Trang 1/4 1 2 3 4 CuốiCuối
  1. MEM
    Avatar của MEM
    Minh Phụng - "Hoàng tử CL kiếm hiệp":

    Kỳ 1: Vì mê Minh Cảnh mà theo nghề hát


    Giữa thập niên 60-70 của thế kỷ XX, tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung làm say mê hàng triệu khán giả VN, tiếp theo đó những bộ phim kiếm hiệp Hồng Kông...du nhập vào miền Nam, rất được khán giả SG thời đó thích xem. CL miền Nam thời ấy, sau những loạt tuồng La Mã, Ả Rập, Ấn Độ, Dã sử,...bắt đầu bớt ăn khách, các ông bầu tìm cách thay đổi hình thức, đêm câu chuyện và màu sắc kiếm hiệp vào SK để thu hút khán giả. Đây là mảnh đất màu mỡ để các tác giả khai thác cốt chuyện tình éo le, những màn đánh đấm đu bay, phóng phi tiêu, lăng xê đào kép trẻ có giọng ca hay. Đứng đầu loại hình này là sân khấu Kim Chung, những ngôi sao: Minh Cảnh, Diệu Hiền, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ...thành danh từ loại tuồng CL kiếm hiệp. Người có tài đánh kiếm, đu bay hay nhất là NS Minh Cảnh, sáng đẹp nhất là NS Minh Phụng.

    Trong ba nghệ sĩ lấy họ Minh làm nghệ danh, Minh Phụng nổi tiếng sau Minh Cảnh, trước Minh Vương. Họ đã cùng các nữ nghệ sĩ: Diệu Hiền, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ... chống đỡ bảng hiệu Kim Chung thi tài cùng đoàn CL Thanh Minh - Thanh Nga, Dạ Lý Hương, tạo nên sinh hoạt sân khấu sôi động một thời.

    Nghệ sĩ Minh Phụng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt, làm say mê hàng triệu con tim khán giả, những băng dĩa do Minh Phụng hát chánh cho tới ngày nay vẫn còn ăn khách. Khán giả nhớ Minh Phụng qua Áo vũ cơ hàn trong Tâm sự loài chim biển, Âu Thiên Vũ trong Xin một lần yêu nhau, Mộ Dung Thạch trong Kiếp nào có yêu nhau... Hầu như, những khán giả trẻ biết ca vọng cổ đều thuộc lòng những câu do Minh Phụng hát. Minh Phụng là một trong những ngôi sao hàng đầu của sân khấu cải lương. Anh không chỉ được khán giả ủng hộ mà đồng nghiệp cũng dành cho anh sự mến phục đặc biệt. Nhưng mấy ai biết được để đạt được những vinh quang trên sân khấu, bước khởi đầu của anh đã trải qua bao đắng cay, cơ cực.

    Đi bán cá, bán bánh mì, lượm banh tennis có tiền phụ mẹ nuôi nấng các em

    NSUT Minh Phụng tên thật là Nguyễn Văn Thiệu, sinh tại thành phố Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang, ba họ Ngô, mẹ họ Nguyễn, nhà có nhiều anh chị em, sau chỉ còn lại 5 người, người chị lớn thứ tư, Minh Phụng thứ năm, cô em thứ sáu, em trai thứ tám và người em gái thứ út Ba anh làm ăn thất bại đã bỏ gia đình, vợ con đi làm ăn xa không trở về. Người chị tư đi lấy chồng còn lại anh là con trai trưởng. Anh phải lấy họ mẹ thay họ cha, vừa đi học vừa làm đủ thứ nghề vặt như xách nước mướn cho vựa cá, bán bánh mì, bán cà-rem, bán cốm, lượm banh nỉ ở các sân tennis để có tiền giúp mẹ nuôi em nhưng vẫn phải tranh thủ đến trường để học cho xong bậc tiểu học. Nhà thiếu nợ, mẹ anh phải bán bớt một căn nhà để trả vẫn không đủ, tới kỳ chủ nợ đến đòi tiền lời, nhìn thấy mẹ bị chủ nợ chỉn, cậu bé Thiệu rất đau xót, đứng sau hè mà khóc không biết làm gì để giúp mẹ. Mẹ đi làm mướn cho vựa cá, lúc rảnh cậu theo giúp mẹ làm cá cho khách mua, nên dù là con trai, cậu làm cá rất giỏi. Rất mê ca vọng cổ, thần tượng là nghệ sĩ Minh Chí, nghệ sĩ Hữu Phước. Nhà nghèo không có tiền học đờn ca, cậu phải học lỏm với một người bạn, học đờn được ba câu rồi tự tìm hiểu luyện thành sáu câu, dựa theo đó mà vừa đờn vừa ca.

    Chú tiểu lúc mới vào đời

    Lúc khoảng 13-14 tuổi, lên học trung học, anh có một người thầy dạy học gọi bằng cậu Mười bị tật ở chân, không đứng được chỉ ngồi mà dạy chữ. Có một ngôi chùa ở gần đó, vị trụ trì đóng cửa bỏ đi nên ngôi chùa bỏ hoang, anh cùng thầy dạy học và một người bạn nữa đến giữ chùa. Cứ 4 giờ chiều, thầy cho anh về chùa trước tụng công phu, tối ba thầy trò về ngũ giữ chùa, 4 giờ sáng dậy tụng công phu tiếp. Ba thầy trò giữ chùa một thời gian dài, cho tới khi có sư trụ trì khác đến mới giao chùa lại. Ba thầy trò thường mặc áo lam đi tụng kinh (không lấy tiền) cho các nhà nghèo có đám tang quanh xóm. Anh thuộc khá nhiều bài kinh, đến nay vẫn còn nhớ bài kinh đầu tiên là bài kinh Sám Hồng Trần mà mình đã được học.

    Sau khi tốt nghiệp trung học đệ nhất cấp ở truồng Nguyễn Đình Chiều, anh ra trường bán công Trương Công Định học nhảy lên lớp đệ nhị để thi tú tài 1. Anh có một người bạn học tên Ngàn là con nhà giàu đi học trường sĩ quan, khuyên anh nên đi hát, đừng đi lính như anh ta, lỡ chết uổng phí tài năng. Anh ở nhà chăm lo học hành. Mấy tháng sau thì hay tin anh bạn kia chết ngoài mặt trận. Ngẫm nghĩ lời bạn nói đúng, anh quyết định theo hát cải lương.

    ...và nhà sư bị "xô" ra sân khấu

    Một lần, tình cờ nghe chương trình sân khấu truyền thanh trên đài phát thanh, đoàn Kim Chung 2 diễn vở Bên cầu Vọng Thê với cặp đào kép chánh là Minh Cảnh, Diệu Hiền. Nghe Minh Cảnh hát hay quá anh mê mẩn và quyết định đi hát. Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga dọn về rạp Viễn Trương hát, anh gặp thần tượng Hữu Phước đi chiếc xe hơi màu đỏ lộng lẫy, ngưỡng mộ quá, mấy ngày sau anh về xin vô đoàn CL Tân Đô của ông bầu Công Tạo đang tập tuồng tại đình gần nhà sắp sửa khai trương ở rạp Viễn Trường, nghe anh thử hơi, soạn giả Hương Huyền Anh cho anh hát vai thầy chùa trong vở Bến tang thương, đặt nghệ danh cho anh là Tân Tiến, với lời dặn: ''Tao đặt cho mày tên Tân Tiến, mai mốt nổi tiếng nhớ là nhờ đi hát ở đoàn Tân Đô nghẹn''. Ngày khai trương đoàn Tân Đô tại rạp Viễn Trường, anh không biết làm mặt, nhờ cô bạn diễn viên trẻ cùng trang lứa tên Kim út (là nghệ sĩ Lan Thảo ở đoàn CL Hương Tràm - Cà Mau ngày nay) hóa trang dùm. Kép chánh đoàn lúc đó là Hữu Thuận. Tới lớp diễn, anh không dám ra khi nhìn thấy dưới hàng ghế khán giả có chị Tư thế, một ngừơi quen cùng xóm, ông bầu Công Tạo đang ngồi đòn kìm chờ hoài không thấy Tân Tiến ra sân khấu, có người đến báo: ''Nó thấy người quen nên mắc cỡ không dám ra hát Ông bầu ra lệnh: ''Cứ xô nó ra sân khấu''. Đáng lẽ ra sân khấu anh phải ca một lớp Nam xuân, một lớp Xàng xê rồi mới vô vọng cổ, nhưng bị xô ra bất ngờ, anh quên tuồng, vô thẳng vọng cổ luôn, không ngờ khán giả vỗ tay muốn vỡ rạp, trong đoàn khen quá xá. Sau đêm diễn, anh vẫn còn ngại không dám gặp ai thì chị Tư Thế về xóm đồn ầm lên: "Thằng Thiệu, con chú Ba Dần ca hay quá''. Gặp những người quen có coi anh hát đêm ấy, ai nấy đều khen, mời uống cà phê, ăn hủ tíu. Mấy ngày sau, anh khăn gói theo đoàn Tân Đô, hành trang là mấy bộ đồ cũ và một bộ vía mới may mấy chục đồng dành để đi học.

    Theo đoàn hát, không dám uống cà phê chỉ uống sữa nước sôi, vậy mà cũng bị tắt tiếng, không thể hát được. Đoàn lên tới đình An Hòa, ở đường Hưng Phú - Quận 8, anh vẫn còn khàn tiếng, chán nản muốn về lại nhà, nhưng trong túi không còn tiền đành phải đem cái áo sơ mi mới may đi cầm với cái giá rẻ mạt, đủ mấy đồng tiền xe về tới Mỹ Tho...

    * Kỳ tới : ''Gian nan tiếp nối gian nan''

    Việt Khang (Báo Sân Khấu)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  3. MEM
    Avatar của MEM
    Minh Phụng - "Hoàng tử CL kiếm hiệp":

    Kỳ 2: Gian nan nối tiếp gian nan



    Về tới quê nhà Mỹ Tho, bụng đói meo, với nỗi buồn thất chí, lên sân khấu sắc màu rực rỡ, bước xuống đời thường sao mà gian nan, vất vả quá, nhưng sức quyến rũ của nghiệp cầm ca mãnh liệt, không trông lại được. Có phải vì vậy mà người trong nghề hay nói với nhau: "Ăn cơm Tổ rồi khó bỏ nghề lắm''.

    Buồn vì tắt tiếng, bể giọng, chớ có ai bạc đãi mình đâu? ở nhà mấy bữa rồi cũng nguôi ngoai, ăn ngủ bình thường nên giọng ca phục hồi lại Thiệu ra chợ gặp em gái thứ sáu đang buôn bán lẻ ngoài chợ xin tiền với lời thề, lần nầy đi hát là đi luôn, nếu không thành công sẽ không về, thà chết bỏ xác nơi xứ người. Thương anh, cô em vét hết cả vốn lẫn lời được khoảng hai chục đồng đưa cho, số vốn lần thứ hai gia đình lo cho Minh Chứng đi hát. Ngày trước trên báo chương đăng mục ''Trên đường lưu diễn'' thông tin về hoạt động các đoàn hát khắp nơi, thấy tin soạn giả Hương Huyền Anh tách ra khỏi đoàn Tân Đô lập đoàn hát riêng, lấy tên là đoàn cải lương Hoàng Oanh đang tập tuồng ở Sài Gòn, mừng quá Thiệu quyết định đi tìm thầy cũ. Đoàn Hoàng Oanh dọn về ngã ba Chú ía, hát trong miễu Bà Chúa, kép chánh là anh Thanh Phương, tên ngoài là anh Giỏi, diễn rất hay, nhưng khi ca vọng cổ thì hay lấy tay che bên má, gồng mình bởi làn hơi quá ngặt. Mỗi lần như vậy trong đoàn hay cười, vô tình Tân Tiến cũng cười theo, bị anh ta đánh cho một trận tơi bời, mặt mày sưng húp vì cái tội kép con mà bày đặt lếu láo. May gặp chú ba lái xe cho đoàn Thủ Đô nhà ở gần đó, nghe kể sự tình, chú thương, giới thiệu về đoàn Thủ Đô. Phần buồn vì bị đánh mà không ai dám can, phần nghe nói được vô đoàn Thủ Đô mừng quá, vậy là Tân Tiến rời đoàn Hoàng Oanh về đoàn Thủ Đô... nhắc tuồng. Lực lượng đào kép Thủ Đô lúc đó rất mạnh gồm những tên tuổi lớn như Thanh Hải, Tấn Tài, Ngọc Trong, Trương ánh Loan, Như Ngọc... Cỡ như Dũng Thanh Lâm còn hát phụ, nói chi kép con Tân Tiến. Bù lại ở đoàn Thủ Đô lương cao, Tân Tiến dành dụm được chút đỉnh lại thêm may mắn trúng hai tờ vé số, lô thường thôi, đủ tiền sắm sửa vài bộ quần áo mới, mua được 5 chỉ vàng... Số tài sản lớn lần đầu tiên anh có được. Có tiền, chán cảnh ngồi coi hát ở đoàn Thủ Đô, Tân Tiến lại đọc báo, kiếm đoàn Hoàng Oanh đi nữa.

    Đoàn Hoàng Oanh sa sút, ông bầu mượn mấy chỉ vàng của Tân Tiến, hẹn lưu diễn có tiền sẽ trả lại, nhưng càng đi diễn càng thua lỗ, tình thầy trò nên cũng chẳng nỡ đòi tiền. Đoàn Hoàng Oanh về lại Mỹ Tho đụng phải đoàn Kim Chung 2 hát gần đó. Cặp đào kép chánh là Minh Cảnh - Diệu Hiền đang thời ăn khách, khán giả đến xem rất đông... Chờ cho Kim Chung 2 dọn đi, thì đoàn cũng đi luôn, không hát được xuất nào. Tới năm 1963 đoàn Hoàng Oanh rã gánh, số vàng 5 chỉ cho ông bầu mượn coi như đền đáp ơn thầy Tân Tiến về đoàn Hậu Tấn. Đoàn Hậu Tấn tập tuồng ở đường Thành Thái (nay là An Dương Vlrơng) vai diễn của Tân Tiến là ông già đầu bạc... Nhờ lúc mới vào nghề hát đủ loại vai hề, độc lẳng, lão, chú tiểu, nhà sư... nên sau nầy Minh Phụng diễn rất đa dạng, mỗi vai diễn như mỗi mảnh đời phiêu bạt của mình gom nhặt lại Đoàn Hậu Tấn nghèo, bà bầu đi bán bánh canh nuôi anh em nghệ sĩ, bữa nào bán ế, được ăn bánh canh no nê. Hát ở đoàn Hậu Tấn một thời gian, thấy tương lai còn long đong vất vả quá, đọc báo thấy đăng tin soạn giả Thanh Lợi, tên tộc là ông Mười Kiêu, là thợ sắp chữ in, có nhà ở đường Sư Vạn Hạnh, bán nhà lập đoàn hát tên là đoàn cải lương Thanh Phong,Tân Tiến tìm đến đầu quân...

    Nghệ danh Minh Phụng: Vì một chữ tình

    Ở đoàn Thanh Phương, Tân Tiến được hát kép chánh với các vở tuồng Bên cầu định mệnh.(soạn giả Thanh Lợi), Trời hừng sáng (soạn giả Anh trần), Gợn sóng tình (soạn giả Minh Loan)... Thời gian nầy là kỷ niệm đẹp, lãng mạn nhất .. trong đường đời đi hát của anh, từ nghệ danh Tân Tiến đổi thành Minh Phụng... Thật ra vẫn nhớ ơn những người dầu tiên dìu dắt, đặt tên Tân Tiến cho mình với mong muốn anh luôn được tiến bộ, mới hoài... Nhưng ý tưởng thường không như thực tế, Tân Tiến mà cứ lận đận mãi... Sẵn đang yêu, ngươi bạn gái có hai đứa cháu rất dễ thương, đứa tên Minh, đứa tên Phụng, ghép hai tên lại thành Minh Phụng thấy hay hay... Từ đây, tên Minh Phụng chính thức có trên pa nô, trên băng-rôn của đoàn. Dù mối tình ấy đến rồi đi như cuộc đời lang..bạt của kép hát, còn lại với anh một nghệ danh lớn – Minh Phụng - đã làm mê đắm triệu triệu trái tim yêu thích cải lương.

    Soạn giả Thanh lợi rất yêu mến Minh Phụng, muốn Minh Phụng gắn bó với ông lâu dài, đoàn Minh Phụng hát với Mỹ Khanh (vợ ông....bầu) với cô đào Thu Liễu, vai được khen nhất là hoàng tử Ai Dũng...khán giả gặp Minh Phụng ai cũng trầm trồ khen ngợi “Hoàng tử kia, dễ thương, đẹp trai ghê, tui mà có con trai như vậy, tui cưng như trứng mõng...”. Nghe vậy anh càng thương nhớ mẹ quê nhà đang tầng tảo nuôi con, còn mình đang phiêu bạt.

    Theo qui luật thăng trầm, đoàn Thanh Phương lưu diễn miệt Cần Thơ về tới đình Bần Tăng, trời mưa qua, đoàn nằm không hát được. Minh Phụng và cô đào Thu Liễu xuống gầm cầu ở mé sông câu cá về có món ăn cải thiện cho anh em. Ông Thanh Lợi về SG bán tiếp một căn nhà với hy vọng kéo dài sự sống cho đoàn , nhà khó bán, chưa ai mua, đang ngặt nghèo đành chia tay mỗi người một nẻo...Thương cảnh bạn nghèo Thu Liễu cho Minh Phụng về nhà tá túc chờ dịp đi đoàn khác, ba mẹ cô buộc cô đi học may và mời khéo Minh Phụng đi ngay cho, anh kép hát nghèo chưa gặp vận...lại tiếp tục lang thang...

    Xin vô đoàn Thanh Hương – Hùng Minh, đoàn đủ người không nhận

    Ba anh nghe con trai đi hát, kiếm tiền, gặp nhau mừng lắm, bởi ba anh xa gia đình lâu lắm rồi. Thương con Ba anh tìm đến đoàn Kim Chưởng...ông Bửu Tứ, em bà bầu có nhận xét: “Coi chưn cẳng em thấy thằng này có tương lai...chị lăng – xê nó đi”. Đoàn Kim Chưởng là đại ban thời ấy, được hát trên SK Kim Chưởng là ước mơ của nhiều NS trẻ, mới về đoàn được hát thử vai của Quang Nhiều ở Long Xuyên. Tròn vai nên được phân công đóng đúp với NS Minh Chí, thần tượng của mình. Minh Chí về SG thu dĩa, Minh Phụng được tập tuồng rất kỹ...nô nức chờ ngày ra mắt vai lớn...Đêm đầu đoàn hát tại miếu Quốc Công, Vĩnh Long. Minh Phụng chuẩn bị làm tuồng thì được cho hay “anh Minh Chí xuống rồi , đêm nay em để cho anh Ba hát”. Buồn ghê, rơi nước mắt, bao nhiêu ấp ủ, chờ đợi, phút chốc tiêu tan, nửa đêm Minh Phụng rời đoàn chưa biết...phải về đâu???!!!

    *Kỳ sau: Chữ tình gieo với Kiều Tiên rồi...đi biệt dạng

    Việt Khang (Báo Sân Khấu)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to MEM For This Useful Post:


  5. MEM
    Avatar của MEM
    Minh Phụng - "Hoàng tử CL kiếm hiệp":
    Kỳ 3: Chữ tình gieo với Kiều Tiên rồi...đi biệt dạng

    Ở đoàn Thủ Đô không lâu, sau chuyến lưu diễn thành công ngoài miền Trung, đoàn về Nam. Hát ở ngã tư Trung Chánh, ông bầu Long ở đoàn Kim Chung bí mật cử soạn giả Yên Lang qua coi, đoàn Kim Chung đang cần một kép trẻ có thể thay thế nghệ sĩ Minh Cảnh, một nghệ sĩ ăn khách bậc nhất đương thời đang rục rịch ra riêng lập đoàn hát cho mình, tất cả chuyện này khi Minh Phụng nổi tiếng ở đoàn Kim Chung mới biết được. Chính Minh Phụng cũng không ngờ mình lại được ông bầu Long đem về thế chỗ Minh Cảnh. Minh Cảnh là thần tượng số 1, cho tới bây giờ vẫn vậy, Minh Phụng vẫn giữ sự tôn trọng, yêu quý nghệ sĩ Minh Cảnh.

    Rời đoàn Kim Chưởng ở Vĩnh Long lòng tuy nuối tiếc, nhưng tự ái của một nghệ sĩ trẻ mới vào nghề ham hát buộc Minh Phụng phải ra đi, chỉ dừng chân nơi nào cho anh cơ hội được biểu diễn thường xuyên. Đọc báo thấy đoàn hát gần nhất là đoàn Bạch Vân- Quốc Việt đang diễn ở Bạc Liêu. Vậy là khăn gói đi tìm đoàn nhỏ ở đó chắc sẽ đươc hát nhiều, có điều kiện rèn luyện nghề nghiệp, ở hai đoàn lớn Thủ Đô, Kim Chưởng mãi mãi chỉ là kẻ thế vai bất đắc dĩ, dẫu cho các ngôi sao được mình thế vai có đi đoàn khác, thì bầu vẫn phải kiếm ngôi sao khác thế vô, mình lại tiếp tục phòng hờ, đi là phải, nếu muốn làm nên nghiệp lớn...

    Nghĩ vậy, Minh Phụng quyết đi tìm cơ hội mới. Trên đường đi bao nhiêu suy nghĩ lạc quan như sức mạnh làm cho tinh thần thêm phấn chấn, đã hát qua vài đoàn nhỏ, biết mình không đến nỗi khi đến đoàn Bạch Vân-Quốc Việt. Thời đó từ Vĩnh Long xuống Bạc Liêu là muôn dặm đuờng truờng, cuối cùng chiếc xe đò cũng tới Bạc Liêu, nhưng Minh Phụng thì rã rời muốn xỉu đoàn Bạch Vân đã dọn vô Cà Mau diễn đêm đầu... Bụng đói, túi hết tiền, Minh Phụng liền đến năn nỉ ông chủ xe đò cho đi thiếu tiền vé với điều kiện, nếu gặp đoàn Bạch Vân diễn tại Cà Mau sẽ trả tiền liền. Ông chủ xe nghe kể hoàn cảnh thấy tội nghiệp anh kép hát lỡ đuờng bèn cho quá giang. Rồi cũng tới Cà Mau, đến rạp hát thấy bảng hiệu đoàn Bạch Vân - Quốc Việt, mừng muốn khóc, vô đoàn gặp ngay ông bầu xin tiền, nói rõ lý do vì đâu vô đoàn Bạch Vân, ông bầu cho tiền trả tiền xe, cho ăn uống vì thương hại hơn là tin tưởng sẽ hát đọc. May sao trong đoàn có ông soạn giả Minh Đường, mọi người gọi ông là chú Sáu Gồng, nhìn tuớng tá nghe Minh Phụng ca thử ông chấm, còn ông bầu thì thờ ơ, đoàn đang có dàn đào kép đồng đều, ca diễn rất hay như Hồng Vũ, Hoàng Thượng, Minh Lai, Hoài Trúc Phương, Lam Sơn,...Kiều Tiên lúc đó lúc đó 16 tuổi đóng kép con, đào con, chổ đâu cho Minh Phụng hát. Đoàn đang tập vở Tần Thủy Hoàng, đã phân vai xong, Kiều Tiên đóng vai Thư Sinh người bị Tần Thủy Hoàng viết. SG Minh Đường viết thêm vai Tần Phát là cháu Tần Thủy Hoàng , chỉ chạy ra ca, can vua khi vua ra lệnh giết Thư Sinh. Thời đó gác bản nhỏ để vô vọng cổ, các SG hay viết Giang Tô, Hướng Mã Hồi Thành...SG Minh Đường cắt cớ muốn thử tài Minh Phụng nên viết bài gác vô vọng cổ là Tử qui từ. Đêm đầu khai trương, tới lớp này Minh Phụng bước ra sân khấu vô vọng cổ, khán giả vổ tay muốn vỡ rạp, mọi người chúc mừng, ông bầu tạm hài lòng, riêng Minh Phụng vô cùng biết ơn SG Minh Đường. Đoàn tập tiếp tuồng Người Về Trong Sương Tuyết của tác giả Vạn Lý, Minh Phụng được phân vai ông già. Vậy là cái số đóng vai lão cũng không buông tha anh. Không phải ông Bạch Vân không thấy khả năng của Minh Phụng, nhưng vì đoàn đang rất ổn định nếu lăng-xê anh kép trẻ nầy, sợ các anh kép khác giận dỗi bỏ đi. Số sao mà đen quá vậy. May sao còn tình thương của thầy, soan giả Minh Đường, ông nhận Minh Phụng là đệ tử tìm cách nhét vào tuồng những vai nhỏ có ca vọng cổ cho Minh Phụng hát. Cho tới bây giờ tình cảm của thầy Minh Đường vẫn còn in đận trong tim Minh Phụng dù đã hơn 40 năm qua.

    Trong nỗi buồn nghề nghiệp lại có duyên may... Tuổi trẻ, cô đơn, lại rất đa tình, thấy Kiều Tiên nhỏ tuổi dễ thương, làm quen kết bạn, nhưng có má đi theo giữ chặt quá, chỉ lén đá lông nheo, thỉnh thoảng bỏ nhỏ vài câu mây gió. Kiều Tiên thấy anh kép trẻ nhìn cũng dễ coi, nên cũng có cảm tình... Thời gian ở đoàn Bạch Vân- Quốc Việt trui rèn bản lĩnh sân khấu cho Minh Phụng. Đoàn Thủ Đô có hai đoàn, Minh Phụng được ông Ba Bản cho người mời về đoàn 2 hát với thần đồng Hữu Đức. Đoán được thời cơ đã đến, Minh Phụng rời đoàn Bạch Vân. Đêm ra đi anh nhờ chị Thu nhắn Kiều Tiên chỉ xin hôn lên đôi má người yêu với lời hứa khi thành danh sẽ về cưới, rồi anh đi mãi, cho tới khi cưới NS Diệu Huê...


    Nhờ đoàn Thủ Đô có tiền trả nợ cho gia đình

    Tiếng là đoàn Thủ Đô nhưng lúc này đoàn suy yếu nhiều vì các tài danh Thanh Hải, Tấn Tài, Dũng Thanh Lâm đã rời đoàn. Hát ở đoàn 2 một thời gian, đoàn 1 gặp rắc rối trong nội bộ diễn viên, Minh Phụng được điều về đoàn 1, có khi hát chia vai với NS Minh Quang. Minh Quang ca diễn rất hay, lên sân khấu sáng đẹp, lúc này Minh Phụng cũng bắt đầu phát tướng ra vẻ NS hơn là một học sinh tỉnh lẻ. Với giọng đồng sang sảng, dễ hớp hồn khán giả nên dù là một nghệ sĩ đàn anh đang thời xuân sắc, Minh Quang hơi e dè đàn em Minh Phụng. Mỗi đêm diễn đều sai đệ tử ruột là Bat-Man (sau kết nghĩa anh em với Minh Phụng, hiện nay là ngoại vụ cho các đoàn cải lương, ca nhạc), xuống ngồi với khán giả chờ Minh Quang vô vọng cổ là vỗ tay mồi để khán giả vỗ tay theo, nhưng vẫn không lấn lướt đuốc Minh Phụng. Sự có mặt của Minh Phụng ở đoàn Thủ Đô 1 phần nào củng cố lại uy tín bảng hiệu nhờ một ê-kíp soạn giả tài năng như Thiếu Linh, Tương Giang Khánh,... và dàn diễn viên trẻ đẹp. Ông bầu Ba Bản chính thức ký giao kèo với Minh Phụng là 15 ngàn đồng, nhưng trong giấy nợ phải ghi là 30 ngàn, nếu phá giao kèo giữa chừng phải dền số tiền ấy. Ba bốn năm trời đi hát biết bao nước mắt mồ hôi, đó là lần đầu tiên Minh Phụng cầm được số tiền lớn, đủ sức phụ mẹ trả số tiền nợ 7 ngàn đồng mà bao nhiêu năm qua cả gia đình cùng cực nhọc cũng chỉ đủ trả tiền lời. Minh Phụng nhớ lại nỗi tủi nhục của gia đình lúc còn ở nhà, ông đã từng chứng kiến cảnh bà con chòm xóm đi ngang nhà không dám ngó vô vì sợ mẹ ông mượn tiền, mấy lần bà ngã bệnh nặng vì làm việc quá sức ngoài vựa cá. Chính cái nghèo, cái nhục đó của mẹ mà ông mới quyết tâm đi hát, vừa thoa mãn nỗi đam mê, vừa hy vọng thành công về cứu nguy gia đình. Ông Ba Bản cho một số vật dụng, một cây đèn Măng - Xông, Minh Phụng đem về Mỹ Tho đốt đèn lên, bà con lối xóm đến chơi như hội. Cầm tiền đưa cho mẹ trả nợ, hai mẹ con ông mừng rỡ trong nỗi nghẹn ngào,, không ngờ, số nợ tuởng như suốt đời không bao giờ trả nổi đã được thanh toán sòng phẳng bằng số tiền đi hát của ông.

    Ở đoàn Thủ Đô không lâu, sau chuyến lưu diễn thành công ngoài miền Trung, đoàn về Nam. Hát ở ngã tư Trung Chánh, ông bầu Long ở đoàn Kim Chung bí mật cử soạn giả Yên Lang qua coi, đoàn Kim Chung đang cấn một kép trẻ có thể thay thế nghệ sĩ Minh Cảnh, một nghệ sĩ ăn khách bậc nhất đương thời đang rục rịch ra riêng lập đoàn hát cho mình, tất cả chuyện này khi Minh Phụng nổi tiếng ở đoàn Kim Chung mới biết được. Chính Minh Phụng cũng không ngờ mình lại được ông bầu Long đem về thế chỗ Minh Cảnh. Minh Cảnh là thần tượng số 1, cho tới bây giờ vẫn vậy, Minh Phụng vẫn giữ sự tôn trọng, yêu quý nghệ sĩ Minh Cảnh.

    Soạn giả Yên Lang đến Trung Chánh lặng lẽ coi Minh Phụng hát một màn đầu đã bỏ về gặp ngay ông bầu Long nói thẳng: "Bằng mọi giá anh phải bắt thằng này ngay, trễ coi chùng các đoàn khác bắt nó, thì uổng lắm. Thằng này có chân tiền.'' Soạn giả Yên Lang là soạn giả thường trục, uy tín rất lớn với ông bầu Long, những nhận xét của Yên Lang đã trao cho Minh Phụng cơ hội ngàn vàng để từ kim Chung trở thành một ngôi sao - hoàng tử của cải lương kiếm hiệp. Câu chuyện này gần SO nam sau, Minh Phụng mới biết. Ông hàm ơn soạn giả Yên Lang, ông bầu Long. Vậy là Minh Phụng ký công-tra với đoàn Kim Chung bằng một số tiền lớn vừa đền giao kèo cho đoàn Thủ Đô, vừa có trong tay số vốn lớn để mua nhà mua xe. Với công-tra một triệu năm trăm ngàn đồng, lương đêm 2 trăng đồng, lương tháng 6 ngàn. Mới đầu về Kim Chung 4, hát đúp vai với nghệ sĩ Phước Hậu, sau đó về Kim Chung 1 hát vai ông già, đào kép chánh là Kim Chung, Bích Hợp, Kim Nguyên, Hùng Cường. Sau đó, Minh Phụng được hát kép ba. Cho tới bây giờ ông vẫn nhớ tuồng đầu tiên hát kép ở Kim Chung 1 là vở Khói cỏ quê hương (Lạnh hoàng hôn) của tác giả Mai Quân (Năm Triều). Đó là khoảng năm 1967, nếu tính từ năm Minh Phụng bắt đầu đi hát năm 1963, thì trải qua bốn năm lăn lóc phong trần, mới tạm có một chỗ đứng ở Kim Chung.

    Việt Khang (Báo Sân Khấu)


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following User Says Thank You to MEM For This Useful Post:


  7. MEM
    Avatar của MEM
    Minh Phụng - "Hoàng tử CL kiếm hiệp":

    Kỳ cuối: Kỳ cuối_Nổi danh và duyên nghiệp với Mỹ Châu, Lệ Thủy



    Khi được bầu Long thông báo, mình sẽ về Kim Chung 2 hát kép chánh, thay thế những vai của Minh Cảnh,Minh Phụng vừa mừng vừa sợ. Mừng vì được hát kép chánh một đại ban, sợ sẽ rơi đài, thân bại danh liệt vì không thể thay thế nổi Minh Cảnh, một thần tượng cho tới ngày hôm nay, ông vẫn kính phục với thái độ bất khả xâm phạm. Trong trái tim Minh Phụng, Minh Cảnh là tài năng có một không hai, mãi mãi là một tượng đài mà mình không bao giờ dám so sánh.

    Bất mãn, xin nghỉ đoàn Kim Chung...

    Sân khấu Kim Chung có một quy luật rất nghiệt ngã, nghệ sĩ trẻ ở đoàn khác về, nếu thích hợp sẽ nhanh chóng lên như diều gặp gió, ngược lại sẽ xuống đến mất giá luôn. Về Kim Chung một thời gian khá lâu, thấy mình vẫn long nhong hết đoàn 4 tới đoàn 1 rồi qua đoàn 2 và 5 vẫn với vai trò dự bị, Minh Phụng rất sợ rồi mình sẽ rơi vào quên lãng. Anh đến gặp ông bầu Long trình bày ý định xin rời đoàn, tiền công-tra xin cho thiếu lại sẽ nhận tiền từ đoàn khác trả sau. Hiểu được tâm tư của anh kép trẻ, non kinh nghiệm, ông bầu Long đã mắng yêu: ''Mày sao ngu thế, cậu mời mày về là để tạo cho mày có xe hơi, nhà lầu, đừng có dại mà xin nghỉ đoàn, còn nếu ra đi đừng có hối hận nhé, mày chờ đó". Minh Phụng vẫn chưa hiểu định của bầu Long, sau này anh mới vỡ lẽ ra, Minh Cảnh là nghệ sĩ ăn khách số một của Kim Chung thời đó muốn ra lập đoàn riêng, Đoàn Kim Chung mất một nghệ sĩ hái ra tiền, thêm một đối thủ nặng ký, tương lai sẽ gây khó khăn không ít cho công ty Kim Chung. Bầu Long và bộ tham mưu, dù rất tiếc Minh Cảnh nhưng không vì thế mà để Kim Chung suy sụp, Minh Phụng là một lựa chọn táo bạo mà họ cần để thay thế Minh Cảnh. Vào thời điểm đó, là một sự phiêu lưu, xác suất thất bại rất lớn, Minh Cảnh là một ngôi sao ăn khách số 1 của cải lương đương thời, Minh Phụng, một kép hát vô danh, chưa có gì đặc sắc, dùng cũng được bỏ đi cũng được, bằng chứng là một số đoàn khác đã không cần lăng-xê Minh phụng. Bộ tham mưu của Kim Chung thì khác, họ có những kinh nghiệm, những tiên đoán độc đáo và điều đó đã được dẫn chứng.

    Về Kim Chung 2, thế vai thần tượng Minh Cảnh

    Khi được bầu Long thông báo, mình sẽ về Kim Chung 2 hát kép chánh, thay thế những vai của Minh Cảnh,Minh Phụng vừa mừng vừa sợ. Mừng vì được hát kép chánh một đại ban, sợ sẽ rơi đài, thân bại danh liệt vì không thể thay thế nổi Minh Cảnh, một thần tượng cho tới ngày hôm nay, ông vẫn kính phục với thái độ bất khả xâm phạm. Trong trái tim Minh Phụng, Minh Cảnh là tài năng có một không hai, mãi mãi là một tượng đài mà mình không bao giờ dám so sánh. Thật vậy, thời hoàng kim của Minh Cảnh, những đoàn hát nào hát gần đoàn Kim Chung 2 có Minh Cảnh thì chắc chắn đoàn đó sẽ mất khách, có thể phải trả vé . Hình Minh Phụng được treo lên thay thế hình Minh Cảnh ở mặt tiền quảng cáo khán giả đến thấy Kim Chung 2 không còn Minh Cảnh, không thèm mua vé.

    Bà Cao Long Ngà, một người có phần hùn trong công ty Kim Chung đã năn nỉ khách vào xem và bảo đảm Minh Phụng hát rất hay, không kém gì Minh Cảnh. Những luyến láy, cách vô vọng cổ của Minh Cảnh đều được Minh Phụng bắt chước luyện tập giống y chang. Khán giả tạm bằng lòng nhưng đoàn Kim Chung 2 vẫn chưa đông khách. Đoàn phải đi diễn ngoại ô một thời gian, chuẩn bị một kịch bản mới viết riêng cho Minh Phụng. Với hy vọng, hình tượng nhân vật mới sẽ tránh bớt gánh nặng cho Minh Phụng.

    Nổi danh nhờ hát chung với NS Mỹ Châu

    Ban đầu, hát chung với Minh Phụng, Mỹ Châu không nhiệt tình lắm, bởi cô chưa thể tin anh kép trẻ kia có thể thay thế được Minh Cảnh, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng Mỹ Châu lúc ấy đã trở thành một ngôi sao lớn của sân khấu Kim Chung, dù hát với bất cứ kép nào vẫn kéo khách đến rất đông với đoàn. Điều kỳ diệu đã đến, chỉ mấy tháng sau thôi, dần dần khán giả bắt đầu thích Minh Phụng và liên danh Minh Phụng - Mỹ Châu bắt đầu có sức hấp dẫn mới, đỉnh điểm khi đoàn khai trương vở Kiếm sĩ người dơi thì tên tuổi Mỹ Châu, Minh Phụng trở thành những ngôi sao ăn khách bậc nhất, họ là đôi bạn diễn rất ăn ý, một sự thành công đến kỳ lạ Kịch bản Gió giao mùa, Minh Phụng vào vai Thành Cát Tư Hãn, kép độc mùi đúng sở trường, Phương Bình hát vai chánh Cổ Gia Trường, tạo nên cơn sóng gió mới trong sinh hoạt cải lương thời đó. Nghệ sĩ Mỹ Châu tuy là bạn diễn nhưng cho tới hôm nay, Minh Phụng vẫn xem Mỹ Châu như một đàn chị nghề nghiệp, một người ân, chính nhờ được hát với Mỹ Châu mà Minh Phụng trở thành một tên tuổi lớn. Ông thường nói: ''Mỹ Châu có tay lăng-xê kép, nhiều kép trẻ hát cặp với Mỹ Châu đều trở thành nhũng ngôi sao của sân khấu cải lương như tôi, Minh Vương, Thanh Tuấn, Chí Tâm, Hoài Thanh...''.

    Bây giờ nhớ lại Minh Phụng vô cùng khâm phục cặp mắt tinh tường của ông bầu Long. Nếu không về Kim Chung, và nếu không được thế vai Minh Cảnh có lẽ Minh Phụng cũng chỉ là một anh kép hát tầm tầm. Ông cho đó là duyên nghiệp.

    Duyên nghiệp với NS Lệ Thủy

    Đoàn Kim Chung 2 rất mạnh, theo tính toán của bộ tham mưu Kim Chung thì Mỹ Châu với Phương Bình thừa sức giữ vững đoàn Kim Chung 2. Trong khi đó, đoàn Kim Chung 5 đang được trẻ hóa, Lệ Thủy nổi lên thành ngôi sao mới, nhưng thiếu một người kép trẻ xứng tầm, vậy là Minh Phụng được điều về Kim Chung 5 hát cặp với Lệ Thủy, đây là thời gian đẹp, rực rỡ nhất trong sự nghiệp của Minh Phụng. Nếu như nghệ sĩ Mỹ Châu là nền tảng để đưa Minh Phụng trở thành một ngôi sao thì Lệ Thủy là người đã đẩy Minh Phụng lên trở thành một ngôi sao số 1, một thời lùng lẫy.

    Lệ Thủy là người hát cặp lâu nhất với Minh Phụng, người ta đã ví Minh Phụng - Lệ Thủy là cặp sóng thần của sân khấu cải lương thời đó Những Đêm lạnh chùa hoang, Máu nhuộm sân chùa, Mùa Thu trên Bạch Mã Sơn và nổi tiếng nhất, trở thành một kịch bản để đời cho liên danh Minh Phụng - Lệ Thủy tới ngày nay, khán giả vẫn còn nhớ nhũng lời ca của hai nhân vật Âu Thiên Vũ, Hồ Như Thủy, trong kịch bản Xin một lần yêu nhau của tác giả Yên Lang - Nguyên Thảo. Dù Minh Phụng có thu dĩa, đóng cải lương truyền hình với nhiều nghệ sĩ khác như Bạch Tuyết, Phượng Liên, Ngọc Giàu... thì trong lòng người mộ điệu cải lương, Minh Phụng - Lệ Thủy - Mỹ Châu như là một. Minh Phụng luôn cho rằng, ông là người rất may mắn được hát chung với hai nữ nghệ sĩ mà trong như định mệnh đã sắp đặt cho họ có một mối dây liên hệ mật thiết tạo nên những thành công vang dội trên sân khấu cải lương, được người đi sau nhắc nhở mãi mãi. Có hai vai độc mùi mà Minh Phụng nhớ nhất trong đời mình, vào loại xuất sắc, khó có người hát qua, vai Thành Cát Tư Hãn với Mỹ Châu ở Kim Chung 2, vai Ngô Phù Sai với Lệ Thủy ở Kim Chung 5. Trong thế hệ của mình, có thể coi NSUT Minh Phụng là hình mẫu đẹp nhất của chàng kiếm sĩ hào hiệp, giang hồ lãng tử, tài hoa, đa cảm. Đủ sức mạnh vượt qua rừng gươm biển giáo nhưng lại yếu ớt dễ thương chìm lụy trong bể ái trời tình, mới hay chữ tình mạnh hơn sức mạnh ngàn quân.

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Minh Phụng về cộng tác với các đoàn Hương Mùa Thu, Nhà hát Trần Hữu Trang, đoàn Văn công Thành Phố, Sống Chung, Quê Hương Bến Tre, Trung Hiếu và có một thời gian lập ra đoàn Tiếng Chuông Vàng. Nếu trước kia, cách diễn của Minh Phụng làm say mê những khán giả trẻ theo kiểu anh hùng cá nhân thì sau này, ca diễn của ông đa dạng, phong phú hơn, có chiều sâu hơn, đúng với đẳng cấp một nghệ sĩ lớn Những Hòn đảo Thần Vệ Nữ, Kiếp chồng chung, Muôn dặm vì chồng, Bảy mùa mai nở, Gánh cỏ sông hàn, Lửa phi trường, Lệnh truy nã, Mối tình ngang trái... Mỗi nhân vật khẳng định tài năng và vị trí một nghệ sĩ tài hoa, thanh sắc vẹn toàn, thuộc số quý hiếm của SKCL. Một diều rất lạ lùng dù tuổi đã cao, nhưng minh Phụng vẫn giữ đuốc nét trẻ trung, duyên dáng của ngoại hình trẻ hơn rất nhiều so với tuổi đời thật, giọng ca vẫn vậy, chân phương, sang sảng đi vào lòng người một cách mộc mạc không khoa trương, cầu kỳ. Nếu như không có cái ngày định mệnh khắc nghiệt vào năm 2002 đã làm ông gục ngã, nằm viện hơn một năm trời, cho tới bây giờ, vẫn còn mang một chứng bệnh nan y không biết nó sẽ quật ngã ông bất cứ lúc nào. Ông đã một lần chết đi sống lại, một sự hồi sinh kỳ diệu ngay chính gia đình và bản thân ông không tin là ông vẫn còn được sống...


    Việt Khang (Báo Sân Khấu)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. linhhueforever
    Avatar của linhhueforever
    Sao bầu MEM ko gom chung trong chủ đề về Minh Phụng mà tách riêng chi vậy ta???
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. MEM
    Avatar của MEM
    Mỗi kỳ 01 sự kiện, bình loạn cho nó vui.

    Mai mốt làm thư viện, sẽ để list danh sách các bài tập trung. Vậy mới thấy khác nhau í mà! Em thấy vậy ok ko?
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. 10Cuong
    Avatar của 10Cuong
    hôm nay ngày mùng 8 tháng 11 âm lịch , đám giổ đầu của sư huynh 10cường quên mất đi thôi ,
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  11. The Following User Says Thank You to 10Cuong For This Useful Post:


  12. codt06
    Avatar của codt06
    Bài này hay quá a M ơi, chú MP là thần tượng của e đó, từ trên SK cho tới ngoài đời, tiếc là chú mất sớm wa.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  13. The Following 3 Users Say Thank You to codt06 For This Useful Post:


  14. Scarlet
    Avatar của Scarlet
    Chú Minh Phụng hồi trẻ đẹp trai thiệt tình
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  15. The Following 2 Users Say Thank You to Scarlet For This Useful Post:


  16. 10Cuong
    Avatar của 10Cuong
    Nguyên văn bởi Scarlet
    Chú Minh Phụng hồi trẻ đẹp trai thiệt tình
    tia hồi nhỏ cũng đâu có thua ai kon , khakhakhakha ,

    hồi sáng đi ăn giổ tía có ca 2 câu / ngocanh có quay phen chụp hình túi bụi rất tiếc là cái máy chụp hình của tía từ trên lầu 7 rớt xuống tan tát rồi ,
    thôi kể từ nay đã hết rôi , còn đâu cái máý của ngày xưa ,
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  17. The Following 2 Users Say Thank You to 10Cuong For This Useful Post:


Trang 1/4 1 2 3 4 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL