Trang 5/10 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ... CuốiCuối

Chủ đề: Phụng Hoàng

  1. nhoctanh
    Avatar của nhoctanh
    Phụng Hoàng Lai Nghi - Hán Đế Biệt Chiêu Quân

    1- (------) (------)
    (------) Giữa cung vi (liu)
    Ánh trăng (liu).----- đã tan (liu)
    Mà mặt hồ thu (liu) còn gợn sóng u buồn (xàng)

    2- Như (xg) san sẻ (xể).-----
    Nỗi niềm đau (xg) (------)
    Của Quả nhân (liu) trước giờ (xề)
    Từ biệt Chiêu Quân (liu) (------)

    3/1- (------) (------)
    (------) Chiêu Quân ơi (liu)
    Khanh (liu).----- hãy lau đi (liu)
    Dòng lệ chia ly (liu) đã ướt dầm (xàng)

    4/2- Bờ vai (xg) Trẫm (xể).-----
    Suốt năm canh (xg) (------)
    Nhìn khanh (liu) Trẫm tự thẹn mình (xề)
    Là một Quân Vương (liu) (------)

    5- (------) (------)
    (------) Đã để cho (liu)
    Giang sơn (liu).----- lâm cảnh lửa binh (liu)
    Đổ nát (liu) điêu tàn (xề)

    6- Bởi kẻ ác gian (liu) xúi vua Phiên (xế)
    Cử đại binh hùng (xàng) (------)
    Vì một giai nhân (liu) mà muôn dân (xê)
    Phải lầm than (xê) giữa dòng tên đạn (xự)

    7- (-------) Con mất cha (xg)
    Vợ xa chồng (hò) trong chiến chinh (xê)
    Trẫm mong khanh (liu) hãy quên đi (xê)
    Mối duyên (xê) hương nồng lửa đượm (xự)

    8- Đem thân (xg) bồ liễu (xể).-----
    Cứu lấy sơn hà (hò) (------)
    Nghĩa nặng (xự) tình sâu (xê)
    Trẫm hằng mang (xê) mãi mãi bên lòng (hò)

    9- (------) (------)
    (------) Sương lam buồn (hò)
    Giăng đầy (xàng) cung vàng (xề).-----
    Tây lầu (hò).----- trống điểm tàn canh (xg)

    10- Bình minh (xg) ũ rũ (xể).-----
    Thê lương ãm đạm (xự) (------)
    Như (liu) báo trước một ngày (xề)
    Một ngày tang thương (liu) (------)

    II

    11/1- (------) (------)
    (------) Quân vương ơi (liu)
    Thiếp xin (liu).----- vâng lệnh Quân vương (liu)
    Chỉ tủi thân (liu) bạc phận má hồng (xàng)

    12- Nữ nhi (xg) xuất giá (xể).-----
    Đã đành an phận (xự) (------)
    Huống chi (liu) còn đạo quân thần (xề)
    Nghĩa chúa tôi (liu) (------)

    13/5- (------) (------)
    (------) Dẫu nát thân (liu)
    Cũng chưa (liu).----- đền đáp thâm ân (liu)
    Thiếp nào quản (liu) chân nhuốm bụi đường (xề)

    14/6- Về Phiên bang (liu) diệu vợi ải quan (xế)
    Xa thẳm mịt mùng (xàng) (------)
    Thiếp chỉ mong (liu) xã tắc giang san (xê)
    Của Hớn bang (xê) qua hồi cơ cực (xự)

    15/5- (------) (------)
    (------) Để Quân vương (liu)
    Rảnh tay (liu).----- chỉnh đốn quân cơ (liu)
    Phá giặc phiên (liu) giải họa dân lành (xề)

    16/6- Thì Quân vương (liu) còn nói chi (xế)
    Lời tha thiết khẩn cầu (xàng) (------)
    Mà trong (liu) nghĩa chúa tôi (xê)
    Tình phu thê (xê) thiếp thêm lỗi đạo (xự)

    17- (------) (------)
    (------) Nhớ khi xưa (xê)
    Vâng sắc chỉ (liu) tiến cung (liu).-----
    Nhưng nào đâu (xê).----- đến được bệ rồng (hò)

    18- Bởi gã họ Mao (xg) sàm tấu (xể).-----
    Là quỉ mị yều hồ (hò) (------)
    Nên chưa một lần (xề) diện kiến (ú)
    Đã bị biếm vào lãnh cung (liu) (------)

    19- (------) (------)
    (------) Mượn mấy cung tơ (liu)
    Giãi khuây (liu).----- khi khắc lụn tàn canh (liu)
    Trách Cao Xanh (liu) nỡ đọa đày (xề)

    20- Phận hồng nhan (liu) bạc phước (xế).-----
    Cô độc lạc loài (xàng) (------)
    Ngồi đếm thời gian (liu) trên làn môi (xê)
    Héo hắt (xê) nhạt phai (xg)

    21- (------) (------)
    (------) Rồi một hôm (xê)
    Khi (liu) ánh trăng (liu).-----
    Nghiêng mình (xề).----- qua những chấn song (oan)

    22- Tũi buồn (xề) đơn lẽ (ú).-----
    Thiếp gởi hồn mơ (oan) (------)
    Trong tiếng nhạc (xự) thê lương (xê)
    Với niềm riêng (xê) canh cánh bên lòng (hò)

    23/5- (------) (------)
    (------) Ngờ đâu (liu)
    Quân vương (liu).----- nghe lời khóc than (liu)
    Nhi nữ (liu) giữa đêm trường (xề)

    24/6- Dời chân (liu) xuống lãnh cung (xế)
    Giãi nỗi oan tình (xàng) (------)
    Để đoá hoa (liu) tưởng đã nhạt phai (xê)
    Sắc hương (xê) trong cô quạnh (xự)

    25/7- (------) Dưới nắng xuân (xg)
    Đã khoe hồng (hò) qua hồi long đong (xê)
    Nhưng trời cao (liu) quá khắt khe (xê)
    Khiến xui (xê) phản thần Mao Diêu Thọ (xự)

    26/8- Đem bức chân dung (xg) của thiếp (xể).-----
    Xúi giục vua Hồ (hò) (------)
    Gây thãm hoạ (xự) chiến chinh (xê)
    Đưa sanh linh (xê) vào cảnh tội tình (hò)

    27/9- (------) (------)
    (------) Thôi thì (hò)
    Thân nầy (xàng) đâu màng (xề).-----
    Để đáp đền (hò).----- ơn tấc đất ngọn rau (xg)

    28/10- Còn đây (xg) một chút (xể).-----
    Thâm tình tri ngộ (xự) (------)
    Thiếp (liu) nguyện với lòng (xề)
    Giữ vẹn sắc son (liu) (------)

    III

    29/3- (------) (------)
    (------) Chiêu Quân ơi (liu)
    Trẫm nghe (liu).----- những lời của khanh (liu)
    Mà lòng Trẫm (liu) trăm mối tơ vò (xàng)

    30/4- Trẫm là vua (xg) mà không (xể).-----
    Đức độ nghĩa nhân (xg) (------)
    Ăn năn (liu) thì đã muộn màng (xề)
    Trước cảnh ly tan (liu) (------)

    31/5- (------) (------)
    (------) Ngoài ải quan (liu)
    Ba quân (liu).----- đụt pháo xông tên (liu)
    Quyết giữ (liu) cơ nghiệp Hớn trào (xề)

    32/6- Nhưng (liu) thế giặc Phiên (xế)
    Như biển nổi ba đào (xàng) (------)
    Thất cơ binh (liu) Trẫm đành cam (xê)
    Nuốt (xê) dòng lệ hận (xự)

    33/7- (------) Khom lưng (xg)
    Xin cầu hoà (hò) cống nạp mỹ nhân (xê)
    Trẫm phải đâu (liu) là vật vô tri (xê)
    Nên quá (xê) đau lòng xót dạ (xự)

    34/8- Một bên (xg) xã tắc (xể).-----
    Phải vẹn gìn (hò) (------)
    Một bên (xự) là Chiêu Quân (xê)
    Trẫm xữ sao (xê) cho trọn nghĩa tình (hò)

    35- (------) (------)
    (------) Thôi hãy nhìn (hò)
    Tạn mặt (xự) lần sau cuối (xê).-----
    Vì giáp binh (xê).----- đã sắp lên đường (hò)

    36- Đây (xg) mảnh hàn y (xể).-----
    Đẫm lệ đêm trường (hò) (------)
    Trẫm mặc (xự) cho ái khanh (xê)
    Để (xê) tạ một ân tình (hò)

    37- (------) (------)
    (------) Hãy khắc ghi (oan)
    Nợ núi sông (liu) với mối thù thâm (oan)
    Ngàn năm (liu) vẫn không phai mờ (xề)

    38- Đường về (xề) Phiên bang (oan).-----
    Vó ngựa gập ghềnh (xề) (------)
    Ái khanh (xê) có nhớ rằng (hò)
    Trẫm ngày đêm (xê) dỏi bóng ái khanh (xg)

    39- (------) Nấu nung (xg)
    Lòng căm hận (xự) đợi một ngày mai (xê)
    Đem binh hùng (hò) cởi ách nô vong (xê)
    Tìm đến vua Phiên (xê) phân tài cao hạ (xự)

    40- Rửa sạch (xự) vết nhơ (xê).-----
    Nước loạn dân hèn (hò) (------)
    Đưa người ngọc (xự) về lại Hớn bang (xê)
    Trong tiếng pháo (xê) rền vang (xg)

    IV

    41- (------) (------)
    (------) Quân Vương ơi (xg)
    (------) Đã quá đủ rồi (xàng)
    Cho buổi (ú) tiển đưa (oan)

    42- Khổ đau (liu) rồi cũng sẽ (ú).-----
    Năm tháng phôi pha (oan) (------)
    Quân vương (liu) hãy về đi (liu)
    Thiếp đã bình tâm (liu) tiếp bước đăng trình (xàng)

    43- (------) (------)
    (------) Nơi quê xưa (xg)
    Song thân (xg) đã (xể).-----
    Đất trời (hò).----- cao tuổi hạc (xự)

    44- Em thơ (xg) dại khờ (hò).-----
    Ngày đêm mong đợi (xự) (-----)
    Quân vương (xê) hãy nghĩ chút tình (hò)
    Hải hà (hò) hoạn dưởng cưu mang (xg)

    45/39- (------) Quên đi (xg)
    Một (xự) kiếp hồng nhan (xê)
    Bạc phần (hò) nơi Phiên bang (xê)
    Xa xăm (xê) mờ mịt (xự)

    46/40- Mà ngày tương hội (xự) như áng phù vân (xê)
    Trôi nổi dật dờ (hò) (------)
    Xin vĩnh biệt (xự) quê hương (xê)
    Với tất cả (xê) nỗi lòng nhớ thương (xg)

    47- (------) (------)
    (------) Đoàn xe (xg)
    Đã (xg) buông cương (xê).-----
    Khuất dần (hò).----- trong mưa bụi (xự)

    48- Sao (xg) Nhạn Môn quan (xê).-----
    Vẫn còn đổ lệ (xự) (------)
    Khóc thương người (xề) vì tổ quốc (ú)
    Hy sinh (liu) (------)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 12 Users Say Thank You to nhoctanh For This Useful Post:

    DOHOANG (18-06-2012), Giang Tiên (17-11-2014), LeTam80 (25-08-2012), Mekong (10-09-2019), romeo (17-11-2014), SauLucBinh (06-11-2016)

  3. Giang Tiên
    Avatar của Giang Tiên
    Mình có cách để nói "thật" nhưng không "thẳng" được mà.

    Đúng là khó thể nhất quán được chữ đờn. Nhưng chắc cũng nhiều người nhạc sĩ có lý riêng của họ nhỉ. Tìm 1 bản chuẩn để học đờn thiệt khó.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 3 Users Say Thank You to Giang Tiên For This Useful Post:


  5. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Không phải mỗi nhạc sĩ có lý riêng của họ khi đờn không đúng bản gốc do cụ Nguyễn Quang Đại đặt ra. Mà sự việc do nhiều vị tiền bối kể như thế này:
    Ngày xưa phương tiện lưu giữ và truyền đạt bản đờn chỉ có mỗi một cách là chép tay. Không nói tới trình độ viết chữ, chỉ nói tới chuyện tài liệu để lâu năm, giấy cũ phai màu phai mực hoặc mối ăn rách bìa sứt góc, chữ có dấu thì dấu bị phai mất, hoặc chép tới chép lui tam sao thất bổn, chữ xàng làm mất dấu huyền thành chữ xang, chữ xang viết lộn thành chữ xàng... rồi cứ thế chép qua chép lại. Ai cũng tự cho là mình đúng nên không ai theo ai cũng không truy nguyên căn do nào mà khác nhau... cứ thế... cứ thế dạy cho học trò, rồi trò trọng thầy mà không theo thầy khác. Từ đó mà càng ngày càng sai lạc, giống như một lực ly tâm. Hồi còn ở tâm thì gần (giống) nhau, càng ly tâm thì càng xa nhau.
    Ngay cả tiếng Việt, ngày xửa ngày xưa nước ta chỉ có ngoài đàng ngoài (thời vua Lê chúa Trịnh), có lẽ giọng nói không khác nhau mấy. Từ khi chúa Nguyễn mở mang đàng trong, càng đi sâu vào nam giọng nói càng khác. Cũng là tiếng Việt nhưng miền bắc nói khác, miền trung nói khác, miền nam nói khác (khác giọng). Từ đó suy ra, cổ nhạc tài tử chắc cũng vậy thôi.


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. The Following 7 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (18-06-2012)

  7. khaltt
    Avatar của khaltt
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Không phải mỗi nhạc sĩ có lý riêng của họ khi đờn không đúng bản gốc do cụ Nguyễn Quang Đại đặt ra.
    Vì không ai chứng minh là tài liệu mình căn cứ là bản đúng và đáng tin cậy nhất.

    Thầy mình nói xàng thầy người kia nói xang thì theo ai? dĩ nhiên là theo thầy mình. Không ai có thể chứng minh là mình(tài liệu của mình) đúng nhất mà bắt người khác phải theo. Tuy nhiên có nhiều nhạc sĩ đã thay đỗi theo đó chứ khi tài liệu người kia đáng tin cậy hơn cái mình đang giữ. Nhưng hiện nay không có tài liệu nào được nhiều nhạc sĩ, nghệ nhân công nhận là đúng và đáng tin cậy nhất nên chưa thể thống nhất.

    Đến thời học trò của các ông Sáu Thới, Năm Xem, Ba Đồng, Út Lăng,..(là học trò Nguyễn Quang Đại) đã khác biệt rồi huống chi song song lúc đó còn có ông Trần Quan Quờn. Trong thâm tâm các nhạc sĩ, nghệ nhân có tâm huyết với tài tử không ông nào là không muốn thống nhất. Và rất nhiều lý do khác như nhiều NS biết rõ ngày xưa đờn thế này nhưng ngày nay đờn thế kia .... không biết bao giờ mới có tiếng nói chung, chắc phải đợi đến lúc một hậu tổ tài tử ra đời.!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. The Following 4 Users Say Thank You to khaltt For This Useful Post:


  9. khaltt
    Avatar của khaltt
    Nguyên văn bởi nguyenphuc
    Cái mà người ta gọi là "dây xề" đó là dây kép cao (cung hò nhì).
    Cây đờn guitar (phím lõm) khi đờn bản vọng cổ dây hò nhì (gọi sai là dây xề), thì chữ HÒ (chữ vô vọng cổ và dứt câu 3 câu 4) là buông dây số 2 hoặc bấm nấc (ngạch phím) thứ 7 dây số 3, đó là chữ HÒ của dây hò nhì.
    Nhưng dây số 2 và nấc thứ 7 dây số 3 cây đờn guitar ở cung hò tư (dây đào) thì nó là chữ XỀ (dứt câu 5 và song lang 24 câu 6). Vì chỗ đó mà người không thông nhạc lý gọi là dây xề.
    Theo nhạc lý, khi "đổi tông" tức là đổi cách gọi lên dây thì toàn bộ hệ thống chữ đờn đều biến đổi theo cách lên dây đó (gọi là âm giai). Vậy thì khi chọn dây số 2 (guitar) để làm cung HÒ cho dây kép hò nhì rồi thì nó đâu còn tên là xề nữa mà lại gọi dây xề???
    Dây số 2 cây đờn guitar:
    - Ở hò nhứt nó tên là chữ XỰ
    - Ở hò nhì nó tên là HÒ
    - Ở hò ba nó tên là CỒNG
    - Ở hò tư nó tên là XỀ
    - Ở hò năm nó tên là XÀNG
    Người không thông nhạc lý nên không hiểu gì cả, đem râu ông này cắm cằm bà kia. Bởi vậy cổ nhân nói: "Ngọc bát trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý".
    Chúng ta hầu hết trình độ đại học nên đều hiểu rằng chữ SĨ nghĩa là người có học. Từ nghĩa đó suy ra NHẠC SĨ không thể dốt nát được. Không nên lạm xưng, mạo xưng vì chữ SĨ (dấu ngã) khác nghĩa với chữ SỈ (dấu hỏi).
    Đọc các comment nói về "dây xề" khal có vài ý trao đỗi (thẳng thắn tí)
    Khal đồng ý với các phân tích của Phúc nhưng khẳng định là sai vì không thông nhạc lý có phần chủ quan quá. là dùng mốc là dây đào để so sánh với một dây khác gọi là dây Xề, là một so sánh tương ứng để chỉ nó ở đâu. Trong các tài liệu hay dùng từ "thường gọi" người biết hay không biết nhạc lý đều hiểu đờn dây xề là đờn thế nào và nói dây xề thì ai cung biết. Nếu Phúc nói một cách gọi sai mà nhiều người hay gọi thì hợp lý hơn trong trường hợp này!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  10. The Following 2 Users Say Thank You to khaltt For This Useful Post:


  11. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Nói là lấy dây đào làm gốc để gọi dây "Xề", cũng chỉ là cách nói cho có nói thôi.
    Nếu vậy thì sao không dùng mốc dây đào để gọi dây hò nhứt với cái tên cung bậc gì đó v.v...
    Vả lại, không có dây nào dùng để làm mốc cho dây nào được cả, mà chỉ có cung bậc mới là cái chuẩn dùng để gọi tên các dây mà thôi. Hơn nữa dây đào cũng đâu phải có đầu tiên đâu mà dùng làm mốc được.
    Thời tài tử không có danh từ dây đào dây kép. Sau khi có cải lương sân khấu mới có danh từ đào kép để chỉ nam và nữ diễn viên. Thời còn ca ra bộ và tài tử chỉ có 5 dây là hò 1-2-3-4-5 mà thôi.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  12. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  13. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc
    Huhuhu.... bây giờ phải đi rồi, chiều về nói tiếp chuyện nhận xét bài bản nào đúng sai, thời gian nào các nơi đều đờn ca giống nhau, thời gian nào lại bị phân ra làm cho khác nhau.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  14. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:


  15. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Theo lời các tiền bối (hiện nay từ khoảng 65 tuổi trở lên) đều nói y như nhau rằng, trước năm 1975 tất cả bài bản về căn bản, khắp mọi miền từ Quảng Trị đến Cà Mau đều đờn ca giống y nhau, cho nên dù khác địa phương, nhưng khi hợp nhau lại đờn ca thì đều ăn rập nhau, nên không có chuyện cãi cọ, bởi vậy mà chơi với nhau rất vui vẻ, thân thiện.
    Từ sau 1975 mới có nhiều "dị bản" do mạnh ai nấy đờn. Rồi mấy chục năm nay, càng ngày càng không thể nào quy nguyên như xưa được.
    Một vài ví dụ để nhận xét phân biệt như:
    - Văn Thiên Tường trong tuồng Tô Ánh Nguyện (Tư Sạng, Tám Thưa...) câu số 2 dứt chữ XÀNG, trong khi hiện bây giờ ai cũng đờn ca dứt chữ XỰ.
    - Văn Thiên Tường trong tuồng Tô Ánh Nguyệt (Tư Sạng, Tám Thưa...) câu số 12 (dứt lớp dựng) chữ LIU dứt nội, trong khi bây giờ hầu hết người ta đờn ca dứt ngoại.
    - Lớp Mái trước năm 1975 nhịp thứ 2 câu số 4 (giống câu 12) dứt nội, trong khi bây giờ hầu hết người ta đều đờn dứt ngoại.
    Nhiều bài bản đều bị tình trạng như vậy.
    - Bản Trường Tương Tư "Kiều Nguyệt Nga" do Ngọc Giàu ca (Bảy Bá, Văn Vĩ, Chín Trích... đờn) chỉ có 28 câu (dứt XANG), bây giờ người ta chế thêm 1 câu nữa là câu 29 (dứt HÒ).
    - Phụng Hoàng tài tử hồi xưa chỉ có 1 bản, bây giờ ít nhất là 3 bản khác nhau.
    Vân vân... không kể xiết.
    Cái mốc thời gian sinh ra nhiều dị bản kể từ sau 1975.
    Muốn phân biệt được cái gốc và cái ngọn, phải nghe thật nhiều tuồng cải lương từ 1918 đến 1970.
    Biết để phân biệt đâu là gốc đâu là ngọn, chớ không phải để bắt buộc ai phải theo cái nào.
    Khúc quanh, ngã rẽ của cổ nhạc tài tử cải lương đã như vậy rồi, khó mà mong quy nguyên được.
    Thành ra, nói như cô Bạch Huệ là, trước khi ca phải nói trước với "thầy" đờn.
    Và khi đi xa chơi, muốn hoà tấu cũng phải "nói" trước với dàn đờn địa phương nơi mình đến chơi, để không bị cãi cọ mất vui.

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  16. The Following 9 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (18-06-2012), El Zombre (13-02-2014)

  17. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc

    Bản Phụng Hoàng (cải lương) gồm có 48 câu:
    - Lớp 1: 1-12
    - Lớp 2: 13-26
    - Lớp 3: 27-36
    - Lớp 4: 37-48


    Trích LỚP 1 (12 câu)

    1. (-) (-) (-) Tồn (liu) <-bây giờ thường vô chữ
    liu liu (-) xế xán (liu) xang xế (xê) tồn xang xế (xảng)
    2. Tồn (xang) xế xê (-) tồn xang xế (xảng) xế xê (xang)
    tồn (liu) liu oan (xề) xàng cộng (xề) xàng xề oan (liu)
    3. Liu oan (xề) xảng xang xề (liu) (-) Tồn (liu)
    liu liu (-) xế xán (liu) xang xế (xê) xể xang xư (xàng)
    4. Tồn (xang) xế xê (-) tồn xang xế (xảng) xế xê (xang)
    tồn (liu) liu oan (xề) xàng cộng (xề) xàng xề oan (liu)
    5. Liu oan (xề) xảng xang xề (liu) (-) Tồn (liu)
    liu liu (-) xế xán (liu) xang xế (xê) xể xang xư (xề)
    6. Xề oan (liu) xang xế (xê) hò liu tích (xừ) xàng cộng (xề)
    là (líu) líu cống (xê) xang xế (xê) xề xang xư (lịu)
    7. Tồn (xang) xế xang xư (hò) xề oan (liu) tồn xang cống (xê)
    là (líu) líu cống (xê) xang xế (xê) xề xang xư (lịu)
    8. Tồn (xang) xế xê (-) xề xảng xang (hò) xề xề oan (liu)
    xế xang (xự) xang xế (xê) líu cống (xê) xề xảng xang (hò)
    9. Liu oan (xề) xảng xang xề (liu) (-) xế xang xư (hò)
    liu oan (xàng) xàng xề (-) xế xang xư hò (-) hò xự xế xừ (xang)
    10. Tồn (xang) xế xê (-) hò xê xang (xự) xế xê hò xê xang (xự)
    tồn (liu) liu oan (xề) xàng cộng (xề) liu xề oan (liu)
    11. Liu oan (xề) xảng xang xề (liu) (-) Tồn (liu)
    liu liu (-) xế xán (liu) xang xế (xê) xảng xang xư (xàng)
    12. Tồn (xang) xế xê (-) hò xê xang (xự) xế xê (xang)
    tồn (liu) liu oan (xề) xàng cộng (xề) liu xề oan (liu)

    Ghi chú:
    - Trong cải lương người ta thường đờn trùm lên những nhịp ngoại (-) cho dễ ca và không bị nguôi vì những khoảng trống (dấu lặng).
    - Màu xanh là đờn chầu hoặc nhồi lại nhịp ngoại, không ca.
    - Nhịp thứ 3 câu số 12 (chữ xự), bây giờ người ta thường đờn chữ xể.
    (nghe bản Phụng Hoàng trong tuồng Nửa Đời Hương Phấn để thấy nhịp thứ 3 câu số 12 là chữ XỰ).
    - Nếu câu số 1 vô chữ thì đờn là:
    1. (-) (-) (-) Hò xang cống (xê)
    xê (xê) líu xừ xang (xê) xế xang xư (hò) hò xang cống (xể)
    2. Xế (xê) xể xang xư (hò) hò xang cống (xể) xế xang xừ (xang)
    xang (xê) xể xang xư (xề) liu oan (xề) xàng xề oan (liu)


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  18. The Following 5 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (18-06-2012)

  19. nguyenphuc
    Avatar của nguyenphuc


    NGHE CA PHỤNG HOÀNG
    (CẢI LƯƠNG)

    Cải Lương Số - Giữ mãi niềm đam mê
    Nhấn chuột phải và chọn Save Target As...

    Trích trong tuồng Bụi Mờ Ải Nhạn
    Trình bày: Út Bạch Lan


    -----o0o-----


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  20. The Following 4 Users Say Thank You to nguyenphuc For This Useful Post:

    DOHOANG (18-06-2012)

  21. zzztienzzz
    Avatar của zzztienzzz
    Mọi người nói về mốc thời gian, lịch sử bài bản zzztienzzz đồng ý không phản đối nhé, nhưng mình cũng có ý kiến thế này. Mọi người ai cũng cho mình đúng cả nên ko chắc nguồn gốc thật sự, hôm trước mình có nghe GS.TS Trần Văn Khê nói đại khái là: lòng bản có thể khác nhau 1 tí so với nguyên bản nhưng vd như trường hợp chữ Xàng chữ Xang biết theo ai thì cái này ko quan trọng, quan trọng là mình đàn thế nào cho êm tai, nghe suôn và còn tùy theo lời ca nữa có những trường hợp lời ca là Xàng nhưng cung đàn chính là Xang và ngược lại, nên chủ yếu dựa vào cung bậc chính thôi nên người ta vẫn nhấn mạnh ngũ Âm: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống.

    Mình chỉ biết ca thôi nên nhiều khi chỉ nhớ Cung chính thôi chứ lòng bản chi tiết từng chữ thì ko thể nhớ nổi như những người đàn, mình là người ca nên thấy ý kiến của Ông về việc tranh cãi này cũng rất hay và đồng tình với ông. Còn về bản thân người đàn phải đúng từng chữ thì mình nghĩ là nên học đàn theo nhiều bản khác nhau để học hỏi thêm nhiều và khi học được nhiều phiên bản khác nhau mình sẽ nhận thấy được cái nào hay, cái nào đàn thuận tay hơn, êm tai hơn mà phát huy thế mạnh của nó. Một bài đàn hay không chỉ nghe suôn nghe êm tay, nghe mùi mà nó còn thể hiện cả sự lưu loát nhuần nhuyễn và cả những biến tấu trong bài. Vì thế có những người họ nổi tiếng đàn hay nhưng chưa chắc họ đàn đúng theo lồng bản gốc, nên mình cũng ko nên quan trọng hóa vấn đề! Chỉ là để lưu giữ lại tất cả những bản đàn theo lịch sử thời gian nó phát triển thôi. Mình nghĩ thế!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  22. The Following 7 Users Say Thank You to zzztienzzz For This Useful Post:

    DOHOANG (18-06-2012), giaonguyentuong (15-12-2014)

Trang 5/10 ĐầuĐầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ... CuốiCuối
ANH EM CHANNEL