Trang 1/2 1 2 CuốiCuối

Chủ đề: Sương Chiều

  1. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Bản đờn
    SƯƠNG CHIỀU
    13 câu hơi quảng, 25 nhịp, trường canh hoãn điệu (đờn giãn nhịp)
    (Trích trong tập tài liệu cổ nhạc của nhạc sĩ Trọng Khanh)

    1. Xán u liu (CỒNG) cồng cồng cồng xán cồng xề cồng liu (U)
    2. U u u xán u liu (CỒNG) líu cống xê xang xừ xang xê (CỐNG)
    3. Cống cống cống xê cống líu (XÊ) cống xê xang cồng xề cồng liu (U)
    4. "Xàng xê cống xê cống líu (XÊ) cống xê xang cồng xề cồng liu (U)"
    5. Cồng liu u cồng u, cồng cồng liu (U) xế xán u xán cồng xề cồng liu (U)
    6. Cồng liu u cồng u, cồng cồng liu (U) xế xán u xán cồng xề cồng liu (U)
    7. U u .......... u u u (U) ...... công công công công (CÔNG)
    8. Líu cống xê xang xừ xang xê (CỐNG) "líu cống xê xang xừ xang xê (CỐNG)"
    9. Cống líu cống xê xang (XỪ) cồng liu u cồng u, xán u liu (CỒNG)
    10. Xề cồng liu u, "xán cồng xề cồng liu (U)"
    11. Líu líu......... líu xừ, xang xừ xang (XÊ) xê xê , cống xê xang (XỪ)
    12. Cồng liu u cồng u, líu cống xê (XANG) xừ xang xê cống, "líu xàng xê cống líu (CỐNG)"
    13. Xê cống líu cống xê xang (CỒNG) xề cồng liu u (-) <-- dứt ngoại


    Hiện nay có nhiều nơi sửa chỗ nhịp dứt ngoại thành nội như sau:
    13. Cống cống cống, xê cống líu (XÊ) cống xê xang cồng xề cồng liu (U) <- dứt nội



    Ghi chú bản Sương Chiều:
    1. Chữ in trong ngoặc là nhịp trường canh (nhịp chính) rơi vào chân phải.
    Chữ màu xanh blue là nhịp phụ rơi vào chân trái, chân trái là nằm giữa trường canh chia cho dễ đều nhịp.
    Những chỗ có gạch dưới trong ngoặc kép là đờn chầu hoặc đờn nhồi lại nhịp ngoại, không có lời ca.
    Dấu gạch nối nằm trong ngoặc đơn là nhịp ngoại (có giá trị như dấu lặng bên tân nhạc).
    2.Bản Sương Chiều và Tú Anh do cố soạn giả Mộng Vân sáng tác nhạc (và lời đầu tiên). Gồm có 13 câu 25 nhịp đôi, trường canh trung điệu. Sau này theo đà đàn nhịp giãn của các bản oán, giới tài tử cũng đàn giãn nhịp 3 bài quảng Sương Chiều, Tú Anh, Xang Xừ Líu.
    Đàn giãn nhịp là giãn trường canh ra chậm gấp đôi chứ không có thay đổi lòng bản và số câu số nhịp căn bản (người đàn chêm chữ phụ vào cho giãn ra như chêm chữ vào lòng bản các bản oán cho giãn ra vậy).
    Vì chỗ giãn ra này mà có nhiều người lọng cọng trong cách phân nhịp phân câu. Tức là họ nghe đàn chậm gấp đôi rồi phân nhịp chỗ nhịp phụ chân trái cũng làm ra nhịp chân phải y như nhịp chánh vậy. Và cũng vì chỗ đó mà người ta sửa thành dứt nội tại câu dứt (rơi vào chân phải) cho dễ đàn dễ ca.
    Đúng căn bản là Sương Chiều dứt ngoại rồi đàn nối qua bản Tú Anh, chữ XỪ đầu tiên của bản Tú Anh bắt vô nằm chồng ngay (gối đầu) chỗ dứt ngoại của bản Sương Chiều (ngay chỗ song lang dứt).
    Ngày nay cải lương và nhiều người đàn ca chơi bản Sương Chiều dứt nội như đã phân tích và ghi chú ở câu 13 trên.
    Vẫn còn nhiều người gìn căn giữ bản cổ truyền, vẫn đàn ca dứt ngoại bản Sương Chiều. Điển hình là cô (bà) Bạch Huệ.Các anh chị lắng nghe hai bản Sương Chiều dứt ngoại (theo căn bản) và dứt nội theo cải lương ngày nay để nhận rõ và phân biệt theo chỗ câu 13 trên. Khi dò theo nhớ bấm đốt tay để đếm số nhịp trường canh cho thật kỹ, nhất là nghe kỹ chỗ gối đầu bản Tú Anh (chỗ đó không có thời gian bỏ trống, đàn cũng như ca).
    Vừa lắng nghe cô (bà) Bạch Huệ ca, vừa lắng nghe tiếng song lang, vừa dò theo lòng bản Sương Chiều của nhạc sĩ Trọng Khanh posted above với tiếng đàn trong audio, vừa nhịp chân để phối kiểm.
    P/S: Tiếng đàn trong audio Bạch Huệ ca là Văn Vỉ guitar, Bảy Bá tranh

    SƯƠNG CHIỀU (& TÚ ANH)
    Cải Lương Số - Giữ mãi niềm đam mê
    http://www.divshare.com/flash/playli...ew_design=true" type="application/x-mplayer2" showstatusbar="1" volume="100" loop="-1" autostart="false" showcontrols="1" width="440" height="50" > http://www.divshare.com/flash/playli...ew_design=true">
    http://www.divshare.com/flash/playli...ew_design=true">Nhấn chuột phải và chọn Save Target As...

    Nhấn chuột phải vào Save Target sẽ thấy có 3 link audio:
    - Chọn (bấm) link 1 nghe hoà tấu Sương Chiều dứt nội
    - Chọn (bấm) link 3 nghe Bạch Huệ ca Sương Chiều dứt ngoại
    - Link 2 died (chết)
    -----------------------------------
    HAPPY NEW YEAR 2012
    TO EVERYONE

    ----------------------------------
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 10 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    Mekong (16-08-2018), MEM (08-10-2019), romeo (10-03-2016)

  3. Thanh Hậu
    Avatar của Thanh Hậu
    Cám ơn anh nguyenphuc hom nay đã chỉ bài sương chiều và những ghi chú đáng nhớ, tuyệt quá. Trước giờ em cũng không rành, cũng chỉ nghe và hát theo thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to Thanh Hậu For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Thanh Hậu

    Cám ơn anh nguyenphuc hom nay đã chỉ bài sương chiều và những ghi chú đáng nhớ, tuyệt quá. Trước giờ em cũng không rành, cũng chỉ nghe và hát theo thôi.

    Bởi vậy có nhiều người ca bản Sương Chiều hay bị ngờ ngợ chỗ câu 13 sắp dứt đó.
    Người đờn nhịp ngoại thì phải có bài ca đặt ăn khớp theo nhịp ngoại và dĩ nhiên người ca cũng phải ca theo đờn, là ca nhịp ngoại.
    Người đờn nhịp nội thì phải có bài ca đặt ăn khớp với nhịp nội và dĩ nhiên người ca cũng phải ca theo đờn, là ca nhịp nội.
    Chỗ ngờ ngợ đó là chỗ này:
    13. Xê cống líu cống xê xang (CỒNG) xề cồng liu u (-) <-- dứt ngoại
    13. Cống cống cống, xê cống líu () cống xê xang cồng xề cồng liu (U) <- dứt nội

    Nghĩa là bài ca phải cùng dấu thanh chỗ nhịp trường canh thứ nhất của câu 13.
    Người đờn theo căn bản (dứt ngoại) thì chỗ nhịp thứ nhất câu 13 đờn chữ CỒNG, người đờn theo cải lương hiện nay (dứt nội) thì chỗ nhịp thứ nhất câu 13 đờn chữ .
    Đờn mà ca chỗ đó dấu huyền thì chỏi với đờn thành ra nghe ngờ ngợ tưởng đâu ca bị sai vậy.
    Cùng một lẽ trên nếu đờn CỒNG mà ca không dấu cũng nghe chỏi đờn, không ngọt không êm tai không hay.
    Tóm lại người đặt lời ca (soạn giả) càng rành về âm điệu của bản đờn thì viết bài ca mới ngọt ngào, êm tai. Ngược lại ca rất trắc trở không êm, mặc dù nội dung bài ca rất hay.
    Soạn giả Viễn Châu tức nhạc sĩ danh cầm đàn tranh nắm được lý lẽ này nên bài ca của Viễn Châu ngọt ngào êm tai, cách phân lời ca cũng tương ứng với nhịp, không dư không thiếu, người ca không bị kéo hơi chờ đờn, cũng không bị chạy nước rút cho kịp đờn, nếu không sẽ bị rớt nhịp.
    Đặt lời ca càng sát với âm điệu bản đờn thì ca càng êm tai truyền cảm, làm tăng thêm khả năng ca diễn của nghệ sĩ.
    Tân nhạc nghe êm là vì lời ca ăn khớp với từng nốt nhạc.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  7. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Thanh Hậu

    Cám ơn anh nguyenphuc hom nay đã chỉ bài sương chiều và những ghi chú đáng nhớ, tuyệt quá. Trước giờ em cũng không rành, cũng chỉ nghe và hát theo thôi.

    Nguyenphuc nghĩ, không phải riêng Thanh Hậu, mà chắc có rất nhiều người không phân biệt được chỗ này, và nhất là không biết rằng căn bản của bản đờn Sương Chiều do cố soạn giả Mộng Vân sáng tác là dứt nhịp ngoại.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  9. dieulyquehuong
    Avatar của dieulyquehuong
    Sương Chiều : Giọt Sương Thức Dậy
    Sáng tác :Huỳnh Khải
    Theo thơ: Lê Tuấn.
    Dàn nhạc : Huỳnh Khải -Phan Thanh Long-?
    Trình bày : Lê Tứ - Hà Như
    + Các bạn đang xem VIDEO trên website Cải Lương Số
    ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.

    Giọt sương thức dậy

    Điệu: Sương Chiều

    Sáng tác: Huỳnh Khải (13/8/2009)

    Theo thơ: Lê Tuấn.

    Đúng (là) - Em đã nhận (ra)
    - Những tia nắng (hồng) Đậu trên cành lá (-)

    Giọt sương thức dậy long (lanh).Chúc em an lành đón chào bình (minh)

    - (-)- (-)

    - Xem kìa thanh (thanh) ánh sương rạng ngời long (lanh)

    - Nhưng đừng vội (tin) sắc xinh ấy nhờ cây (xanh)

    Mà là (nhờ) sương trong (veo).

    Ánh dương soi xuyên sương (trắng) - ( - )

    Muôn sắc muôn (màu) Âu cũng do Mặt (Trời)

    sinh ra (-). Trời là nguồn tinh (anh)

    - chiếu soi đất (lành) - Vạn vật sinh (sôi)

    Nẩy nở ( - )

    Giọt sương thức dậy long (lanh) Chúc em an lành đón chào bình (minh)



    - (-) - (-)

    - Ước (gì) - anh là giọt (sương)

    - không trong không (màu) chợt vương đâu đó (-)

    Để anh đưa đón bước (em). Với em đi vào khung Trời đầy (thơ)

    - (-)- (-)

    - Xin đừng nhìn (anh) - với niềm hoài (nghi)

    - Anh dù là (sương) cũng không nắng nào rọi (anh)

    vì lòng (này) không trông (mong)

    Được tuyên dương sau khi (chết) - (-)

    Cũng không mong quả đất (này) - sẽ giữ (gìn)

    thân xác anh (-). Đời thật là mong (manh)

    Anh muốn làm điều (gì)- Dù nhỏ (nhoi)

    nhưng có ích (-)

    - Lặng lẽ hiến (dâng) như sương chiều trên thảm lúa (xanh).



    (HẾT)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 5 Users Say Thank You to dieulyquehuong For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  11. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    3 nhịp giãn trong bài quảng Sương Chiều là nhịp nào vậy nguyenphuc?

    Bây giờ vẫn có dứt ngoại, nhưng nếu dứt bài Sương Chiều luôn. Còn bắc qua Tú Anh thì sẽ dứt nội.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 2 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi Giang Tiên

    3 nhịp giãn trong bài quảng Sương Chiều là nhịp nào vậy nguyenphuc?

    Bây giờ vẫn có dứt ngoại, nhưng nếu dứt bài Sương Chiều luôn. Còn bắc qua Tú Anh thì sẽ dứt nội.

    Giãn là đàn giãn (chậm) ra thôi, tức là kéo dài thời gian ra thôi, chứ đâu có thêm nhịp nào.
    Toàn bản Sương Chiều chỉ có 25 nhịp thì giãn chậm cỡ nào cũng chỉ có 25 nhịp thôi,
    Đờn kéo giãn ra thôi chứ không thêm nhịp.
    Cũng giống như xâu giây thun kéo giãn ra mà không thêm vào khoanh thun nào hết.

    Căn bản của bản Sương Chiều là dứt ngoại rồi vô bản Tú Anh ngay tại chỗ nhịp ngoại đó (như cô Bạch Huệ ca).
    Nghe kỹ cô Bạch Huệ ca sẽ nhận thấy rõ điều này.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 3 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  15. cubi35
    Avatar của cubi35
    Audio - Bài Đàn
    Sương Chiều -Tú Anh
    Nhạc Sỹ ; Văn Giỏi
    Cải Lương Số - Giữ mãi niềm đam mê
    Nhấn chuột phải và chọn Save Target As...
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 5 Users Say Thank You to cubi35 For This Useful Post:

    caophihung (10-03-2016), romeo (10-03-2016)

  17. thaydat
    Avatar của thaydat
    NP ơi Khi đàn bài Sương Chiều dây hò tư dứt là chử U mà U này tương Ứng với hò của dây hò Năm (vô vọng cổ) tương tự nếu đàn Sương chiều dây hò nhất dứt là chử U mà U này tương ứng với Hò dây hò nhì(vô vọng cổ)Vậy đàn Sương chiều dây nào để có hò nhất, hò ba và hò tư khi (vô vộng cổ).Xin Cảm ơn
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following User Says Thank You to thaydat For This Useful Post:

    romeo (10-03-2016)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nguyên văn bởi thaydat
    NP ơi Khi đàn bài Sương Chiều dây hò tư dứt là chử U mà U này tương Ứng với hò của dây hò Năm (vô vọng cổ) tương tự nếu đàn Sương chiều dây hò nhất dứt là chử U mà U này tương ứng với Hò dây hò nhì(vô vọng cổ)Vậy đàn Sương chiều dây nào để có hò nhất, hò ba và hò tư khi (vô vộng cổ). Xin Cảm ơn.
    Cái vụ bài bản để gác vọng cổ này nói đầy đủ chi tiết rõ ràng, có đầu có đuôi có ngọn có ngành rất là dài dòng, vì nếu nói tắt ngang thì người nghe không thể nắm vững.
    Để nói từ từ...
    Ngày xưa dân chơi đờn ca không phải muốn gác bản nào là gác, mà phải chọn bản hơi buồn, dứt bản phải tương thích với bản vọng cổ. Nếu gác cho kép ca (hò nhứt) thì thí dụ như đuôi Giang Tô, nếu gác cho đào ca (hò tư) thì thí dụ như Mạnh Lệ Quân (bản vọng cổ Lá Trầu Xanh)... Nói chung là những bản mùi và có âm hưởng buồn, hơi nam, hơi ai...
    Từ tháng 5/75 trở về trước soạn giả nào viết bài ca gác vô vọng cổ cũng đều tuân thủ như vậy. Coi như đó là quy luật.
    Chính soạn giả Viễn Châu nói về Tân Cổ Nhạc Giao Duyên rằng không phải bất cứ bản tân nhạc nào cũng dùng để giao duyên (gác) với vọng cổ được. Mà phải là những bản Bolero tông thứ khi gác (giao duyên) với vọng cổ thì đổi ra tông tương thích với bản vọng cổ đào hoặc kép mà soạn giả muốn dùng. Những bản nhạc tông trưởng không dùng để giao duyên được.
    Trở lại vấn để bản vắn gác vô vọng cổ, như đã nói trên phải chọn bản có hơi buồn, chữ dứt phải tương thích với bản vọng cổ.
    Sau năm 1975, mấy soạn giả trong rừng trong bưng về thành không biết ất giáp gì hết, cứ thích bản nào là cho gác thì vô vọng cổ, rồi bắt các nhạc sĩ phải đờn theo. Bản hơi quảng đâu phải hơi mùi mà cũng cho gác vọng cổ... may mà chưa lấy bản bắc gác vọng cổ... (nhưng nếu là bản bắc thì phải mở ai cái đuôi).
    Nhiều người khác thấy vậy tưởng đâu đúng nên ùn ùn bắt chước làm theo, hơn 40 năm qua rồi đã trở thành tiền lệ nên bây giờ gác tưới hột sen, bản gì cũng gác được hết.
    Trở lại bản Sương Chiều mà chú hỏi. Đối với bản vắn xưa nay chỉ đờn có mỗi một loại dây của bài bản mà thôi, đó là dây hò tư. Khi dứt bản Sương Chiều (hoặc bất cứ bản gì không phải hơi buồn) thì người ta nhồi vài ba chữ (rao vọng cổ) để cho người ca bắt hơi vô vọng cổ, vậy là đủ.
    Còn đờn Sương Chiều dứt U thuận vô vọng cổ hò năm là do ông Ba Tu và Thanh Hải cố ý hòa tấu như vậy. Những người không đờn được dây hò năm thì đành chịu thôi.
    Nếu mỗi loại dây vọng cổ đều phải đổi tông bản Sương Chiều thì thí dụ lấy bản Khốc Hoàng Thiên gác vọng cổ rồi cũng phải làm vậy sao.
    Thôi để trả lời ngắn gọn câu hỏi của chú là không có cái vụ cứ đổi tông bản Sương Chiều hoài, mà giả sử nếu muốn đổi như chú hỏi thì cứ giảm xuống một quãng đúng. Thí dụ gác vọng cổ hò năm thì đờn Sương Chiều hò tư, gác vọng cổ hò tư thì đờn Sương Chiều hò ba, gác vọng cổ hò nhì thì đờn Sương Chiều hò nhứt. Riêg dây hò ba và hò nhứt thì không có dây nào tương thích để gác bản Sương Chiều. Nếu muốn vậy thì người đờn phải tự chuyển tông thôi (mò ra chữ đờn giảm xống một quãng đúng, cũng không khó lắm, dợt hoài sẽ quen).

    *Ghi chú: ngày nay có cái vụ đờn mấy bản mùi như Nam Ai, Lý Con Sáo, Lý Giao Duyên, Ngựa Ô Nam v.v.. dây hò nhứt... chứ hồi xưa không có đâu, mà bắt buộc phải đờn đúng dây của bài bản, đó là dây hò tư.
    Ngay cả bản vọng cổ nhịp tư nhịp tám hồi xưa cũng đờn dây hò tư, kép phải ca lòn. Từ ngày có vọng cổ nhịp 16 rồi 32, kép ca nhiều, nếu để ca lòn bị tù hơi, nên người ta mới chế ra dây Rạch Giá (guitar) để đờn vọng cổ, và đờn kìm thì đờn dây hò nhứt cho tới bây giờ.
    Nhưng dù là bản gì, nếu muốn đờn trên một dây thuộc cung bậc khác thì chỉ cần "đổi tông" thôi, không có gì khó cả (kiểu như NP đã đổi tông mấy bản Vọng Kim Lang, Đoản Khúc Lam Giang cho chú vậy).
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 2 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    romeo (12-03-2016), thaydat (11-03-2016)

Trang 1/2 1 2 CuốiCuối
ANH EM CHANNEL