Trang 9/19 ĐầuĐầu ... 5 6 7 8 9 10 11 12 13 ... CuốiCuối
  1. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bạn nguyenphuc ơi! Bạn chỉ cho tôi cách chuyển dây từ dây hò nhất sang hò tư và ngược lại (đàn vọng cổ). Khi chuyển từ dây hò nhất câu 1 sang câu 2 , 3 sang 4..v..v..dây hò tư (và ngược lại) thường thì đàn láy mấy nhịp? Nếu láy 4 nhịp dây hò nhất chữ đàn xề sang dây hò tư tiếp theo là chữ đàn của dây nấy (và ngược lại).... ? Xin cảm ơn.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 4 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (27-04-2015), MEM (16-03-2015), romeo (16-03-2015), SauLucBinh (09-05-2015)

  3. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Chú thaydat ơi,
    Cổ nhạc tài tử hình thành và phát triển phần lớn trong giới bình dân (không phải trong giới bác học) ở miền Nam, lúc đó không có trường lớp chính quy nào cả, cho nên cách ký âm (viết bản đàn) không có sự thống nhất. Đó là chưa kể sự "lập dị" của một vài thầy đàn. Hầu hết "thầy đàn" nhạc tài tử đều xuất thân từ giới bình dân (xin lỗi, ít học) nên sự hiểu biết (kiến thức) cũng có giới hạn. Do đó có những người viết bản đàn không theo một quy tắc nào khả dĩ phổ thông, nên ai viết (bản đàn "mở rộng") thì người đó biết. Vì vậy mà NP không thể biết rõ chữ đàn nào phải bấm ở phím nào của các nhạc sĩ (và thầy đàn) khác.
    Bởi vậy các bậc tiền bối nói "học chân phương, đàn hoa lá" là vậy. Chân phương là lòng bản chính của tiền tổ hậu tổ, tiên sư tổ sư để lại (chân phương ai cũng biết). Hoa lá là do mỗi nhạc công nhạc sĩ tự chế biến ra. Chế biến thì của ai nấy biết, trừ phi nghe chính họ đàn để biết chữ đàn (nốt nhạc) đó nằm ở đâu trên phím đàn (tức là thẩm âm).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (15-05-2015)

  5. thaydat
    Avatar của thaydat
    Nhân đây Nguyenphuc chỉ cách đàn kí âm các bài viết của Nguyenphuc cho tôi trên cần đàn đi. Hiện tôi cũng chưa rõ cách kí âm của bạn lắm không biết phải đàn ở âm vực thấp hay cao dây đại hây dây tiểu.Thường thì phải mò ở âm vực thấp rồi âm vực cao dây đai dây tiểu nghe chổ nào êm thì lấy, nhiều khi chắc không đúng với ý của bạn. những chữ nhạc như líu thì bạn muốn đàn ở âm vực cao hay là tính cao độ của nó so với âm trước và sau nó của ngũ cung? tương tự như xự? xư? xứ, cồng cống cộng?....
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    nguyenphuc (15-05-2015), romeo (15-05-2015)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    - Tính cao độ của nó, so với âm trước và sau nó của ngũ cung.

    - Nghe chỗ nào êm thì lấy <-- cái này đúng luôn !
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (15-05-2015), thaydat (15-05-2015)

  9. thaydat
    Avatar của thaydat
    Bây giờ ca vọng cổ người ta thường ca 3 câu theo kiểu 2 câu liền và câu cách khoảng. Ví dụ 1,2, 6; 3,4, 6. Thì khuông láy đầu của câu cuối này đàn như thế nào?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to thaydat For This Useful Post:

    Giang Tiên (04-06-2015), romeo (04-06-2015)

  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Xin chú thaydat nói cho cụ thể là câu nào qua câu nào (riêng 1 qua 2 thì khỏi nói rồi).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Giang Tiên (04-06-2015), romeo (04-06-2015)

  13. thaydat
    Avatar của thaydat
    Láy đầu của câu 2 qua câu 6; Câu 3 qua 6.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (04-06-2015)

  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Vọng cổ nhịp 32 là đàn khuông, cho nên khi dứt câu 2 thì đàn khuông XỀ như bình thường rồi bắt qua khuông thừ 2 của câu 6 (khuông XÊ), sau đó tiếp tục câu 6 bình thường.
    Về câu 3 qua 6 thì đàn giống như câu 15, 16 hoặc 19, 20 (15, 16 và 19, 20 giống nhau). Tức là khuông 1 HÒ (khuông đầu câu 4), khuông 2 XÊ như câu 6 bình thường. Thật ra "câu 3 qua câu 6" thực sự nó chính là câu 15 qua 16 hoặc 19 qua 20, nhưng người không rành nên tưởng đó là câu 3 qua câu 6 (chỉ biết vọng cổ 6 câu mà không biết vọng cổ 12 câu).
    Mai mốt chú thaydat nói câu 15-16 hoặc 19-20, đừng nói câu 3 qua câu 6 người ta cười chết.
    Câu 15 qua 16 và 19 qua 20 (trùng y như nhau), người không rành 20 câu vọng cổ nghe ca nói là câu 3 qua câu 6 hoặc câu 4 qua câu 6. Một số soạn giả "tự phong" nghe cũng nghĩ vậy nên đặt bài ca viết là câu 4 qua câu 6 (hoặc câu 3 qua câu 6).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (04-06-2015)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    nếu 4 qua 6 thì sao?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (04-06-2015)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Như trên đã nói, không có cái vụ câu 3 qua câu 6 hay câu 4 qua câu 6. Mà đó chính là câu 15 qua 16 hoặc 19 qua 20 (hai cặp này trùng nhau).
    Trong tuồng Bên Cầu Dệt Lụa, Thanh Sang có ca 2 câu này (15-16), nhiều người không biết cứ cho đó là câu 4 qua câu 6. Rồi mấy soạn giả "tự phong" viết bài ca cũng ghi là câu 3-6 hoặc 4-6.
    Câu 16 và câu 20 (trùng nhau), giống câu 6 nhưng khác một chút là khuông đầu dứt HÒ (tức là nhịp thứ tư chữ HÒ).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following User Says Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (04-06-2015)

  21. thaydat
    Avatar của thaydat
    Không phải soan giả viết 12&6 hoặc 34&6 mà người ca ca 12&6 hoặc 34&6 Ví dụ như bản Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà của soạn giả Viễn Châu Người ca ca câu 1,2 & 6.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (04-06-2015)

Trang 9/19 ĐầuĐầu ... 5 6 7 8 9 10 11 12 13 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL