhạc lễ hiện nay cũng đã bị "cải lương hoá" hết rồi. Các "nhạc sĩ" nhạc lễ bây giờ biết có đàn đệm cho hát bội được hay không?
    Bản Xuân Nữ nhạc lễ bây giờ có mấy ai còn biết (trong quyển Ca Nhạc Cổ Điển Bạc Liêu của tác giả Trịnh Thiên Tư có bản này).
    Bản Xuân Nữ nhạc, 8 câu nhịp tư, người ta mở lơi ra thành 16 câu nhịp 8 để làm bản Xuân Nữ ca. Khi mở lơi thì đã sửa đổi lòng bản (kiểu như Dạ cổ hoài lang sửa thành Vọng cổ), sửa nhịp, sửa chữ đàn. Cho nên bản gốc bây giờ có mấy ai còn biết?

    Đảo nhạc và Đảo ca hoàn toàn không có chút gì giống nhau. Ví dụ vài câu đầu của Đảo nhạc như sau:

    Xê xang (XÊ) xê xang (LÌU)
    Phạn liu (-) xán xề phạn (LIU)
    Phạn xề phạn (XÀNG) phạn xàng liu (-)

    Nam nhạc cũng không giống Nam ca. Ví dụ vài câu đầu của Nam nhạc như sau:

    Xang xừ (XANG) cống (XÊ)
    Hò xự (-) xế xừ (XANG)
    Xề xang (-) xư lìu (-)
    Xề liu (CỒNG) xề xang (-)
    Hò xự (XANG) xê cống (XÊ)
    Hò xự (-) xế xang xư (LÌu)
    Liu liu (LIU) xán xư (XÀNG)
    Xề liu (CỒNG) xề liu (-)
    Ú liu (PHẠN) liu phạn (-)
    Liu xề (-) ú liu (PHẠN)
    Phạn liu (-) liu xề (-)
    Xề liu (Ú) liu phạn (-)

    Và Hạ nhạc cũng không giống Hạ ca. Ví dụ vài câu đầu của Hạ nhạc như sau:

    Hò xự (XANG) cống xàng xê (CỐNG)
    Xề cộng (LIU) xán u liu cộng (XỀ)
    Xề u (-) xán u liu (CỘNG)
    Xề cộng (-) xán cồng liu (U)
    Hò cống (-) xê xàng cống (XÊ)
    Hò xừ (-) cống xàng (XÊ)
    Hò cống (-) líu cống xê (XANG)
    Cống xàng (XÊ) cống xê xang (XỪ)
    Cồng liu (XẾ) xán u (-)
    U u (U) xán cồng liu (U)

    Có thể đàn theo nhịp đôi, và tất cả đều đàn theo nhịp tẩu mã (trường canh cấp điệu).

    Cụ Nguyễn Quang Đại còn gọi cụ Ba Đợi (vì cữ tên hiệu vua Bảo Đại) là nhạc công cung đình Huế, vào Nam đã đem một số bài bản nhạc lễ mở lơi, sửa lòng bản, sửa chữ đàn làm thành nhạc tài tử, cho nên có nhiều bản (nhạc lễ và nhạc tài tử) cùng một tên gọi nhưng chữ đàn thì hoàn toàn khác nhau rất xa. Rồi từ nhạc tài tử được "cải lương" thành nhạc nền cải lương cũng lại có sự biến đổi chút ít nữa.
    Tóm lại, nhạc lễ Nam bộ là nhạc nền của Hát bội, nhạc tài tử Nam bộ là nhạc nền của Cải lương. Hai loại hình nghệ thuật này khác nhau.

    Nói vòng vo nhưng tóm tắt lại là câu chầu vọng cổ nhịp 32 của câu 3 dây đào hò tư trên đây là được trích từ bài Nam chạy (trích ở Lớp Mái nên gọi Mái chạy) của nhạc lễ, nên không hoàn toàn giống Lớp Mái của nhạc tài tử.
    Đàn tài tử và cải lương thì nhiều bài bản, nhưng nếu học đàn hát bội thì ít bài bản hơn cũng đàn được. Hát bội thì chỉ quay qua quay lại hết Hát Nam rồi lại Hát Khách, cứ thế... cứ thế... hát khách thì đàn Hạ nhạc, hát nam thì đàn Xuân Nữ hoặc Nam chạy... cứ thế cứ thế... Hạ nhạc có 8 câu, Nam chạy cũng có 8 câu, cứ đàn đi đàn lại hoài vì hát bội hát theo hơi điệu mà không hát theo câu nhịp. Giống như nói lối (của cải lương), không cần nhịp.

    * Nam nhạc, khi đàn hát bội thường gọi là Nam chạy (vì đàn nhịp tẩu mã). Trong tuồng Chung Vô Diệm của soạn giả Lê Văn Đương, đoạn Tề Tuyên Vương than thở trước tình hình đất nước lâm nguy mà đã vắng bóng Chung quốc mẫu; đoạn nói lối này dàn nhạc đàn bản Nam chạy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (11-05-2015), SauLucBinh (09-05-2015), thaydat (10-05-2015)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    "Thừa giấy vẽ voi".
    Ngồi buồn viết 2 khuông này cho chú thaydat "tăng cường" thêm "láy" đờn, để có cái thay đổi trong khi đi chơi đàn ca.


    Khuông 1 câu 2 dây bắc oán, cung/bậc hò tư đàn kìm:

    Cống o xê xề () xề phan liu phan xàng liu liu liu xứ (LIU) công phán công phán xàng cống () cống xự xảng xang xư (XỀ)

    Khuông 1 câu 2 dây bắc oán, cung/bậc hò tư đàn kìm:

    Cống o xê xề (-) xứ xề phạn liu xề phan liu xứ liu phán () cống xạng xê cống xạng xê cống () cống xự xảng xang hò xảng xang (XỀ)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (11-05-2015), thaydat (11-05-2015)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Còn thừa chút xíu giấy, vẽ thêm cón chuột nhắt... hihihi...

    Khuông 2 câu 2 dây bắc oán cung/bậc hò tư đàn kìm (tiếp liền theo sau 2 khuông XỀ trên):

    U xứ u liu phạn liu xề liu xán (-) líu công líu xề o u xứ u líu công xê (XÀNG) xàng xề cộng líu xề xang xự xảng xang (LÌU) lìu lìu xự cống xừ (XANG)

    * Ghi chú: gach dưới (under) là đàn dính liền nhau, tức là chuyền chữ (chạy ngón).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (12-05-2015), thaydat (12-05-2015)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Ráp 3 khuông lại thành 12 nhịp chầu câu 2 vọng cổ dây bắc oán, cung/bậc hò tư đàn kìm:

    Cống o xê xề () xề phan liu phan xàng liu liu liu xứ (LIU) công phán công phán xàng cống () cống xự xảng xang xư (XỀ)
    U xứ u liu phạn liu xề liu xán (-) líu công líu xề o u xứ u líu công xê (XÀNG) xàng xề cộng líu xề xang xự xảng xang (LÌU) lìu lìu xự cống xừ (XANG)
    Cồng liu cồng cống xê (XANG) xư lìu xư xán tồn xang xư (XỀ) cộng xề liu liu lìu tồn xảng xang (LÌU) tồn lìu xang xự xảng xang xừ (XANG)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (14-05-2015)

  19. thaydat
    Avatar của thaydat
    Quá sướng ka.ka.ka...Vài khuông chạy chữ (chuyền ngón) dây hò nhất đi bạn Nguyenphuc.Cảm ơn nhiều.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (15-05-2015), romeo (14-05-2015)

  21. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nguyenphuc ! Bạn chỉ tôi cách đánh đúng vị trí những chữ đàn của người khác kí trên cần đàn(âm vực thấp, âm vực cao, dây đại dây tiểu)? . Ví dụ có khuông đàn vọng cổ câu 2 từ nhịp 15 đến nhịp 18 dây hò tư của nhạc sĩ Danh Phận kí âm như sau: Lìu tồn la hò, xề xãng xang (lìu) là hò xư tồn, xê xáng líu (cóng)cóng xê cóng, xê tồn (xê) tích xê phán líu, xạng líu phán (xê)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (15-05-2015), romeo (15-05-2015)

Trang 8/19 ĐầuĐầu ... 4 5 6 7 8 9 10 11 12 18 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL