1. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Bất ngờ cải lương miền Bắc trên đất phương Nam


    Cải lương miền Bắc đã cho thấy được sự tự tin của mình khi có những màn biểu diễn đặc sắc, chân thật trên chính quê hương của loại hình sân khấu cải lương truyền thống.
    Bất cứ ai đến cuộc thi sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc đang diễn ra tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đều thấy khá bất ngờ trước cảm nhận của giới khán giả mộ điệu đối với các vở diễn dự thi của những đoàn cải lương đến từ miền Bắc. Trên chính quê hương của loại hình sân khấu cải lương truyền thống, nhiều người dân và giới làm nghề đều có cơ hội hiểu thêm về sức lan tỏa của cải lương và tình yêu của người miền Bắc đối với môn nghệ thuật truyền thống phương Nam.

    Những ngày qua, như rất nhiều người dân Bạc Liêu yêu thích cải lương, anh Vưu Long Vỹ - soạn giả, giám đốc Trung tâm văn hóa Bạc Liêu trở thành khán giả thường xuyên của các buổi diễn dự thi. Mặc dù là một người thường xuyên tiếp xúc với nghệ thuật sân khấu khắp nơi, nhưng đây là lần đầu tiên, anh Vỹ có cơ hội xem nhiều vở diễn của các đoàn cải lương chuyên nghiệp đến từ phía Bắc và cũng không nghĩ rằng: mình có thể vui buồn, sống với nhân vật trong trọn các vở diễn.

    Tuy nhiên, anh đã rất xúc động và ngạc nhiên vì sự mới mẻ, sự đầu tư công phu từ ca diễn của các diễn viên miền Bắc. Anh đưa cảm xúc của mình lên mạng, đưa gia đình đến xem và cũng mời gọi khá nhiều bạn bè, học trò cùng đến xem những buổi diễn ấy.

    "Có thể nói các đoàn cải lương ở miền Bắc lần này vào đây đều có sự chuẩn bị rất là nghiêm túc. Lúc đầu thì khán giả Bạc Liêu cũng hoài nghi, không biết là có xem vở cải lương Bắc được không?. Nhưng mà khi vừa xem những vở đầu tiên thì nó có một sức cuốn hút. Và những ngày sau đó, khán phòng chật ních không còn một ghế". Anh Vưu Long Vỹ - soạn giả, giám đốc Trung tâm văn hóa Bạc Liêu nói.

    Điểm qua các vở thi diễn của những đoàn cải lương phía Bắc như: vở “Mai Hắc Đế”của Nhà hát Cải lương Việt Nam thi vào đêm 8/11 được người xem đánh giá là đầu tư công phu, đặc biệt tạo ấn tưởng ở việc sử dụng kỹ thuật hiện đại khiến sân khấu lung linh, hoành tráng và thổi sức sống mới vào thể loại cải lương cổ trang. Nội dung vở diễn tái hiện hình ảnh nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan với những truyền thuyết tạo thành lớp diễn ấn tượng để khắc họa tính cánh nhân vật, làm nổi lên tư chất của một vị anh hùng một thời đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường mang đến 10 năm độc lập cho người Giao Chỉ xưa. Vở diễn của tác giả PGS Nguyễn Thế Kỷ, đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên được xây dựng công phu đầu tư cao về kinh phí, đạo cụ, e-kip diễn viên đông và chăm chút về nghệ thuật ca diễn.






    Một vài hình ảnh trong Vua Thánh Triều Lê. Photo: DTN

    Đạo diễn - NSƯT Triệu Trung Kiên – Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam cho biết: "Mai Hắc đế có thể nói là vở được đầu tư kỹ lưỡng nhất từ trước đến nay của Nhà hát cải lương Việt Nam. Với một tư duy cố gắng xây dựng một tiết mục sân khấu đề tài lịch sử nhưng lại mang đầy hơi thở của cuộc sống hôm nay, mang những thông điệp hữu ích cho cuộc sống, trong đó có việc kêu gọi đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền của dân tộc. Vở diễn đã được Ban lãnh đạo Nhà hát đầu tư cũng có những nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, xã hội. Nó có điều kiện để áp dụng những phương tiện trang thiết bị hiện đại như màn hình lefd, khói lạnh và một dàn diễn viên rất hùng hậu…góp phần làm cho tác phẩm có một hơi thở mới, thực sự thu hút được khán giả. Nhà hát Cao Văn Lầu thì sân khấu không được lớn, trong khi vở diễn được thiết kế cho một sân khấu rất lớn, thành ra chúng tôi phải thực hiện lại một phần trang trí, quan trọng nhất là hệ bục của vở, phải thu nhỏ lại, cũng phải đặt trong miền Nam sau đó lại vào trong Nam tập để phối hợp với bục đó, phối hợp với ngừơi trong đó….thành ra cái vở đi hội diễn lần này rất là vất vả. Anh em đều nói rằng: buổi diễn ở tại hội diễn là một trong những buổi diễn tốt nhất trong số các buổi diễn của Mai Hắc đế đã từng phục vụ khán giả".

    Ngòai vở “Mai Hắc đế”, vở “Vua Thánh triều Lê” do NSƯT Hoàng Quỳnh Mai làm đạo diễn của Nhà hát cải lương Việt Nam cũng được đánh giá cao. Các đoàn đến từ miền Bắc khác với nhiều vở dự thi được coi là ca diễn khá xuất sắc, đặc biệt gần gũi với đời thường hơn quan điểm dàn dựng cải lương ở khu vực phía Nam lâu nay. Cụ thể như vở “Những người con Thạch Thành thuở ấy” của đoàn cải lương Thanh Hóa hay vở “Đường đua trong bóng tối” của đoàn cải lương Thái Bình và vở “Yêu là thoát tội” của Nhà hát cải lương Hà Nội... Không khó để thấy những chia sẻ về sự bất ngờ đối với cải lương miền Bắc đi dự thi lần này trên các trang mạng xã hội. Cụ thể như: “Hát hay, diễn tốt, đầu tư từ trang phục, vũ đạo và cả kỹ thuật, kỹ xảo hiện đại, lần đầu tôi được coi một vở cải lương mà không thấy… sến”...

    Một kế hoạch được coi là điểm nhấn của cuộc thi sân khấu cải lương chuyên nghiệp lần này là việc tổ chức đưa các đoàn cải lương đến từ phía Bắc đi lưu diễn phục vụ bà con ở 5 huyện của Bạc Liêu là: Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải, Vĩnh Lợi và Phước Long. Tối 12/11, đoàn cải lương Hải Phòng đưa vở “Đen – đỏ mặt người” về diễn ở huyện vùng sâu Hồng Dân. Đêm diễn và giao lưu để lại nhiều ấn tượng đẹp cho cả người dân và các nghệ sĩ đất Bắc.

    NSƯT Nguyễn Đăng Toàn – Trưởng đoàn cải lương Hải Phòng cho biết: "Ấn tượng đầu tiên đến với quê hương Bạc Liêu đó là sự chu đáo, sự ân càn, chuẩn bị hết sức cẩn thận và lãnh đạo, nhân dân tỉnh Bạc Liêu hết sức mến khách. Khán giả Bạc Liêu cũng đón nhận các đoàn cải lương phía Bắc nhiệt tình và nồng hậu để lại một ấn tượng hết sức tốt đẹp. Đêm biểu diễn ở huyện Hồng Dân phải nói là sự chuẩn bị chu đáo của Sở VHTTDL và lãnh đạo huyện Hồng Dân cũng như Trung tâm văn hóa: từ băng rôn, khẩu hiệu… rất trân trọng. Buổi tối, chưa đến 19 giờ, khán giả đã đến rất nghiêm túc, nhất là khán giả trẻ để đón xem chương trình biểu diễn của đoàn. Có những người chưa được xem cải lương Bắc bao giờ, họ thắc mắc không biết là hát cải lương thế nào. Nhưng mà mình cảm nhận là để lại một ấn tượng rất tốt đẹp, cũng đón nhận được nhiều tàng vỗ tay, khen ngợi".

    Vẫn biết, sân khấu cải lương với sức hấp dẫn của nó thu hút sự quan tâm của rất đông người yêu nghệ thuật ở tất cả các vùng miền, nhưng lâu nay, người miền Nam thường cho rằng phía Bắc chỉ ảnh hưởng trên lĩnh vực thưởng thức như yêu thích món đặc sản mà mình không có. Tuy nhiên, tình yêu đó đủ sức biến thành niềm đam mê để hình thành một lực lượng diễn viên, đạo diễn, tác giả, tập thể xây dựng được những vở diễn chất lượng thì thật sự là bất ngờ đối với người mộ điệu phương Nam. Theo đó, cuộc thi sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm nay đã thổi một lên luồng gió mới về cách nhìn nhận, về hướng dàn dựng mới hơn, gần hơn với nhịp sống đương đại để sân khấu cả nước có những bước phát triển phù hợp trong thời gian tới.

    LỆ HOA - PV VOV THƯỜNG TRÚ TẠI ĐBSCL


    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. The Following 5 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    DOHOANG (21-11-2015), Giang Tiên (18-11-2015), linhhueforever (17-11-2015), MEM (18-11-2015), Vô Tình (18-11-2015)

  3. Duongtonhu
    Avatar của Duongtonhu
    Cải lương đã xã hội hóa vẫn cần nhiều nhà tài trợ

    Sau nhiều năm phát triển theo định hướng xã hội hóa, cải lương đã qua được những giai đoạn khó khăn nhất.

    Nhưng để thu hút khán giả trẻ và hiện đại hóa theo xu hướng thõa mãn mắt nhìn, cải lương cũng như các loại hình giải trí khác, phải có nhà tài trợ và các mạnh thường quân lớn.Xã hội hóa mới chỉ tồn tạiMột trong những đánh giá và nhìn nhận khách quan về xã hội hóa cải lương, đạo diễn Hồng Dung – Phó chủ tịch Hội sân khấu TPHCM, cho rằng: “Theo tôi, cái được lớn nhất của sân khấu thành phố là hiện tượng sáng đèn quanh năm, sự trưởng thành lớn mạnh của sân khấu kịch nói là một điểm son nữa của sân khấu thành phố. Việc xã hội hóa sân khấu, mà trong đó việc xã hội hóa sân khấu kịch nói là một sự khẳng định.Về sân khấu cải lương, hiện nay cũng đang tìm tòi và cố gắng để có thể thực hiện việc xã hội hóa, nhưng để nói rằng các nghệ sĩ trẻ trong sân khấu cải lương cũng như các nhóm cải lương xã hội hóa nổi bật (ví dụ như nhóm xã hội hóa của Vũ Luân) thì tuy chưa lớn mạnh nhưng đã cho thấy sự manh nha, hay có thể gọi là sự đóng góp, sự hưởng ứng".
    Những đêm sáng đèn của sân khấu cải lương Nhà hát Trần Hữu Trang, sân khấu Sen Việt của nghệ sĩ Vũ Luân, sân khấu của đạo diễn Lê Nguyên Đạt… đã góp phần gìn giữ một lượng khán giả yêu thích.Nhưng nói như đạo diễn Lê Nguyên Đạt, sự giữ gìn này cũng mong rằng “ nhân rộng thêm nhiều hơn nữa những cơ hội cho những người tâm huyết với nghề để họ đem những cái mới, luồng hơi thở hiện đại, họ đem những trăn trở của họ, ấp ủ của họ trong thời điểm hiện nay để cho ra những tác phẩm. Mình nghĩ sân khấu sẽ phong phú hơn, tạo một luồng gió mới cũng như định hướng cho lớp khán giả, 5 năm, 10 năm tới”.Nhưng 5 năm hay 10 năm tới của cải lương sẽ đi về đâu nếu thiếu kịch bản, thiếu sức hấp dẫn và thiếu đi sự hiện đại? Ngược lại, những sân khấu trình diễn ca nhạc, thời trang và cả điện ảnh Việt Nam trong vòng xoáy xã hội hóa đã tạo dựng được quá nhiều “kỳ tích” khi chinh phục và lôi kéo nhiều tầng lớp khán giả.Nếu chỉ để tồn tại cầm chừng trong những năm sắp tới, trong một phạm trù hẹp về phát triển khi so sánh, nghĩa là sân khấu cải lương đang đi lùi.Đi tìm nhà tài trợ cho cải lươngMặc dù có ngân sách hàng năm nhưng nếu cứ trông chờ vào tiền ngân sách thì các đoàn nghệ thuật và các nhà hát không thể sống nổi.Các đoàn nghệ thuật các tỉnh miền Tây ngoài những đêm diễn tại địa phương, còn lại phải duy trì thường xuyên những chuyến lưu diễn khắp các miền đất nước.Riêng Nhà hát Cải lương VN, chạy theo xã hội hóa như các đoàn phía Nam cũng khó, đành phải chuyển hướng kêu gọi nhà tài trợ như các show ca nhạc hoặc các bộ phim thị trường.Sau 2 năm chuẩn bị, đến năm 2015, nhà hát đã kịp tung ra 2 vở diễn khá “nặng ký” thuộc thể loại lịch sử nhưng có được sự tài trợ đủ để thõa mãn giấc mơ hiện đại hóa cải lương.Nhân kỷ niệm 707 năm ngày nhập niết bàn của Đức vua Trần Nhân Tông, vở Cải lương “Vua Phật” do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam và Công ty cổ phần công nghệ truyền thông đa phương tiện HK (HK Media) phối hợp triển khai dàn dựng bằng nguồn kinh phí do vận động tài trợ. Cũng là một hình thức xã hội hóa nhưng vở diễn đã có được những nhà tài trợ thành tâm.

    Ngay trong “Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2015” đang diễn ra tại Nhà hát Cao Văn Lầu, thành phố Bạc Liêu từ ngày 6 đến 23/11/2015, Nhà hát Cải lương VN tiếp tục hình thức xã hội hóa qua việc tiếp nhận tài trợ từ Acecook và hãng hàng không Jetstar trong chuyến đi này.Đồng thời, các nhà tài trợ cũng mạnh dạn gửi niềm tin vào vở cải lương Mai Hắc Đế của tác giả PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, chuyển thể Hoàng Song Việt, đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên dàn dựng.
    Vở Mai Hắc Đế với nội dung tái hiện hình ảnh nhân vật Mai Thúc Loan từ lúc chào đời cho đến khi trở thành anh hùng dân tộc, đánh đuổi nhà Đường xâm lược bằng cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, tinh thần bảo vệ chủ quyền đất nước cách đây hơn 1.300 năm.Đây là vỡ diễn vừa được giới truyền thông lẫn công chúng đánh giá cao sau 3 đêm công diễn tại Hà Nội vào cuối tháng 1/2015.Mai Hắc Đế còn là vở cải lương được đầu tư “khủng”, quy tụ 140 nghệ sĩ, nhạc công, vũ công, võ sinh cùng công nghệ màn hình led tạo hiệu ứng sân khấu nên độ hoành tráng.Đã đến lúc cải lương đừng loay hoay với phông màn nữa mà mạnh dạn sử dụng các hiệu ứng âm thanh ánh sáng mới để mang đến sự thõa mãn toàn diện.Nếu muốn được đầu tư như vậy, không chờ được tiền ngân sách, không chờ tiền vé lấy thu bù chi mà phải chấp nhận sự tài trợ và đầu tư không hoàn lại.Vấn đề đau đầu nhất hiện nay là gõ cửa nhà tài trợ nào!
    Quỳnh Ngọc
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Duongtonhu For This Useful Post:

    DOHOANG (21-11-2015), MEM (20-11-2015)

ANH EM CHANNEL