1. Tuyetmai
    Avatar của Tuyetmai


    Nghệ Sĩ Diệu Hiền
    Nghệ sĩ cải lương thành danh trong các thập niên 50, 60, trừ những em thuộc về con cháu nhà nòi, có cha mẹ là những nghệ sĩ tài danh nên các em được sanh ra và lớn lên ngay trong đoàn hát, được cha mẹ hay những chú bác dạy cho nghề hát. Còn các em khác xuất thân trong các gia đình nghèo, ít được đi học, bỏ nhà đi theo đoàn hát thì các em này phải chịu khó chịu khổ, có khi phải làm việc như kẻ ở đợ để được người thầy đờn hay nghệ sĩ đàn anh dạy cho nghề hát.



    Nghệ sĩ Diệu Hiền

    Lòng ham mê nghệ thuật cải lương giúp cho các em sự kiên nhẩn và cố gắng trao dồi giọng ca điệu hát để có thể trở thành nhũng nghệ sĩ tài danh, qua một thời gian dài chịu nhịn nhục, gian khổ để chiếm được vị trí quan trọng trong gánh hát, các em được trui rèn và có một cá tánh mạnh, tự chủ, gần như có tánh độc hành độc đoán.

    Điều đó đôi khi có lợi trong việc tranh giành trong cuộc sống nhưng đôi khi cũng làm cho hạnh phúc gia đình bị gãy đổ vì vợ chồng thiếu sự tương nhượng nhau. Sự thành công trên đời sân khấu và thất bại trong cuộc đời riêng của nữ nghệ sĩ Diệu Hiền đáng tiêu biểu cho trường hợp vừa kể.

    Con nhà nghèo

    Nữ nghệ sĩ Diệu Hiền sanh năm 1943, con nhà nghèo, thích cải lương từ thơ ấu, đã bỏ nhà theo đoàn hát để học hát, nhờ có giọng ca thật khoẻ, trong suốt và ngân vang, Diệu Hiền được ông thầy Hoàng Nở hết lòng dạy ca nhiều bài bản cổ nhạc.

    Năm 16 tuổi Diệu Hiền đã chia hát vai đào chánh với nữ nghệ sĩ Trương Ánh Loan trên sân khấu đoàn hát Hoa Anh Đào Kim Chưởng, cô đã hát chánh qua các tuồng Mặt Trời Đêm, Người Nhện Xám, Kim Long Thần Chưởng, Thoại Khanh Châu Tuấn. Sau đó nữ nghệ sĩ Diệu Hiền được ký hợp đồng thủ vai đào chánh trong đoàn hát Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao.

    Nghệ sĩ Diệu Hiền từng trãi qua những ngày gian khổ khi tự mình mài mò để học nghệ nên khi cô thành danh, cô giúp rất nhiều nghệ sĩ trẻ khi họ mới bắt đầu học nghiệp.. Hai nghệ sĩ tài danh hiện nay là Vũ Linh và Mộng Tuyền, mỗi khi nhắc lại tuổi ấu thơ khi mới bước vào nghiệp cầm ca, Vũ Linh và Mộng Tuyền luôn luôn nhắc là nhờ có Diệu Hiền hết lòng nâng đở và dạy hát nên họ mới được thành danh như ngày hôm nay.

    Năm 1961, Nữ nghệ sĩ Diệu Hiền được mời đóng chánh trong đoàn hát Thống Nhứt của ông Bầu kiêm danh ca Út Trà Ôn, cùng hát chung sân khấu Thống Nhứt với các nghệ sĩ Hoàng Giang, Tấn Tài, Như Ngọc, Út Hậu, Hoàng Long, Kim Ngọc… Cô đã hát qua các tuồng Nước Mắt Em là Bể Oan Cừu, Võ Tòng Sát Tẩu, Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ, …

    Tại sân khấu Thống Nhứt của ông vua vọng cổ Út Trà Ôn, hai giọng ca vọng cổ trẻ nhiều triển vọng nhất lúc đó là Út Hậu và Diệu Hiền đã góp phần thu hút khách mộ điệu không ít cho sân khấu của ông bầu Út Trà Ôn. Giới ký giả kịch trường tiên đoán Út Hậu sẽ nối nghiệp Út Trà Ôn và Diệu HIền sẽ theo bước chân đăng quang của nữ danh ca Út Bạch Lan.

    Nhưng đoàn hát Thống Nhứt của hai ông bầu Út Trà Ôn và Hoàng Giang chỉ thọ được hai năm thì rã gánh. Nữ nghệ sĩ Diệu Hiền và Út Hậu được ông bầu Long Kim Chung mời về hát trong các đoàn hát Kim Chung, cả hai cùng nổi danh trong nhiều tuồng như Bên Cầu Vọng Thê, Nhạn Về Xóm Liểu, Mắt em là Bể Oan Cừu, Áo Vũ Cơ Hàn, Nắng Thu về Ngõ Trúc, Mây Chiều Phú Sĩ Sơn…

    Cặp vợ chồng nghệ sĩ Diệu Hiền và Út Hậu

    Nữ nghệ sĩ Diệu Hiền và nghệ sĩ Út Hậu yêu nhau từ khi cả hai cùng ở đoàn hát Kim Chung và đã có với nhau năm con, ba trai hai gái nhưng hạnh phúc gia đình của cô không được trọn vẹn vì tánh tình Diệu Hiền và Út Hậu không hòa hợp nhau, ý hướng xây dựng sự nghiệp sân khấu cũng khác nhau nên khi Út Hậu theo đoàn hát Kim Chung 6 đi lưu diễn biền biệt ở miền Trung thì nghệ sĩ Diệu Hiền đi đoàn hát Tấn Tài lưu diễn Đà Nẵng rồi về miền Hậu Giang, hai vợ chồng xa nhau mỗi người một ngã.

    Khoản đầu thập niên 80, ngôi sao sân khấu Diệu Hiền rực sáng qua các vai tuồng đào võ. Đó là vở Nhụy Kiều Tướng Quân, Diệu Hiền trong vai nữ tướng Triệu Thị Trinh và nghệ sĩ Hoài Thanh trong vai tướng quân Lệ Minh.

    Giọng ca của Diệu Hiền khoẻ khoắn, dũng mạnh, ngân vang nhưng khi vào những lớp hát tình cảm thì giọng ca đó trở thành mượt mà, thấm sâu vào lòng khán giả. Với vai Nhụy Kiều Tướng quân Triệu Thị Trinh, Diệu Hiền đã làm cho khán giả rơi lệ thương cảm qua ba câu vọng cổ tuyệt vời khi Triệu Thị Trinh rót rượu tế sống chồng là tướng Lê Minh trước khi tiển Lê Minh đi vào trận chiến mà chuyến đi đó, Lê Minh và Triệu Thị Trinh đều thấy cái chết cầm chắc trong tay.

    Ở lớp diễn khác, khi Diệu Hiền - Triệu Thị Trinh quỳ xuống lạy xác chồng ba lạy, ca ba câu vọng cổ, bộc lộ được cái khốc liệt trong chiến tranh và tình người, khiến cho khán giả vô cùng xúc động trước tình nhà nợ nước của các nhân vật anh hùng vị nước vong thân.

    Sau năm 1975, Diệu Hiền đi hát cho các đoàn hát ở Hậu Giang. Con gái của nữ nghệ sĩ Diệu Hiền là Diệu Thanh, sanh năm 1963, lúc được 12 tuổi, Diệu Hiền đã tập cho con hát trên sân khấu đoàn Tháp Mười và sau đó Diệu Hiền cho Diệu Thanh đi học cổ nhạc với thầy nhạc sĩ Út Trong. Năm Diệu Thanh 13 tuổi, cô được chọn vào hát trong đội Thiếu Nhi Trần Hữu Trang, cùng hát với các bạn Kim Tử Long, Minh Cường, Lê Giang, Bảo Châu, Bảo Ngọc.

    Hai năm sau, Diệu Thanh được đoàn hát Hương Biển và kế đó đoàn Cao Nguyên mời cộng tác, cô hát vai đào nhì, đào ba.

    Khi đoàn Cao Nguyên rã gánh, Diệu Hiền đưa Diệu Thanh về hát trong đoàn hát Tháp Mười, hát chung với các nghệ sĩ Hoài Thanh, Đỗ Quyên, Minh Minh Tâm, Trúc Linh… Diệu Hiền và Diệu Thanh hát ở đoàn Tháp Mười được 4 năm, sau đó về hát cho đoàn hát Phước Chung ở Saigon…

    Nghệ sĩ Út Hậu
    xin giới thiệu đôi nét về nghệ sĩ Út Hậu, chồng của nữ nghệ sĩ Diệu Hiền.

    Nghệ sĩ Út Hậu tên thật là Trần Quảng Hậu, sanh năm 1940, lúc lên 7 tuổi, em Hậu được cha mẹ cho đi tu ở chùa Thiên Phước Tự ở Trà Ôn. Em Hậu khi đọc kinh kệ, có một giọng trong trẻo nên nhạc sĩ Mười Kiên ở Trà Ôn, những khi đi cúng kiếng ở chùa Thiên Phước chú ý, tìm đến dạy cho em Hậu ca cổ nhạc. Tiểu Hậu thường ca cổ nhạc ở chùa trong những dịp có nghệ sĩ của các đoàn hát đến cúng và ca nhạc trong các chương trình gây quỷ từ thiện. Ông Mười Kiên thấy Tiểu Hậu ca hay, nếu theo gánh hát thì hợp với sở thích và tài năng nên ông dẫn Tiểu Hậu lên Saigon, giới thiệu cho em vào đoàn hát Kim Thanh của nghệ sĩ Út Trà Ôn, cũng là người đồng hương với Tiểu Hậu ở Trà Ôn. Út Trà Ôn đặt nghệ danh cho Tiểu Hậu là Út Hậu.

    Năm 17 tuổi, Út Hậu rời đoàn Kim Thanh, gia nhập đoàn hát Thanh Minh của bầu Nghĩa, nổi danh qua vai Phù Đổng Thiên Vương tuồng Thiên Thần Trên Thiết Mã của soạn giả Nguyễn Ang Ca và Viễn Châu. Sau dfó Út Hậu được đóng chung với nữ nghệ sĩ Thanh Nga trong tuồng Phận Trẻ Lạc Loài của Quy Sắc.

    Năm 18 tuổi, Út Hậu được ông bầu Bạch Vân mời về hợp tác, dựng lên bảng hiệu Mai Hoa – Út Hậu. Anh nổi danh qua các tuồng Nữa Mãnh Tim, Mái Tóc Người Vợ Trẻ. Thời gian nầy các ký giả kịch trường đặc biệt khen ngợi giọng ca vọng cổ của Út Hậu với dự đoán anh sẽ là người nối ngôi vua vọng cổ của Út Trà Ôn.

    Hai năm sau, đoàn Mai Hoa – Út Hậu rã gánh, Nghệ sĩ Út Hậu trở về đoàn Thống Nhứt của Út Trà Ôn, sau đó anh lại gia nhập đoàn hát Kim Chung của ông bầu Long.

    Gia đình tan vỡ

    Út Hậu được bầu Long trọng dụng, cho nắm đoàn cải lương Kim Chung 6, chuyên lưu diễn các tỉnh miền Trung, do đó anh và Diệu Hiền xa nhau. Theo lời kể của Diệu Hiền thì chú tiểu Hậu khi trở thành danh ca Út Hậu thì sống bay bướm, chạy theo nhiều bóng hồng và nói năng phụ rảy vợ con.

    Có lần hai vợ chồng gây gổ nhau, mẹ của Út Hậu nói Con dâu gì mà không nhường nhịn chồng. Út Hậu phán vô một câu : Ai cưới hỏi hồi nào mà gọi là con dâu. Chính câu nói phủ phàng đó đã cắt đứt tình chồng vợ giữa Diệu Hiền và Út Hậu.

    Sau 1975, Út Hậu đi đoàn Tân Đô – Út Hậu, rồi đoàn Sông Hàn, đoàn Hoa Biển, những đoàn hát của miền Trung.

    Ngày 10 tháng 12 năm 1999, Út Hậu bị tai biến mạch máu nảo, liệt cả hai chân và tai trái phải nằm bệnh viện Phú Yên.

    Nhờ có con gái Diệu Thanh ra Trung đưa cha em về điều trị và sống nơi viện dưỡng lão nghệ sĩ ở quận 8 . Anh đã trút hơi thở cuối cùng ở viện dưỡng lão nghệ sĩ.

    Ngày Út Hậu sắp từ giã cõi đời, nữ nghệ sĩ Diệu Hiền, các nghệ sĩ Thanh Tuấn, Thanh Phú, Quốc Trầm, Hề Sa có đến thăm, Diệu Hiền uống một chung rượu rồi ca bài Tần Quỳnh khóc bạn để tiển đưa vong linh của người chồng đầy thương và hận của cô sang bên kia thế giới.

    Theo Nguyễn Phương
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  2. Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  3. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Khoảng năm 1983-1984, khi cộng tác với đoàn cải lương Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), NS Diệu Hiền đã gây tiếng vang và nổi tiếng khắp các tỉnh khi cô vào vai Triệu Thị Trinh trong vở tuồng Nhụy Kiều Tướng Quân, hát chung với kép Hoài Thanh.

    Năm 1985, trên SK đoàn cải lương Sông Bé Mới (Bầu Xuân), NS Diệu Hiền được khán giả đón nhận nồng nhiệt khi hát vai chính tỏng vở tuồng "17 Năm Trường Hận".

    Năm 1989, cô về đoàn Sài Gòn 2, nổi tiếng với một vai đào võ khác : vai Bùi Thị Xuân trong Nữ Tướng Cờ Đào.

    Năm 1990, NS Diệu Hiền về đoàn Văn Công TPHCM hát chánh với nam nghệ sĩ Minh Phụng. Cô xuất hiện trong các vở Lam sanh Xuân Nương, Giai Nhân rừng Triệt Nhĩ,....

    Khi đoàn Văn Công TPHCM được sáp nhập vào Nhà hát Trần Hữu Trang thì NS Diệu Hiền tiếp tục cộng tác với đoàn và hát thêm các vở Không Là Cát Bụi, Một Chuyện tình Buồn, ........chung với các NS Minh Vương, Cẩm Tiên, Diệp Lang, Thoại Miêu, Dương Thanh.

    Năm 1996, NS Diệu Hiền được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT.

    Năm 2007, NSƯT Diệu Hiền xuất hiện trên SK rạp Hưng Đạo với vai bà Sáu trong vở tuồng Nửa Đời Hương Phấn được khán giả yêu thích, cô hát cùng với Vũ Luân, Thanh Ngân, Thanh Hồng, Vương Tiểu Long....


    Mấy năm sau này, cô thường xuyên xuất hiện trong các chương trình cải lương từ thiện của Hội Phật Giáo.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  4. romeo
    Avatar của romeo
    Cảm ơn cô Mai, anh P và anh Dohoang nhé!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  5. minhle
    Avatar của minhle
    Coi tuong Lam Sanh Xuan Nuong hồi còn pé xíu. Giờ muốn coi lại không biết kiếm đâu ra nữa? Minh thich tuong đó quá.
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  6. DOHOANG
    Avatar của DOHOANG
    Hình của cô Diệu Hiền nữa nè.





    Đêm tưởng niệm NSND Phùng Há

    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  7. romeo
    Avatar của romeo
    Hình trên cô Diệu Hiền chụp chung với chị Hồng Phượng trong sinh nhật web cailuongvietnam.com lần thứ 5 vào năm 2009!
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  8. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    Trò chuyện với NS Diệu Hiền- Một đời gạo chợ nước sông




    Tối 4.6, Nhà hát TP.HCM sẽ giới thiệu với khán giả chương trình Làn điệu phương Nam lần thứ 29 - chủ đề Đêm Diệu Hiền – Một đời gạo chợ nước sông, do NS Thanh Sang đạo diễn. Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ tài danh. ĐMCT đã có cuộc trò chuyện với NS Diệu Hiền.

    * Gần đây hay vắng mặt trong những chương trình nghệ thuật lớn, có phải do chị bận lưu diễn ở Mỹ?


    - Tôi chỉ đi diễn 3 tháng ở Mỹ, sau đó về nước tham gia các chuyến đi làm từ thiện, mang thực phẩm, thuốc men cùng với các mạnh thường quân đến trợ giúp bà con sống ở vùng sâu, vùng xa. Thật lòng mà nói, nghe các bạn đồng nghiệp như chị Bạch Tuyết, anh Thanh Sang, Lệ Thủy, Thanh Tuấn làm liveshow, tôi rất vui vì cải lương vẫn còn được khán giả thích xem. Lần này nếu không có bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ, tôi không thể nào thực hiện được đêm diễn của mình.

    * Chị từng nổi tiếng với những vai đào võ, lần này chị sẽ tái diễn những vai đào nào để phục vụ khán giả?

    - Tôi sẽ diễn lại hai vai đào võ mà mình đắc ý là Nhụy Kiều tướng quân (Triệu Thị Trinh) và Nữ tướng cờ đào (Bùi Thị Xuân). Bên cạnh đó sẽ tái diễn vai bà mẹ trong các vở Bên cầu dệt lụa và Ai giết tình em. Anh Thanh Sang là tổng đạo diễn chương trình, cùng với tất cả anh em nghệ sĩ hết lòng lo cho đêm diễn của tôi. Thật là xúc động khi đời nghệ sĩ về chiều mà có được một đêm diễn đầy kỷ niệm như vậy.

    * Vì sao chị chọn tên chủ đề Một đời gạo chợ nước sông?


    - Đời nghệ sĩ lênh đênh sông nước, xuất thân tôi là một cô bé sống trên sông nước, rồi khi theo gánh hát cũng di chuyển bằng ghe, thuyền trên sông. Hễ nơi nào có chợ là dừng bến, dựng rạp, tổ chức hát là có tiền mua gạo, nấu cơm hội cho anh em nghệ sĩ, công nhân hậu đài ăn. Từ những gánh hát này mà có nhiều nghệ sĩ rèn luyện chất giọng, được các đại ban ở Sài Gòn mời về hát, rồi thu dĩa, rồi nổi tiếng. Tôi may mắn được mời về đoàn Thống Nhất hát chung với các anh Út Trà Ôn, Hoàng Giang... và được khán giả thương mến qua nhiều vai diễn. Rất tiếc là không thể tìm được những kịch bản xưa, nên chương trình chỉ gói gọn trong 3 giờ với 4 trích đoạn và sự tham gia biểu diễn của những nghệ sĩ khách mời.

    * Chị có thể cho biết chương trình có sự tham gia của những nghệ sĩ nào? Và những khách mời của chị gồm những ai?

    - Tham gia Đêm Diệu Hiền có các nghệ sĩ: Bạch Tuyết, Thanh Sang, Mộng Tuyền, Thanh Kim Huệ, Thanh Tú, Hoài Thanh, Kiều Mai Lý, Phương Trúc Bình, Thanh Ngân, Phượng Loan, Dương Thanh, Thanh Phú, Hữu Châu, Duy Phương, Hồng Yến, Diệu Thanh... Khách mời có các ca sĩ: Giang Tử, Trang Mỹ Dung, Phương Thanh, các diễn viên điện ảnh Trí Quang, Lương Thế Thành, Đức Thịnh...



    * Chị còn hoài bão nào chưa thực hiện được ở tuổi 63 của mình?


    - Tôi mong muốn có được nhiều cơ hội tham gia biểu diễn với các đồng nghiệp trẻ. Thực hiện được đêm diễn này là một niềm hạnh phúc thiêng liêng. Tôi rất cảm ơn khán giả thương mình mà đến ủng hộ đêm diễn. Cảm ơn anh Thanh Sang đã đứng ra dàn dựng chương trình và cảm ơn tất cả các anh chị em nghệ sĩ, công nhân hậu đài đã ủng hộ Diệu Hiền có một đêm diễn để đời.

    NAM KHÁNH (thực hiện)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

  9. Thuong Tran
    Avatar của Thuong Tran
    NSƯT Diệu Hiền: Nhụy Kiều tướng quân

    Hoàng Kim
    03/06/2007 23:17

    Nhụy Kiều tướng quân - Diệu Hiền - Ảnh: C.T.V

    Khoảng đầu thập niên 80 thế kỷ trước, khán giả bỗng mê mẩn một vở cải lương mà trong đó không có cô đào đẹp nào như lệ thường, mà thay vào đó lại là một cô đào võ cứng rắn, nghiêm trang. Đó là vở Nhụy Kiều tướng quân với Diệu Hiền trong vai nữ tướng (cùng với kép Hoài Thanh vai tướng quân Lê Minh). Tối hôm nay 4.6, tại Nhà hát TP.HCM, Nhụy Kiều tướng quân - Diệu Hiền sẽ tái ngộ khán giả trong liveshow kỷ niệm hơn 40 năm đi hát của mình.

    Năm ấy Diệu Hiền 36 tuổi, đang ở đoàn cải lương Tháp Mười. Vốn có khí chất nam nhi, giọng ca của Diệu Hiền mạnh mẽ, hùng hồn, nên đạo diễn cứ giao cho chị những vai nữ tướng. Diệu Hiền kể: "Hồi nhỏ tôi tụ tập đám bạn trong làng bắt chước đóng cải lương, nhưng không bao giờ tôi đóng vai con gái, mà toàn lựa vai con trai.
    Thí dụ, tôi đóng Phạm Công, Thạch Sanh, Sầm Thương... còn đứa nào đóng Cúc Hoa, công chúa thì kệ nó. Tôi cũng thích chơi với bạn trai hơn bạn gái, mà cũng lựa mấy món đồ chơi của con trai như đao, kiếm, súng, xe hơi... chứ không thèm rớ tới búp bê, nồi chảo đồ hàng. Nói thiệt, bây giờ 63 tuổi rồi tôi cũng chưa biết... nấu cơm!". Vậy còn 5 đứa con của chị, ai chăm sóc chúng? "Thì má tôi và mấy đứa em. Tôi đi hát kiếm tiền gửãi về nhà cho gia đình". Cả đời phụng sự nghệ thuật cải lương, nên soạn giả Viễn Châu đã tặng Diệu Hiền một bài vọng cổ có tên Một đời gạo chợ nước sông.

    Với vai Nhụy Kiều tướng quân Triệu Thị Trinh, Diệu Hiền đã làm người ta khóc. Trong bộ áo giáp mạnh mẽ lại chứa đựng một trái tim tha thiết dường ấy, mềm mại dường ấy. Nữ tính được giấu kín trong vẻ cứng rắn, và bộc lộ tuyệt vời qua mấy câu vọng cổ xoáy vào lòng người. Có hai lớp diễn tuyệt đẹp, một lần Triệu Thị Trinh tiễn Lê Minh vào trận chiến, làm nội gián trong hàng ngũ quân giặc, là coi như hy sinh người bạn thâm tình, lấy chén rượu tế sống người dũng tướng xả thân vì nước. Đâu đó phảng phất một tình yêu giữa đôi trai gái tài ba, nhưng họ đã biết giấu đi để hoàn thành việc lớn. Chính vì vậy trong từng câu từng chữ tiễn đưa nhau có cái ngập ngừng bối rối, và có cái tha thiết nghẹn ngào của một lần vĩnh biệt người thương.

    Lớp diễn thứ hai, khi Lê Minh bị giặc phát hiện làm nội gián và giết chết, thì Triệu Thị Trinh xông pha giữa xác người ngổn ngang nơi chiến trận, đến nơi chỉ còn kịp vuốt mắt cho anh lần cuối. Đất nước đã hòa bình, nhưng mất đi người dũng tướng. Triệu Thị Trinh lạy Lê Minh ba lạy, vừa ca câu vọng cổ còn đẹp hơn cả lớp diễn trước. Khán giả chảy nước mắt trong cảm xúc hào hùng, bi tráng. Chỉ cần một lớp diễn thôi, đủ thấy cái khốc liệt và tình người trong chiến tranh. Đó là một cách "học" sử thuyết phục gấp nhiều lần so với những bài học khô khan trên giấy. Một thời, lớp trẻ được giáo dục tinh thần yêu nước, yêu lịch sử thông qua những vở diễn, những nhân vật như thế, nó không chỉ đi vào cái đầu mà đi thẳng vào trái tim lớp trẻ. Bây giờ tại sao chúng ta không làm được?

    Một kỷ niệm của Diệu Hiền, là chị phải độn tới 2 lớp áo bên trong để mặc giáp "coi cho được". Bởi lúc ấy chị quá gầy, thiếu cái oai của người nữ tướng. Và chị đã xin đạo diễn Nguyễn Mỹ cho Lê Minh chết đứng. Ai nấy lo lắng, sợ khi ra sân khấu không khéo sẽ bị nguôi. Nhưng không ngờ, cảnh ấy lại thu hút người xem đến vậy. Chỉ tội cho Hoài Thanh đứng chịu trận, nhưng chính anh cũng đã có một vai rất đẹp để đời cùng bạn diễn Diệu Hiền...

    Hoàng Kim ( Theo báo Thanh Niên Online)
    Trả lời với trích dẫn Trả lời với trích dẫn  

ANH EM CHANNEL