1. Phong_Vũ
    Avatar của Phong_Vũ
    Gắn bó với màn ản nhỏ HTV từ nhiều năm qua, mỗi khi nhắc đến những vai diễn ấn tượng trong cuộc đời 50 năm theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật, NSƯT Thanh Tuấn vẫn luôn nhớ về những kỷ niệm đẹp của vai diễn Chu Văn An trong kịch bản cùng tên (tác giả Phi Hùng, đạo diễn NSƯT Hoa Hạ). Vai diễn đã giúp anh đạt giải diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim truyền hình toàn quốc năm 2000 và từ vai diễn này anh đã bắt đầu theo nghề sáng tác bài ca vọng cổ.
    Từ những cống hiến cụ thể cho sự nghiệp sân khấu dân tộc, anh đã được nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT. Anh tâm sự: “Tôi rất vui khi nhận được thông báo mình có tên trong danh sách nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 2007. Dù muộn hay sớm đối với tôi đó cũng là niềm vinh dự.

    Tôi cho rằng sự nghiệp sân khấu cải lương nói riêng trong tổng thể văn hóa Việt nói chung đang cần sự chung tay góp sức của nhiều thế hệ nghệ sĩ. Những người đi trước luôn truyền ngọn lửa yêu nghề cho thế hệ đi sau. Như thế hệ chúng tôi ngày trước đã có bác Năm Châu, cô bảy Phùng Há, cô Bảy Nam, cô hai Kim Cúc…

    Đã trực tiếp hướng dẫn, uốn nắn và rèn luyện đạo đức, nhân cách cũng như nghề nghiệp cho mỗi nghệ sĩ. Tôi sẽ luôn ghi nhớ công ơn của những bậc tiền nhân đã dát vàng cho nghệ thuật cải lương, để bộ môn này luôn lấp lánh những hào quang được công chúng yêu mến”.

    Để đánh dấu quá trình phấn đầu của chặng đường 45 năm theo nghề, tối 4/5/2007 NSƯT Thanh Tuấn đã tổ chức chương trình live show mang chủ đề Đêm tơ vàng (đạo diễn NSTS Bạc Tuyết) tại Nhà hát TP. Trong đêm diễn này anh tái diễn những vai tuồng được khán giả yêu thích như...

    A Khắc Chu Sa (Người tình trên chiến trận), Ngủ Châu (Đường gươm Nguyên Bá), Huy Bình (Tìm lại cuộc đời), Kim Trọng (Trăng thề vườn Thúy) và không thể không nhắc đến vai Chu Văn An. Tham gia đêm diễn này có các nghệ sĩ: Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Minh Phụng, Tuấn Sáng, Cẩm Tiên, Thanh Nam, Thanh Thủy, Anh Vũ, Tấn Beo, Tấn Bo, Ngân Tuấn, Chung Tuấn và Vũ đoàn Hương Sen.

    Gặp lại anh tại Đầm Sen khi anh đang chuẩn bị tham gia chương trình Vầng Trăng Cổ Nhạc của HTV, hỏi về bí quyết để giữ giọng ca suốt 50 năm vẫn trầm ấm, truyền cảm, anh cười giòn lý giải: “Tôi phải cảm ơn cuộc sống, vì có cuộc sống, có sự tác động của con người thì nghệ sĩ mới cảm xúc chân thật và hát bằng cả cả tâm hồn mình”.

    Cách đây không lâu HTV đã tổ chức chương trình Những cánh chim không mỏi tại rạp Hưng Đạo (năm 2003). Chương trình do đạo diễn Hoa Hạ dàn dựng biên tập Kim Hà đã đặt tên chương trình của tôi là Tiếng tơ vàng không dứt. Tôi nghĩ đó là một cụm từ mỹ miều để nói về giọng ca không chỉ của riêng tôi, mà của nhiều nghệ sĩ cải lương.

    Thật ra để được gọi là tiếng tơ vàng thì cả một đời nghệ sĩ phải phấn đấu không ngừng. tôi đã hát như một người đam mê vọng cổ, say đắm sân khấu cải lương và cho đến bây giờ giấc mơ được sống với nghề vẫn thúc giục tôi làm những cuọc đột phá mới. hai chữ “không dứt” ở đây được hiểu như một định mệnh buộc người nghệ sĩ phải lao tâm, khổ trí để bồi đắp nghề nghiệp cho thật vững vàng.

    Hôm nay, sau 50 năm rèn luyện không ngừng để xứng đáng với ước mơ được đứng vào hàng ngũ của những danh ca vọng cổ của Việt Nam, tôi thực hiện live show và dứt khoát không hát nhép, chỉ hát bằng đúng hơi thở và sức khỏe đang có, để bảo vệ bí quyết: hát thật bằng trái tim mình”.
    NS Thanh Tuấn và NS Chí Tâm

    Trả lời câu hỏi: anh định hình ngay từ buổi ban đầu đến với sân khấu là một ban đầu đến với sân khấu là một kép ca, nhưng từ sau nhiều vai diễn đi vào nội tâm sâu sắc, người xem cải lương đã bắt gặp ở những nhân vật của anh như: đại úy Huy Bình (Tìm lại cuộc đời), Chu Văn An (vở cùng tên), Phạm Lãi (Tây Thi), A Khắc Chu Sa (Người tình trên chiến trận) … cá tính sáng tạo rất riêng. Anh đúc kết được bài học gì qua những vai diễn này?

    Rất khiêm tốn NSƯT Thanh Tuấn đã nói: “Tôi thích khám phá cái mới. để ca diễn tốt phải có thời gian để tìm hiểu kỹ về nhân vật. Liên hệ với bản thân, gia đình để có thái độ bình phẩm thật đúng. Tôi muốn tri ân tình cảm mà khán giả đã dành cho một kép hát trong 50 năm.

    Tình cảm đó là điểm tựa để tôi vươn tới phía trước để sân khấu cải lương có một đàn chim không mỏi cánh, che bóng mát cho đàn chim non chập chững bay vào bầu trời nghệ thuật mà HTV đã từng tôn vinh. Sau khi diễn vai Chu Văn An của HTV, tôi đã có niềm tin để tập sáng tác bài ca cổ, đến nay đã có 70 bài ca, trong đó có 12 bài được TTBN Rạng Đông sản xuất và phát hành Album.

    Nghề viết là hướng đi mới của tôi và cho tôi nhiều cơ hội để khẳng định mình. Tôi đang cố gắng viết một kịch bản về người nghệ sĩ trong cuộc sống hôm nay, đứng trước cái mới và nguy cơ quên đi truyền thống bởi đồng tiền. Có thể tôi sẽ gửi cho Ban văn nghệ HTV để dàn dựng trong thời gian tới”.
    NHƯ LAN
    Nguồn tin: Báo sân khấu
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL