Trang 2/6 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 CuốiCuối
  1. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    LỤC VÂN TIÊN
    Soạn lời: Trần Ngọc Thạch

    (4 câu phản Xuân qua Đảo)

    1 - Vừa nghe tin (xang) (xê____)
    Mẫu thân (xê)___ nhuốm bệnh qua đời (lịu)

    2 - Thương cho__ chàng Vân Tiên (xê)____
    Lỡ dỡ đường công danh (xê)____

    3 - Trời sao phụ tài người ngay (xê)
    Làm trai__ chí cả chưa toại (lịu)

    4 - Nay mất__ Mẹ già (fan)____
    Lại đang lận đận đường xa! (xê)____

    I. (Vào NAM ĐẢO)
    1 - Quay gót trở về quê xưa (xê)
    Năm canh__ chứa chan dòng lệ (lịu)

    2 - Đôi mắt bỗng mù loà (fan)____
    Đủ mọi điều phong ba (xê)____

    3 - Giữa đường bỗng gặp Trịnh Hâm (xê)
    Vốn là một tên gian xão khôn lường (xề)

    4 - Ghét Vân Tiên có tài (xề)____
    Quyết ám hại người ngay (liu)____

    5 - Đưa chàng đến chốn gian trung (liu)
    Đêm khuya__ lặng lẽ như tờ (xề)

    6 - Trịnh Hâm bỗng bất ngờ (xề)
    Xô chàng rơi đáy nước (ú)____

    7 - Hay đâu nhờ mạng phước (ú)
    Giao Long__ dìu đở vào trong (fan)

    8 - Được ngư phủ trên sông (fan)____
    Cứu chàng thoát nguy nan (liu)____

    II.
    9 - Đưa chàng đến Hàn Giang (xang)
    Hỏi thăm__ nhà Võ Công (liu)

    10 - Thông Gia đã ước lời (xề)____
    Định duyên cùng Thể Loan (liu)____

    11 - Thấy Vân Tiên trong cảnh điêu linh (liu)
    Xác xơ__ tiều tụy võ vàng (xề)

    12 - Đôi mắt lại mù loà (xề)____
    Cha con nàng đắng đo (liu)____

    13 - Thể Loan chẳng muốn kết duyên (liu)
    Với một__ kẻ đui mù (xề)

    14 - Nên đổi dạ thay lòng (xề)____
    Chẳng đoái hoài mong ngóng (ú)____

    15 - Võ Công cũng sanh lòng bội ước (ú)
    Liền đem__ chàng đến hang sâu (fan)

    16 - Bỏ mặc__ Vân Tiên (fan)____
    Trong bóng tối triền miên! (xê)____

    III.
    17 - Hỡi ôi! thế thái nhơn luân (xê)
    Ân tình__ đổi trắng thay đen (xê)

    18 - Con tạo khéo trêu ngươi (xê)____
    Bày lắm trò mua vui! (xê)____

    19 - Thương người chân chính thơ ngây (xê)
    Khiến xui__ dạo gót Du thần (lịu)

    20 - Thấy hang sâu có chàng (fan)____
    Cứu thoát vòng nguy nan (xê)____

    21 - Đưa chàng khỏi chốn sơn lâm (xê)
    Hãy còn__ mê man giấc nồng (lịu)

    22 - Tiều phu sớm vào rừng (fan)____
    Lại cứu chàng một phen (xê)____

    23 - Trên đường may gặp Hớn-Minh (xê)
    Là trang__ nghĩa hiệp anh hùng (xư)

    24 - Gặp bạn cũ vui mừng (xư)____
    Chàng an lòng dưỡng thân (xg)____

    IV.

    25 - Sáu năm thấm thoát thời gian (xê)
    Vân Tiên__ đã hết tai nàn (xư)

    26 - Tiên ông ban thuốc thần (xư)____
    Cho mắt chàng sáng ra (xg)____

    27 - Trở lại quê nhà thăm Cha (liu)
    Bày lễ tế mô Mẹ hiền (xề)

    28 - Chưa vơi nỗi ưu phiền (xề)____
    Nghe chuyện nàng Nguyệt Nga (liu)____

    29 - Thương người tình nghĩa thiết tha (liu)
    Tiếc thay__ duyên kiếp lỡ làng (xề)

    30 - Ôi! số phận bẽ bàng (xề)____
    Cũng một trang tài sắc (ú)____

    31 - Chàng ôn nhuần kinh sử (ú)
    Năm sau__ dự trúng Khôi khoa (fan)

    32 - Phú quí__ vinh hoa (fan)____
    Không uổng công đèn sách (ú)____

    V.

    33 - Xãy nghe tin giặc Ô Qua (liu)
    Lệnh vua__ phán trước ngai vàng (xề)

    34 - Vân Tiên__ ra dẹp loàn (xề)____
    Quyết trừ loài hung ác (ú)____

    35 - Năm xưa nàng Nguyệt Nga (liu)
    Phải hy sinh__ để cống Hồ (xề)

    36 - Nay giặc lại tung hoành (xề)____
    Gieo rắc điều binh lửa (ú)____

    37 - Chàng tiến cử Hớn Minh (liu)
    Cùng nhau__ ra sức anh hùng (xề)

    38 - Giữa gươm giáo điệp trùng (xề)____
    Hớn Minh ra oai dũng (ú)____

    39 - Đánh Thiên Long cùng Hỏa Hổ (u)
    Chém__ hai tướng mạng vong (fan)

    40 - Tướng Cốt Đột nỗi xung (fan)____
    Ra đấu cùng Vân Tiên (liu)____

    VI.
    41 - Kém tài khôn nỗi cự đương (xang)
    Sa cơ__ Cốt Đột chạy hoang (liu)

    42 - Vân Tiên đuổi băng ngàn (xề)____
    Chém Cốt Đột đầu rơi! (liu)____

    43 - Nhìn quanh rừng núi âm u (liu)
    Giặc tan__ quên mất lộ trình (xề)

    44 - Thâm sơn có một mình (xề)____
    Bỗng thấy ánh đèn nẽo xa (liu)____

    45 - Giục ngựa đến mái nhà tranh (liu)
    Những mong__ hỏi được đường về (xề)

    46 - Bước ra một lão Bà (xề)____
    Và một__ người con gái (ú)____

    47 - Ôi! rõ ràng tỉnh giấc (ú)
    Nào đâu__ phải chiêm bao (fan)

    48 - Người trước mặt bây giờ (fan)____
    Chính là nàng Nguyệt Nga (liu)____.

    (Cuối câu 48, từ hơi ĐẢO (dây Hò Tư)
    mở hơi Ai (dây Hò Nhứt) qua Song Cước)


    SONG CƯỚC (Dây Hò Nhứt, hơi Ai)

    I.
    1 - …Bàng hoàng (xàng) tái hiệp (xệ)____
    Trông rõ__ mặt người năm xưa (liu)

    2 - Ba lạy đáp ân tình (xàng)____
    Nhờ duyên trời đẩy đưa (liu)____

    3 - Nguyệt Nga kể hết nguồn cơn (liu)
    Năm xưa__ nàng quyết tự trầm (xàng)

    4 - Mang nỗi khổ âm thầm (xàng)____
    Về suối vàng cùng nhau (liu)____

    5 - Sóng thần đã đẩy đưa (liu)
    Quan Âm__ thương gái thảo lành (xàng)

    6 - Rõ tơ tóc ngọn ngành (xàng)____
    Cứu khỏi bể trầm luân (liu)____

    7 - Lạc chốn rừng hoang lạnh (xệ)
    May gặp__ được lão Bà (xàng)

    8 - Nghề canh cưỡi lụa là (xàng)____
    Nương tựa ba năm trời (xàng)____

    II.
    9 /1- …Ngậm ngùi (xàng) lên ngựa (xệ)____
    Vân Tiên__ trở về tâu vua (liu

    10/2- Ôi! quả báo nhãn tiền (xàng)____
    Thái sư về làm dân! (liu)____

    11/3- Còn nàng Võ Thể Loan (liu)
    Hang sâu__ bị hổ đưa vào! (xàng)

    12/4- Trịnh Hâm bị đắm thuyền (xàng)____
    Hại người Trời không dung! (liu)____

    13/5- Sáu lễ__ rướt nàng Nguyệt Nga (liu)
    Đôi bên__ loan phụng giao hòa (xàng)

    14/6- Trai Trung, Hiếu vẹn toàn (xàng)____
    Gái một lòng Liệt Trinh (liu)____

    15/7- Ngồi bên nhau kể lại (xệ)
    Trang sử__ đẹp muôn đời (xàng)./.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 6 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    DOHOANG (26-06-2018), giaonguyentuong (16-12-2014)

  3. khaltt
    Avatar của khaltt
    cho nên nếu chơi 1 bài Nam Ai thì 4 câu phản xuân trở thành 4 câu đầu của bài Nam Ai, thêm 4 câu kế tiếp của bài Nam Ai thì trở thành Lớp 1 Nam Ai (8 câu).
    Sao không phải là 12 câu mà chỉ 8 câu?
    Anh Phuc Khal chưa hiểu chổ này! Như vậy lớp II bắt đầu từ câu mấy?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to khaltt For This Useful Post:


  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi khaltt

    Sao không phải là 12 câu mà chỉ 8 câu?
    Anh Phuc Khal chưa hiểu chổ này! Như vậy lớp II bắt đầu từ câu mấy?

    Đó là do người xưa đã phân lớp như vậy.
    Tất cả 3 bài nam, bài nào thì lớp đầu cũng chỉ có 8 câu thôi.
    Riêng bài Đảo thường chơi 12 câu gọi là 1 lớp rưỡi.
    Hầu hết những lớp khác cũng 8 câu.
    Nam Xuân chơi 20 câu gọi là 2 lớp rưỡi.
    Nam Ai thường chơi 28 câu gọi là 3 lớp.
    Lớp Mái thường ngắt ra riêng vì khác hơi một chút xíu, cũng như Song Cước thường ngắt ra riêng bài Đảo vậy.
    Ngày nay người ta hay chơi tắt (bỏ bớt), ít khi chơi hết bài, vì dài mà trùng lặp nhiều chỗ, cùng một hơi giọng nghe hoài nhàm.
    Cũng như vọng cổ 20 câu mà thường chơi chỉ 6 câu thôi, nên mới có câu nói: "rành 6 câu vọng cổ". Bây giờ rút ngắn hơn nữa chỉ còn 4 câu 1-2 và 5-6 thôi.

    Lớp II Nam Ai bắt đầu từ câu 9, chỗ câu dứt chữ xể đó.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  7. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Hay quá, các cô Tư Sạng, Cô Tư Bé,... ngày xưa là ca toàn trọn 20 câu không đó anh, nghe dài lắm. Nhưng những bài cổ cổ đó em cũng rất thích tìm hiểu, nhiều khi cũng có một điệu mới lạ hay những điệu quen thuộc nhưng thời nguyên thủy có khác.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 3 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:


  9. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Thanh Hậu

    Hay quá, các cô Tư Sạng, Cô Tư Bé,... ngày xưa là ca toàn trọn 20 câu không đó anh, nghe dài lắm. Nhưng những bài cổ cổ đó em cũng rất thích tìm hiểu, nhiều khi cũng có một điệu mới lạ hay những điệu quen thuộc nhưng thời nguyên thủy có khác.

    20 câu là đã ngắt bớt khúc sau rồi đó.
    Toàn bài Nam Xuân 67 câu (kể cả 2 Lớp Trống)
    Toàn bài Nam Ai 68 câu (kể cả 2 Lớp Mái)
    Toàn bài Đảo Ngũ Cung 67 câu (kể cả 2 lớp Song Cước)
    Sở dĩ bài Nam Ai hơn 2 bài kia 1 câu là vì dùng câu 60 làm câu 68 dứt chữ xang mới trở hơi qua Đảo được.

    Cải lương xưa thường ca bài bản nhiều lớp hơn bây giờ, như Văn Thiên Tường ca nguyên Lớp Nhứt 15 câu chớ không phải chỉ ngắt Lớp Dựng (hoặc Xế Xảng) như bây giờ. Hồi xưa ca nhiều hơn thoại, bây giờ thoại nhiều hơn ca.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  11. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Ngày xưa, giới tài tử thường hay chơi ba bài nam đi suốt liền với nhau như là một bài thật dài không ngưng nghỉ.
    Mà 3 bài này thì mỗi bài một hơi khác nhau, không hơi bài nào giống hơi bài nào.
    Vì vậy nỗi khi sắp dứt một bài để qua một bài kế tiếp thì phải đổi hơi mới qua được. Tại chỗ đổi hơi này gọi là phản. Đổi hơi phải đổi từ từ vì vừa đổi hơi vừa đổi nhịp trường canh, hoặc mở ra hoặc thúc lại tuỳ theo bản. Trong giai đoạn chuyển tiếp này thường phải trải qua 4 câu. Do đó 4 câu nằm trong giai đoạn chuyển tiếp (chuyển mạch) này gọi là 4 câu phản. Từ xuân qua ai thì gọi là phản xuân, từ ai qua đảo thì gọi là phản ai (nhưng ít ai nói phản ai mà chỉ nói 4 câu phản mà thôi).

    Nếu nghe hoà tấu liên tiếp 3 bài nam thì sẽ thấy chỗ đổi hơi (phản) đó, cũng tựa tựa như chỗ đổi hơi từ đầu câu 52 Đảo qua Song Cước vậy.
    Nam Xuân đờn nhịp tư trường canh vừa, khi qua Nam Ai thì cũng nhịp tư nhưng trường canh chậm hơn, khi qua Đảo thì cũng nhịp tư nhưng trường canh thúc nhanh lại một chút.

    Những chỗ thay đổi (đổi hơi, đổi trường canh đó gọi là phản). Phản ở đây được hiểu nghĩa là ngược lại, tức là ngược lại với bản trước về hơi và trường canh. Bản trước hơi vui thỉ bản sau hơi buồn, bản trước trường canh nhanh thì bản sau trường canh chậm (và ngược lại). Đổi trường canh (nhanh chậm) không phải đổi cái rẹt là xong mà phải đổi từ từ tức là chậm hoặc nhanh từ từ, thời gian từ từ này nằm trong vòng 4 câu. Nên gọi 4 câu phản.

    Phản là phản hơi phản trường canh, chứ 4 câu đó thuộc về bản sau chứ không phải của bản trước. Bởi vậy khi chơi suốt liền 3 bản thì gọi 4 câu đó là 4 câu phản nghe có vẻ riêng biệt. Nhưng nếu chơi một bản duy nhất thì 4 câu phản đó thuộc về bản sau. Thí dụ 4 câu phản xuân thuộc về bài Nam Ai, cho nên nếu chơi 1 bài Nam Ai thì 4 câu phản xuân trở thành 4 câu đầu của bài Nam Ai, thêm 4 câu kế tiếp của bài Nam Ai thì trở thành Lớp 1 Nam Ai (8 câu).
    Chỉ có 3 bài nam mới có "câu phản". Còn lại tất cả những bài bản khác hoàn toàn không có "câu phản", bởi vì những bài bản khác cùng hơi cùng trường canh thì đâu có "phản" để làm gì.
    Hay quá, giờ GT mới biết là 3 bài Nam này từng đi chung với nhau trong 1 bài.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    giaonguyentuong (16-12-2014)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi khaltt

    Sao không phải là 12 câu mà chỉ 8 câu?
    Anh Phuc Khal chưa hiểu chỗ này! Như vậy lớp II bắt đầu từ câu mấy?

    Bất cứ bài Nam (Xuân, Ai, Đảo) nào, Lớp 1 cũng chỉ có 8 câu chớ không phải 12 câu như anh khaltt hỏi.

    Nói có sách mách có chứng. Cô Kim Loan là giảng viên trường nghệ thuật sân khấu 2 TP.HCM dạy người ta ca cũng nói như vậy nè:





    Lòng bản đờn đối chiếu với xướng âm:

    NAM AI 16 CÂU (LỚP 1, 2)

    LỚP 1

    1. Xế (xang) xang xể (-) xể (-) xể xế phàn (lìu)
    2. Liu xề (-) xế xang (-) xể xế (liu) phàn lìu (-)
    3. Xề phan (liu) là xế (xang), xang xế (xể) là xế (xang)
    4. Liu ú (-) liu xàng (-) liu xáng (xề) là xang (-)
    5. Xế (xang) là xể xang (lìu), xang lìu (-) là xể (xang)
    6. Liu ú (-) liu xàng (-) liu xáng (xề) là xang (-)
    7. Xế xể (xang) là xang xư (lịu), xang xế (xể) là xể xang (lìu)
    8. Líu (công) líu công xê (xàng), liu xáng (xề) xàng liu (-)

    LỚP 2

    9. Xế (xang) xang xể (-) xể (-) xang xế (xể)
    10. Xang xể (-) xê xang (-) liu xáng (xề) là xang (-)
    11. Xế xê (xang) là xang xư (lịu), xang xế (xể) là xể xang (lìu)
    12. Líu (công) líu công xê (xàng), liu xáng (xề) xế xang (-)
    13. Xang (lìu) là (xang), xang xể (-) xế xê (xang)
    14. Liu ú (-) liu xàng (-) liu xáng (xề) xề xang (-)
    15. Xế xê (xang) là xang xư (lịu), xang xế (xể) là xể xang (lìu)
    16. Líu (công) líu công xê (xàng), liu xáng (xề) xàng liu (-)



    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (16-12-2014)

  15. khaltt
    Avatar của khaltt
    Anh Phúc Khal vẫn chưa thông chổ này

    Trong bộ tài liệu hỏi đáp kiến thức tài tử được dùng trong các cuộc thi
    củng như các bài xưa cách phân câu như sau:

    Bản Nam Ai có 84 câu, có 10 lớp
    - Lớp Phản Xuân có 4 câu
    - Lớp 1 có 8 câu, từ câu 1 đến câu 8
    - Lớp 2 có 8 câu, từ câu 9 đến câu 16
    - Lớp 3 có 8 câu, từ câu 17 đến câu 24
    - Lớp 4 có 8 câu, từ câu 25 đến câu 32
    - Lớp 5 có 8 câu, từ câu 33 đến câu 40
    - Lớp 6 có 8 câu, từ câu 41 đến câu 48
    - Lớp 7 có 8 câu, từ câu 49 đến câu 56
    - Lớp 8 có 8 câu, từ câu 57 đến câu 64
    - Lớp 9 có 8 câu, từ câu 65 đến câu 72
    - Lớp 10 có 8 câu, từ câu 73 đến câu 80

    Theo cách chơi bây giờ chỉ 28 câu + 2 lớp mái là 43 câu tức
    - Lớp Phản Xuân có 4 câu
    - Lớp 1 có 8 câu, từ câu 1 đến câu 8
    - Lớp 2 có 8 câu, từ câu 9 đến câu 16
    - Lớp 3 có 8 câu, từ câu 17 đến câu 24

    Như vậy cách phân câu bây giờ khác xưa?

    Tính 4 câu phản trong lớp I thì như sau:

    NAM AI 16 CÂU (LỚP 1, 2)

    LỚP 1

    4 câu phản
    1-1. Xế (xang) xang xể (-) xể (-) xể xế phàn (lìu)
    2-2. Liu xề (-) xế xang (-) xể xế (liu) phàn lìu (-)
    3-3. Xề phan (liu) là xế (xang), xang xế (xể) là xế (xang)
    4-4. Liu ú (-) liu xàng (-) liu xáng (xề) là xang (-)

    (Lớp I xưa)
    1-5. Xế (xang) là xể xang (lìu), xang lìu (-) là xể (xang)
    2-6. Liu ú (-) liu xàng (-) liu xáng (xề) là xang (-)
    3-7. Xế xể (xang) là xang xư (lịu), xang xế (xể) là xể xang (lìu)
    4-8. Líu (công) líu công xê (xàng), liu xáng (xề) xàng liu (-)

    LỚP 2

    5-9. Xế (xang) xang xể (-) xể (-) xang xế (xể)
    6-10. Xang xể (-) xê xang (-) liu xáng (xề) là xang (-)
    7-11. Xế xê (xang) là xang xư (lịu), xang xế (xể) là xể xang (lìu)
    8-12. Líu (công) líu công xê (xàng), liu xáng (xề) xế xang (-)


    (Lớp II xưa)
    9-13. Xang (lìu) là (xang), xang xể (-) xế xê (xang)
    10-14. Liu ú (-) liu xàng (-) liu xáng (xề) xề xang (-)
    11-15. Xế xê (xang) là xang xư (lịu), xang xế (xể) là xể xang (lìu)
    12-16. Líu (công) líu công xê (xàng), liu xáng (xề) xàng liu (-)

    Như vậy lớp I ngày xưa và lớp I bây giờ khác nhau?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 5 Users Say Thank You to khaltt For This Useful Post:

    giaonguyentuong (16-12-2014)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Cái này, nguyên ủy như thế nào NP cũng không rõ lắm.
    Có thể hồi xưa vấn đề thông tin liên lạc khó khăn nên ít có dịp giao lưu rộng rãi với nhau do đó có sự không thống nhất trong cách phân lớp chăng ?
    Hồi xưa cổ nhạc tài tử có 2 nhóm chính là nhóm miền đông và nhóm miền tây.
    Giữa 2 nhóm này cũng có chỗ dị biệt. Chính mấy nhạc sư tiền bối cũng nói vậy. Mà ngay bây giờ cũng vậy, chính anh Koala cũng nói cô (bà) Bạch Huệ cũng hay cãi với mấy ông thầy đàn hoài. Cãi vì những chỗ dị biệt không hài hoà với nhau, nếu vào cuộc chơi mà không nói hay hỏi trước thì khi ca có khi bị lọt chọt.
    Công tâm mà nói, hồi xưa với bây giờ cũng có một số chỗ dị biệt trong những bài bản cổ nhạc tài tử cải lương, mà bất cứ ai đi chơi nhiều cũng đều nhận thấy. Nhưng do vui và cầu tiến là chính nên mọi việc cũng êm xuôi vui vẻ, có khi lại học hỏi lẫn nhau.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    giaonguyentuong (16-12-2014)

  19. Koala
    Avatar của Koala
    Nguyên văn bởi khaltt
    Anh Phúc Khal vẫn chưa thông chổ này

    Trong bộ tài liệu hỏi đáp kiến thức tài tử được dùng trong các cuộc thi
    củng như các bài xưa cách phân câu như sau:

    Bản Nam Ai có 84 câu, có 10 lớp
    - Lớp Phản Xuân có 4 câu
    - Lớp 1 có 8 câu, từ câu 1 đến câu 8
    - Lớp 2 có 8 câu, từ câu 9 đến câu 16
    - Lớp 3 có 8 câu, từ câu 17 đến câu 24
    - Lớp 4 có 8 câu, từ câu 25 đến câu 32
    - Lớp 5 có 8 câu, từ câu 33 đến câu 40
    - Lớp 6 có 8 câu, từ câu 41 đến câu 48
    - Lớp 7 có 8 câu, từ câu 49 đến câu 56
    - Lớp 8 có 8 câu, từ câu 57 đến câu 64
    - Lớp 9 có 8 câu, từ câu 65 đến câu 72
    - Lớp 10 có 8 câu, từ câu 73 đến câu 80

    Theo cách chơi bây giờ chỉ 28 câu + 2 lớp mái là 43 câu tức
    - Lớp Phản Xuân có 4 câu
    - Lớp 1 có 8 câu, từ câu 1 đến câu 8
    - Lớp 2 có 8 câu, từ câu 9 đến câu 16
    - Lớp 3 có 8 câu, từ câu 17 đến câu 24

    Như vậy cách phân câu bây giờ khác xưa?
    43 câu ngày nay chơi không tính 4 câu phản xuân đâu Khal ơi, người ta chơi bắt đầu từ lớp 1 , qua lớp 2, 3 và 4 câu lớp 4, sau đó là 15 câu mái

    Nguyên nhân chính là chơi hết 80 câu chắc mọi người ngủ hết

    Tương tự vậy,mấy bài dài dài như Xàng Xê, Bát bản, Cổ bản trường... giờ còn mấy ai đàn ca trọn bài nữa đâu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 5 Users Say Thank You to Koala For This Useful Post:

    giaonguyentuong (16-12-2014)

  21. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Ngày xưa thường người ta sáng tác toàn trọn lớp không đó anh Koala.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

Trang 2/6 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL