Trang 81/97 ĐầuĐầu ... 31 71 77 78 79 80 81 82 83 84 85 91 ... CuốiCuối
  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Cầm Ca Tân Điệu của tác giả Trần Phong Sắc người tỉnh Tân An viết vào thời nền ca nhạc tài tử còn phôi thai, gồm đủ loại bài bản (vào thời đó), cũng như quyển sách đàn ca cổ nhạc tựa là Ca Nhạc Cổ Điển Bạc Liêu của tác giả Trịnh Thiên Tư viết sau này thì 4 bản oán tổ trong đàn ca tài tử có tên thống nhất là Tứ Đại, Phụng Hoàng, Giang Nam, Phụng Cầu.
    Nhưng khoảng mấy chục năm gần đây lại xuất hiện thêm tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu và Phụng Cầu Hoàng Duyên để thay thế cho tên Phụng Hoàng và Phụng Cầu.
    Khi ngành sân khấu cải lương phát triển, một vài soạn giả tiền phong muốn đưa thêm bản Phụng Hoàng (tài tử) vào cải lương (ngoài bản Tứ Đại đã vào cải lương trước đó), để thêm phần phong phú. Nhưng bản Phụng Hoàng có mấy dị bản, không biết soạn lời ca theo bản nào, ngay cả các thầy đàn cũng không thống nhất lòng bản với nhau. Vì vậy một soạn giả tiền phong soạn ra vở tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo (vào khoảng cuối thập niên 40 đầu thập niên 50 của thế kỷ trước) đã lấy bản Phụng Hoàng tài tử sửa lại một số chỗ dị biệt và sửa những câu dứt 7 nhịp thành 8 nhịp cho đào kép dễ ca. Soạn giả này chỉ lấy 12 câu đầu của bản Phụng Hoàng tài tử mà thôi.
    Tuồng Máu Thấm Tần Hoàng Đảo xuất hiện bản Phụng Hoàng 12 câu (đàn theo cải lương) gây sự chú ý cho giới thưởng ngoạn.
    Mãi đến giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, soạn giả Hà Triều Hoa Phượng "vực dậy" bản Phụng Hoàng 12 câu nói trên đưa vào vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn, đã lấy nước mắt của không biết bao nhiêu lượt khán thính giả. Từ đó các soạn giả khác "phát huy" và Phụng Hoàng cải lương 12 câu đã đứng vững và tồn tại song song với Phụng Hoàng tài tử mà cũng là con đẻ của Phụng Hoàng tài tử.
    Nếu so sánh đối chiếu thì Phụng Hoàng cải lương và Phụng Hoàng tài tử (12 câu đầu) có cấu trúc lòng bản giống nhau, cải lương chỉ sửa lại những phần như đã nói trên đúng theo nghĩa "cải" là sửa "lương" là tốt", tức là sửa lại cho tốt hơn về nhịp nhàng, thang âm lòng bản.
    Thoạt kỳ thuỷ, bản Phụng Hoàng cải lương vô LIU như Phụng Hoàng tài tử, nhưng khi đào ca thì thường hay vô XÊ để không bị chìm hơi. Giống như bản vọng cổ có một thời thường vô XÊ (thay vì vô LÌU như hiện nay).
    Từ nay nhạc giới dùng tên Phụng Hoàng Lai Nghi hay Phụng Hoàng Cầu để chỉ bản Phụng Hoàng tài tử đã có từ khi thầy, tổ lưu truyền.
    Bản Phụng Hoàng Lai Nghi (và các bản oán tổ), giới tài tử thường đàn kìm với dây Tố Lan vì dây này nghe mùi mẫn, ai oán, thảm não...
    Dây Tố Lan ăn với dây Hò Nhì, cho nên khi hoà tấu, các nhạc cụ khác cũng phải đàn ở cung/bậc Hò nhì.
    Cách lên dây Tố Lan đàn kìm (để đàn bản oán) như sau:

    Dây lớn (tức là dây tồn):

    Buông dây là chữ HÒ
    Phím 1 là chữ XỪ
    Phím 2 là chữ XÀNG
    Phím 3 là chữ XỀ
    Phím 4 là chữ CỒNG
    Phím 5 là chữ LIU
    Phím 6 là chữ U
    Phím 7 là chữ XÁN
    Phím 8 là chữ XẾ

    Dây nhỏ (tức là dây tàn):

    Buông dây là chữ PHAN (OAN)
    Phím 1 là chữ LIU
    Phím 2 là chữ XỰ (già)
    Phím 3 là chữ XÁN
    Phím 4 là chữ XẾ
    Phím 5 là chữ PHAN (OAN) <-- âm vực cao
    Phím 6 là chữ LÍU (LIU đài)
    Phím 7 là chữ XỨ (già) <-- âm vực cao
    Phím 8 là chữ XÁN <-- âm vực cao

    Chơi tài tử mà không biết dây Tố Lan thì thật là một sự thiếu sót quan trọng, vì dây này dùng để đàn các bản oán, vừa hay vừa đúng điệu "dân chơi".

    (còn tiếp Phụng Hoàng Lai Nghi)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Alex Huỳnh (08-06-2015), Candyman (07-11-2022), DOHOANG (29-06-2015), Giang Tiên (06-06-2015), Koala (06-06-2015), Lục Tỉnh (13-06-2015), MEM (07-06-2015), romeo (08-06-2015), SauLucBinh (06-08-2015), thaydat (06-06-2015)

  3. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình không được biết mấy ông như ông ba nói. Nhưng nghe kể lại thì Sáu Ỷ lúc đó ở đây là thiên hạ vô địch. Ông ấy chơi rất nhiều nhạc cụ nhưng nhạc cụ nào cũng hay. Nghe kể lại Thiện Vũ cũng được học ở nhạc viên thành Phố lúc nhỏ lại thêm được các bậc thầy như sáu Ỷ, Sáu Che(cậu ruột của Thiện Vũ) sáu Mãn (vĩ cầm)năm Hiệp (cha ruột) chỉ nên Thiện Vũ mới hay như vậy.
    Hiện nay theo mình biết chỉ còn Văn Của là hay thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (26-01-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Ông Ba là học trò chân truyền của đại lão nhạc sư Ba Thu (ở Long Xuyên), một bậc tiền bối (đã qua đời lâu lắm rồi), cho nên ông Ba đâu có nể ngón đờn của ông Sáu Ỷ (và Hai Ni) là 2 người tương đối cũng có chút tiếng tăm (như chú nói về Sáu Ỷ).
    Tóm lại, theo nhận xét của NP thì ông Ba và ông Mười không phải tay vừa. Một ông là học trò của nhạc sư Mười Khói nổi danh như cồn ở miệt Rạch Giá, Cà Mau... một ông là học trò của nhạc sư Ba Thu nổi danh vùng Long Xuyên, Châu Đốc...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (26-01-2016)

  7. thaydat
    Avatar của thaydat
    Theo mình biết thì Ông Ba chắc tuổi không bằng Sáu Ỷ đâu. Nếu Ông ba hiện giờ khoảng trên dưới 70 thì nếu còn sống Ông Sáu Ỷ khoảng 100 rồi. Không biết Ông Ba Thu Năm nay nếu còn sống thì bao nhiêu tuổi NP ?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (26-01-2016)

  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Ông Ba thì khoảng 75 tuổi, nhỏ hơn ông Sáu Ỷ, còn nhạc sư Ba Thu thì chết lâu rồi nên NP không nghe nói tuổi, nhưng ngang hàng với nhạc sư Mười Khói (kêu Tám Thưa bằng thằng) thì chắc tuổi phải hơn 100.
    Tuy ông Ba nhỏ tuổi hơn ông Sáu Ỷ, nhưng là học trò của danh sư.
    Lớn tuổi hơn không hẳn là đương nhiên đờn hay hơn (như Danh Phận làm sao ngón đờn kìm hay hơn mấy tay trẻ bây giờ như Kiều My học đờn từ ông Ba Tu).
    Cho nên tuổi tác không luận được tài năng.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (26-01-2016)

  11. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình không nói về đàn hay dỡ ở phương diện tuổi tác, ý mình muốn so sánh tuổi tác để tìm hiểu thêm xem Ông Ba Thu và Ông sáu Ỷ có mối quan hệ nào không trong lĩnh vực nghệ thuật như đồng môn ...Chắc có lẽ những ông này có quen biết nên mấy ông như Năm Hiệp .Sáu Che...mới dắt Thiện Vũ lúc 18 tuổi về Rạch giá và gặp ông Mười nên mới có vụ hòa đàn mà Thiện Vũ đỗ mồ hôi như NP nói
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Ý mình muốn so sánh tuổi tác để tìm hiểu thêm xem Ông Ba Thu và Ông sáu Ỷ có mối quan hệ nào không trong lĩnh vực nghệ thuật như đồng môn...
    Nhạc sư Ba Thu không phải người sinh quán ở Long Xuyên. Ông là thầy đờn đi dạy đờn tứ xứ, nhưng có một thời gian dài trụ lại Long Xuyên lâu, nên có thể không là đồng môn với ông Sáu Ỷ, vì theo ông Ba nói thì rơ đờn của ông Ba (học trò của nhạc sư Ba Thu) khác xa với rơ đờn của ông Sáu Ỷ. So sánh cho dễ hiểu, như rơ đờn của NSUT Ba Tu với rơ đờn của nhạc sĩ Danh Phận hiện nay vậy.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  13. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (26-01-2016)

  14. thaydat
    Avatar của thaydat
    Những Ông như Sáu Che. Hai Hiệp,Sáu Mãn đã nhắc ở trên tuổi đời chỉ bằng con cháu Ông sáu Ỷ thôi.Nghe kể lại những ông ấy lúc chơi đàn khoảng ba mươi mấy thì ông Sáu Ỷ đã ngoài 60 rồi. Những ông này chắc đồng trang lứa các ông như ông ba, ông mười ở Rạch Giá hòa đàn với TV lúc 18 tuổi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (26-01-2016)

  16. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    Những Ông như Sáu Che, Hai Hiệp, Sáu Mãn đã nhắc ở trên tuổi đời chỉ bằng con cháu Ông Sáu Ỷ thôi.
    NP không nghe ông Ba nhắc đến tên các ông như Sáu Che, Hai Hiệp, Sáu Mãn...
    Chỉ nghe ông nhắc đến ông Sáu Ỷ và ông Hai Ni thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  17. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (26-01-2016)

  18. thaydat
    Avatar của thaydat
    Mình chỉ suy đoán thôi hiện nay nghe nói chỉ còn có ông sáu Che( nhỏ tuổi nhất trong những ông kể trên) thôi nhưng cũng đã trên dưới 90 rồi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  19. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (26-01-2016)

  20. thaydat
    Avatar của thaydat
    Hôm nay ghé ông bạn mình nghe ông ấy đàn PHLN Kí âm của NP Mình thấy có mấy điểm sau đây:
    1. Chữ xàng dứt câu 3 ông ấy nhấn không tới(non)
    2.Ở nhịp thứ 8 ông ấy tưởng chầu nên ngắt chỗ xang rồi về xang.(không liền mạch như kí âm cây đàn kìm)
    3. Tương tự như vậy ở câu cuối nhịp thứ 7 dứt chữ liu và câu 8 cũng dứt chữ liu. ( chổ nhịp 7-8 câu 3 )ông ấy cũng ngắt không liền mạch...
    Mình so sánh theo chữ đàn của kí âm cây đàn kìm nên có nhận xét như thế không biết kí âm cây guitar có giống tiêt tấu vậy không/ NP cho ý kiến.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  21. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (26-01-2016)

Trang 81/97 ĐầuĐầu ... 31 71 77 78 79 80 81 82 83 84 85 91 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL